lundi 6 février 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (16)

Nhưng thưa Đức ông, thêm nữa là tôi không hề tin rằng nhờ môn thần học tốt mà người ta lại không có cách nào để thoát ra khỏi đó ; khi tôi đồng ý rằng lễ rửa tội chẳng hề chữa khỏi sự hư hỏng của bản chất tự nhiên của chúng ta, chừng nào mà ngài còn chưa lập luận về vấn đề đó một cách chắc chắn hơn. Ngài nói rằng, chúng ta là những kẻ có tội vì do tội lỗi của người cha đầu tiên của chúng ta. Nhưng người cha đầu tiên của chúng ta, vì sao chính ông ấy lại là kẻ tội lỗi ? Tại sao cũng cái lý do mà ngài dùng nó để giải thích tội lỗi của ông ấy lại không thể áp dụng được cho hậu thế của ông ấy mà không dùng đến tội tổ tông ? Và vì sao mà chúng ta lại gán cho Thiên Chúa sự bất công khi làm cho chúng ta trở nên tội lỗi và đáng bị trừng phạt bởi lỗi của sự sinh ra của chúng ta, trong khi mà người cha đầu tiên của chúng ta đã là kẻ có tội và bị trừng phạt như chúng ta mà không có lỗi ấy ? Tội tổ tông giải thích tất cả mọi thứ, ngoại trừ nguyên tắc của chính nó ; và chính là nguyên tắc này mà chúng ta cần giải thích.
Ngài lập luận rằng, theo nguyên tắc của tôi (ghi chú số 23), « chúng ta để vuột mất khỏi tầm nhìn tia sáng khiến chúng ta biết được điều bí ẩn của chính trái tim chúng ta » ; và ngài không thấy rằng, nguyên tắc này, phổ quát hơn nhiều, soi rọi ngay cả lỗi của con người đầu tiên (ghi chú số 24, xem dưới đây – người dịch), mà nguyên tắc của ngài đã để mặc trong bóng tối. Ngài chỉ thấy con người trong bàn tay của quỷ sứ, còn tôi thì thấy làm thế nào mà con người rơi vào tay hắn : nguyên nhân của điều ác, theo ngài, là bản chất hư hỏng, và chính sự hư hỏng này là điều ác mà cần phải tìm kiếm nguyên nhân. Con người sinh ra vốn tốt đẹp ; cả hai chúng ta đều đồng ý như vậy, tôi tin thế, nhưng ngài nói rằng con người độc ác bởi vì nó đã độc ác, còn tôi thì chỉ ra bằng cách nào nó đã độc ác. Ai trong chúng ta, theo ý ngài, đã tìm về nguyên tắc tốt hơn ?
---------------------------------------- 
Mais, monseigneur, outre que je ne crois point qu'en bonne théologie on n'ait pas quelque expédient pour sortir de là ; quand je conviendrais que le baptême ne remédie point à la corruption de notre nature, encore n'en auriez-vous pas raisonné plus solidement. Nous sommes, dites-vous, pécheurs à cause du péché de notre premier père. Mais notre premier père, pourquoi fut-il pécheur lui-même ? pourquoi la même raison par laquelle vous expliquerez son péché ne serait-elle pas applicable à ses descendants sans le péché originel ? et pourquoi faut-il que nous imputions à Dieu une injustice en nous rendant pécheurs et punissables par le vice de notre naissance ; tandis que notre premier père fut pécheur et puni comme nous sans cela ? Le péché originel explique tout, excepté son principe ; et c'est ce principe qu'il s'agit d'expliquer.
Vous avancez que, par mon principe à moi 23, l'on perd de vue le rayon de lumière qui nous fait connaître le mystère de notre propre cœur ; et vous ne voyez pas que ce principe, bien plus universel, éclaire même la faute du premier homme 24, que le vôtre laisse dans l'obscurité. Vous ne savez voir que l'homme dans les mains du diable, et moi je vois comment il y est tombé : la cause du mal est, selon vous, la nature corrompue, et cette corruption même est un mal dont il fallait chercher la cause. L'homme fut créé bon ; nous en convenons, je crois, tous les deux : mais vous dites qu'il est méchant parce qu'il a été méchant ; et moi je montre comment il a été méchant. Qui de nous, à votre avis, remonte le mieux au principe ?
