vendredi 19 juin 2015

Thư mở gửi ngài Nguyễn Phú Trọng, nhân chuyến thăm Hiệp chủng quốc Hoa kỳ sắp tới của ngài


Thư được viết bởi : N. L. H., công dân Việt Nam.

Kính gửi : ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Giáo sư, Tiến sĩ Chính trị học, Cử nhân Văn , Bí thư Quân ủy Trung ương và Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Nguyên Chủ tịch Quốc hội, vv.

Đồng gửi đến : ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục.


Quid in hac parte mulieribus et parvulis ?


Thưa các quý ngài khả kính,

Tôi viết thư mở này với suy nghĩ rằng, trong số ba vị nắm quyền lực tối cao điều hành đất nước hiện nay, nếu ngài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dường như là người nắm giữ nội chính ổn định tình hình trong nước (cầu cho ngài mạnh tay chống tham nhũng), ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chăm lo việc đối ngoại trên trường quốc tế (cầu cho ngài nhẹ tay trấn áp phong trào dân chủ), thì ngài Tổng bí thư ắt là nhân vật chăm sóc phần hồn, tinh thần và tư tưởng của nhân dân cả nước (cầu cho ngài, sát cánh cùng ngài Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, chăm lo đến việc phát triển giáo dục để Việt Nam có thể mau chóng sánh vai cùng các cường quốc năm châu).

Bossuet, trong bài giảng về lịch sử thế giới dành cho Thái tử con vua Louis XIV, đã nói rằng khi mà tất cả người thường không quan tâm đến lịch sử nữa, thì lịch sử vẫn phải được dạy cho các ông hoàng, những người nắm giữ vận mạng của đất nước và dân tộc trong tay họ, vì họ sẽ học được từ lịch sử những bài học cốt yếu để tránh được những sai lầm có thể khiến trả giá đắt, giúp họ lãnh đạo tốt nhất có thể trong hiện tại và suy đoán tốt hơn cho tương lai.

Vai trò của nghiên cứu lịch sử lại càng được khẳng định mạnh mẽ hơn khi điều đó được thể hiện trong nhân cách Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng của nền độc lập dân tộc và cũng là người góp phần định hình cho một nền hòa bình của thế giới. Bất tử trong lịch sử nhân loại, bất tử trong tâm tưởng và trong tâm hồn của mỗi người dân Việt Nam yêu chính nghĩa và yêu hòa bình, Đại tướng dạy cho chúng ta một bài học lớn về lịch sử, khoa học về quá khứ và sự tiến triển của loài người.

Về lịch sử và xã hội

Vậy lịch sử Việt Nam có thể dạy cho chúng ta bài học gì vào thời điểm hiện nay, khi mà đất nước Trung Hoa, trung thành với bản chất bành trướng vô độ của họ từ lâu đời, có vẻ không muốn rút ra những bài học từ lịch sử, cũng không đếm xỉa đến khuynh hướng phát triển mới của một thế giới hướng đến hòa bình, và vì những khó khăn trong chính đất nước họ mà họ không giải quyết nổi, lại muốn hướng ra ngoài phá phách và làm phiền những nước xung quanh ? Thật vậy, một đất nước rộng lớn với cư dân đông đúc như Trung Hoa, với một thứ ngôn ngữ có chữ viết phức tạp nó cản đường người dân đến gần với tri thức, thì tình trạng văn hóa nghèo nàn về tinh thần cũng như đói nghèo về vật chất nó khiến cho nhân dân Trung Hoa ắt phải luôn là một gánh nặng cho một nhà nước giàu tham vọng quyền lực nhưng lại không tương xứng về năng lực trị dân. Trung Hoa mới được giải thưởng cao quý Nobel về Văn học, mà tiếc thay họ lại không muốn nhận. Vì thực tế là, đối với một dân tộc lớn chưa thể xứng đáng được gọi là văn minh, và một đất nước đang phát triển như họ, thì một trăm cái giải Nobel Văn học và một chục cái giải Fields đối với họ chắc cũng không phải là thừa.

Trong quá khứ chúng ta đã có những tấm gương tày liếp về những nhân vật đi ngược lại lợi ích của dân tộc, tức là nền độc lập dân tộc. Dường như là, dân tộc ta, do bởi tính kiêu hãnh của mình, cũng như là mong ước về hạnh phúc và hòa bình, khó mà chịu đựng được một ách ngoại bang man rợ và ngu xuẩn. Độc lập, hơn là một khái niệm trừu tượng, là một đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc và thanh bình mà tổ tiên của chúng ta cũng như chính chúng ta luôn khao khát. Vậy thì, nếu như, trong lúc chiến tranh, vì nỗi sợ cũng như thiếu lòng tin, các ông Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống và Nguyễn Phúc Ánh đã phản bội dân tộc và vì vậy mà đã phải mang danh "bán nước", liệu chúng ta có thể nói gì về những sự kiện này mà, ngay trong thời hòa bình, đã làm rung chuyển tâm trí của chúng ta : việc để cho người Trung Quốc vào đào khoét dãy Trường Sơn tìm bô xít, những vụ giết ngư dân trên biển, và Đài Truyền hình quốc gia treo cờ Trung Hoa với sáu ngôi sao? Liệu những ký kết về hợp tác thương mại trị giá nhiều chục tỷ giữa hai nước Trung Hoa và Việt Nam có thể được coi là một bằng chứng là Đảng Cộng Sản của chúng ta, mà đứng đầu là ngài, thưa ngài Nguyễn Phú Trọng, đã nhiều lần bán nước ?

Trong khi mà tôi xin bày tỏ tất cả sự kính trọng của tôi đối với những nhà lãnh đạo của chúng ta, và sự thông cảm đối với trách nhiệm nặng nề mà họ gánh vác, thì tôi thử đặt mình vào địa vị của họ, nghĩa là, hình dung những khó khăn mà chúng ta đối mặt về phía Trung Hoa. Chúng ta có sợ họ không? Tôi sẽ nói rằng là "có". Không phải bởi vì những nhân tài của họ lỗi lạc hơn chúng ta, ngược lại là khác, cũng không phải vì những người lãnh đạo của họ giỏi giang hơn chúng ta, còn xa như vậy, nhưng mà bởi vì cái đám dân chúng đông đúc và nghèo khổ và thất học này của họ quả thật là rất đáng sợ nếu chiến tranh nổ ra. Và ngay cả nếu chúng ta có thể giết họ hàng vạn hàng triệu, thì tôi hoàn toàn bị thuyết phục rằng điều đó sẽ làm vui lòng nhất cho các vị lãnh đạo cao cấp Trung Hoa, mà họ có vẻ hài lòng đến thế vì được thoát khỏi một phần lớn cái đám dân khốn khổ đó, bằng chứng là họ luôn luôn tìm kiếm, thậm chí là khá tuyệt vọng, một cuộc chiến tranh bên ngoài, điều mà gần như không thể quan niệm được nữa vào thời đại của chúng ta. Vậy thì họ cứ việc tìm ra một nguyên do để tạo ra một cuộc nội chiến để mà tàn sát lẫn nhau, nếu họ cần chiến tranh đến thế, chứ không phải là một cuộc chiến tranh với Việt Nam, mà chúng ta có tất cả lợi ích và sự khôn ngoan để mà tránh đi.

(còn tiếp)

2 commentaires:

  1. (Je vous invite à lire la suite du texte écrite en français, en attendant que je la traduise en vietnamien :)

    A part la guerre, nous avons aussi à avoir peur d'une dépendance économique qui coûte notre indépendance si chère à nous, que l'Oncle Ho et le général Giap, avec tant d'autres de leur génération ont payé avec leur vie. L'argent peut-il racheter ce sang versé ? Avons-nous besoin de tant d'argent ? Sommes-nous tant pressés pour une prospérité superficielle et un faux développement sous l'ombre malveillante de la Chine, que nous bouleversons toutes les valeurs que nos ancêtres et nous avons défendues depuis le commencement de notre peuple ?

    J'ai de l'espoir et de la confiance que la Chine, comme tout autre pays et tout autre peuple, est en train de se développer et aspire à devenir un beau pays avec toute sa dignité. Néanmoins le chemin leur semble être encore long, tant que le peuple chinois ne sait se surmonter, notamment de l'influence confucianiste qui reste un gros boulet attaché à leurs pieds. Le confucianisme a fait son temps. Certes il a bien servi à un moment de l'histoire et fait partie intégrante de la culture chinoise, mais il a été utile et a déployé ses puissances à une époque où l'humanité aimait résoudre ses problèmes par les guerres, et cette doctrine a ainsi aidé à faire régner un ordre essentiellement patriarcal dans une société où la discrimination se voit légitime.

    RépondreSupprimer
    Réponses


    1. La Chine se trouve donc encore prise dans ses pièges, et nous, tout comme le peuple chinois, avons intérêt de chercher nos solutions ailleurs que entre nos deux pays. Une ouverture vers le monde et les cultures du monde n'est point une notion nouvelle. Le Japon, la Thaïlande, la Corée du Sud, les Philippines et notamment la France … l'ont fait, et nous pouvons voir comment ces pays ont devenus prospères et agréables à vivre. Pourquoi s'enfermer en soi-même, tandis que l'autre est toujours un nouveau monde fascinant à découvrir ?

      La prochaine visite des Etats-Unis que vous entreprenez très prochainement, Monsieur le Secrétaire général du Parti Communiste, est donc très symbolique et on ne peut plus favorable dans cet air du temps. Ce Parti, qui se veut être un parti du peuple pauvre, a tous ses mérites en ce sens, mais il sera encore plus fort, s'il peut montrer son esprit ouvert envers les autres peuples. Les Etats-Unis nous seront utiles pour cette oeuvre, ce pays qui, par sa jeunesse, se fiche assez de la tradition et se montre même bien féroce de temps en temps, a su quand même favoriser la diversité dans maints domaines, social ou culturel et autres, ce qui fait leur force. Le Vietnam est sorti de la pauvreté, nous pouvons le dire, et le peuple souhaite une vie plus belle, plus riche. La Chine et ses contraintes confucianistes stériles et pesantes n'intéressent plus personne. Sans attendre des aides grandioses de la part des Etats-Unis, nous pouvons espérer une coopération fructueuse avec eux qui nous éloignera de la Chine, sinon géographiquement, du moins mentalement.

      De quoi donc notre peuple a-t-il besoin, notamment en ce moment ? A voir notre grand émoi à la mort du Général Vo Nguyen Giap, dont le coeur est l'exemple de l'amour de la patrie et du peuple, saurons-nous comprendre ses aspirations, ses demandes ? Il y a près de soixante-dix années depuis que Ho Chi Minh, Vo Nguyen Giap, soutenus par le peuple, ont déclaré notre indépendance. Nous avons traversé deux grandes guerres et d'autres conflits pour obtenir finalement la réunification du pays. Notre souhait le plus grand a été exaucé, celui pour lequel tant de grands hommes ont combattu et ont perdu leur vie. Je pense à Phan Boi Chau, Phan Chu Trinh, Nguyen Thai Hoc, Nguyen An Ninh... ces grands intellectuels qui ont oeuvré avec tant de courage, avec leur esprit et leur coeur, pour leur voeu pour un peuple vietnamien pacifique, heureux et libre. C'est maintenant pour nous le moment de penser à cette dette de reconnaissance envers ces héros, envers nos ancêtres qui ont tant fait pour sauvegarder ce Vietnam qui est l'un des plus beaux pays du monde.

      Il est des gens qui pensent en ce moment à une institution démocratique, à composer un gouvernement de plusieurs partis, de hausser la voix contre le désir d'expansionnisme chinois... qu'ils oeuvrent pour leur foi et leur idéal ! Quant à moi, modeste citoyenne, je pense à une réforme profonde de l'éducation nationale qui est à notre portée, et qui est vraiment fondamentale, pour tout peuple, tout pays, tout gouvernement. La France a ainsi fait, cent ans après leur grande Révolution, et est devenue actuellement le pays de la démocratie, de la culture et de la civilisation. Le Japon a ainsi fait, et est devenu une grande puissance de l'Asie, malgré son étendue géographique modeste. Dans tout pays qui possède une belle éducation, son peuple vit dans la paix et le bonheur. Cela ne sera-t-il convaincant pour nous ouvrir à cette voie ? L'éducation, par rapport aux autres domaines, nécessite moins d'investissement et rapporte plus de bénéfice. Au niveau de l'individu, de la famille, de la région, de la nation... la réussite de l'éducation nous rapporte tous les jours les preuves d'un développement harmonieux et solide.

      Supprimer