-------------------------------------------- 

(Ghi chú 23 : Lệnh thư, § 3. 2)
(Ghi chú 24 : Kháng cự chống lại một sự cấm đoán vô ích và độc đoán là một khuynh hướng tự nhiên, nhưng thay vì là lẩn quẩn với chính nó, nó phù hợp với trật tự của sự vật và thể chế tốt đẹp của con người, bởi vì con người sẽ không còn khả năng tự bảo tồn, nếu nó không có một tình yêu mãnh liệt đối với bản thân mình và đối với việc duy trì tất cả mọi quyền của nó, như là nó đã nhận được chúng từ tự nhiên. Người có thể làm được tất cả sẽ chỉ muốn điều hữu ích đối với nó : nhưng một sinh vật yếu đuối, mà luật lệ còn kìm hãm và giới hạn quyền lực, đánh mất đi một phần của chính mình, và kêu đòi trong tim điều mà nó đã bị tước mất. Cho nó là tội lỗi vì điều ấy sẽ là bắt lỗi nó vì đã là chính mình mà không phải là người khác : như thế sẽ là đồng thời muốn nó là và nó không là. Bởi thế tôi thấy mệnh lệnh bị vi phạm bởi Adam có vẻ ít là một sự cấm đoán thực sự hơn là ý kiến của một người cha ; đó là một sự cảnh báo đừng ăn một trái cây nguy hại sẽ đem lại sự chết. Ý tưởng này chắc chắn là phù hợp hơn là ý tưởng mà chúng ta có về lòng tốt của Thiên Chúa, và phù hợp hơn ngay cả với văn bản của Kinh Sáng Thế, hơn là ý tưởng mà các tiến sĩ của chúng ta đã khuyến cáo ; bởi vì, về sự đe dọa về cái chết hai lần, người ta cho thấy là từ này : morte morieris (đã chết ngươi đang chết) (Gen., II, v.17) không có sự nhấn mạnh mà họ gán cho nó, và đó chỉ là một từ tiếng Do Thái cổ được sử dụng ở những nơi khác mà sự nhấn mạnh này đã không xảy ra. Hơn nữa có một duyên cớ tự nhiên của sự khoan dung và lòng trắc ẩn, trong mưu mẹo của kẻ cám dỗ và trong sự quyến rũ của người nữ, rằng là khi xem xét tất cả hoàn cảnh của tội lỗi của Adam, người ta chỉ thấy ở đó một lỗi loại nhẹ nhất. Tuy nhiên, theo họ, sự trừng phạt mới kinh khủng làm sao ? Thật không thể nào tạo nên một hình phạt khủng khiếp hơn ; vì hình phạt nào Adam đã có thể phải gánh chịu cho những tội lỗi lớn hơn, là bị kết án, chàng và toàn bộ nòi giống của mình, cho cái chết ở trên thế giới này, và trải qua sự vĩnh hằng trong thế giới khác, bị xâu xé bởi những ngọn lửa nơi địa ngục ? Liệu đó có phải là hình phạt mà Thiên Chúa từ bi dành cho một kẻ khốn khổ vì đã để mình bị lừa dối ? Tôi thật chán ghét giáo lý đáng nản của những nhà thần học cứng rắn của chúng ta ? Nếu có một lúc nào tôi đã bị cám dỗ mà chấp nhận nó, thì khi đó tôi tin là mình đã báng bổ.)
23 Mandement, § 3. 2. 24 Regimber contre une défense inutile et arbitraire est un penchant naturel, mais qui, loin d'être vicieux en lui-même, est conforme à l'ordre des choses et à la bonne constitution de l'homme, puisqu'il serait hors d'état de se conserver, s'il n'avait un amour très vif pour lui-même et pour le maintien de tous ses droits, tels qu'il les a reçus de la nature. Celui qui pourrait tout ne voudrait que ce qui lui serait utile : mais un être faible, dont la loi restreint et limite encore le pouvoir, perd une partie de luimême, et réclame en son cœur ce qui lui est ôté. Lui faire un crime de cela serait lui en faire un d'être lui et non pas un autre : ce serait vouloir en même temps qu'il fût et qu'il ne fût pas. Aussi l'ordre enfreint par Adam me paraît-il moins une véritable défense qu'un avis paternel ; c'est un avertissement de s'abstenir d'un fruit pernicieux qui donne la mort. Cette idée est assurément plus conforme à celle qu'on doit avoir de la bonté de Dieu, et même au texte de la Genèse, que celle qu'il plait aux docteurs de nous prescrire ; car, quant à la menace de la double mort, on fait voir que ce mot morte morieris (Gen., II, v. 17) n'a pas l'emphase qu'ils lui prêtent, et n'est qu'un hébraïsme employé en d'autres endroits où cette emphase ne peut avoir lieu. Il y a de plus un motif si naturel d'indulgence et de commisération dans la ruse du tentateur et dans la séduction de la femme, qu'à considérer dans toutes ses circonstances le péché d'Adam, l'on n'y peut trouver qu'une faute des plus légères. Cependant, selon eux, quelle effroyable punition ? Il est même impossible d'en concevoir une plus terrible ; car quel châtiment eût pu porter Adam pour les plus grands crimes, que d'être condamné, lui et toute sa race, à la mort en ce monde, et à passer l'éternité dans l'autre, dévorés des feux de l'enfer ? Est-ce là la peine imposée par le Dieu de miséricorde à un pauvre malheureux pour s'être laissé tromper ? Que je hais la décourageante doctrine de nos durs théologiens ? Si j'étais un moment tenté de l'admettre, c'est alors que je croirais blasphémer.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire