Anh còn trẻ thì anh cũng nên học cách trau giồi tư cách cho nó đàng hoàng tử tế ! Anh đừng có cổ súy dân văn hóa làm trò khốn nạn cho cả nước xem ! Chính từ cái văn hóa lừa đảo tồi tàn đó mà cả nước trở thành một lũ bịp bợm, bất lương, chẳng còn ra làm sao nữa !
Chị Phan Huyền Thư đạo văn là đã rất tởm, chị Phan Ngọc Thường Đoan bị tai bay vạ gió mà chị Huyền Thư còn tìm cách đổ vấy đổ vạ cho chị ấy ! Tôi rất giận bố mẹ của chị Phan Huyền Thư đấy ! Không làm được nghề văn thơ thì đi làm nghề khác, đừng có làm cái trò vô văn hóa như vậy rồi còn làm gương cho người khác nữa !
Tôi kính trọng cô Vi Thùy Linh vì tính cách đàng hoàng dũng cảm của cô ấy ! Cũng phải có người chống lại sự bất lương mà bênh vực sự lương thiện chứ ! Chẳng lẽ xã hội Việt Nam chỉ toàn quân cà chớn như chị Phan Huyền Thư và anh Nguyễn Trọng Bình này hay sao !
Tôi yêu cầu cách chức mấy cái thằng cha Xuân Nguyên, Việt Chiến và cái hội đồng văn học trao giải cho cô Huyền Thư đi ! Quyền cao chức trọng mà làm ăn tầm bậy tầm bạ quá chừng ! Và tất cả bọn họ phải xin lỗi cô Thường Đoan vì không dưng đi làm phiền cô ấy !
Vừa vừa thôi Vi Thùy Linh ơi…!
Tác giả: Nguyễn Trọng Bình
KD: Bất ngờ, mình nhận được bài viết này của một CTV và bạn đọc thân thiết với Blog KD/KD. Người viết còn trẻ, thuộc thế hệ như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư. Trong thơ, anh bảo đọc những phát biểu của Vi Thùy Linh về vụ “đạo thơ” của Phan Huyền Thư mà … sởn da gà.
Còn mình thấy, có lẽ, ở những hoàn cảnh điển hình như những vụ nghi vấn đạo thơ vừa qua, cùng phản ứng về vụ này, mới thật thấy hết “chất đàn bà” của những nữ nhà thơ???
Để rộng đường dư luận, xin đăng bài viết của tác giả Nguyễn Trọng Bình để bạn đọc chia sẻ
Đây là quan điểm của tác giả. Chủ Blog tôn trọng, không sửa bất cứ chữ nào trong bài.
———
Ảnh nhà thơ Vi Thùy Linh. Nguồn Blog Tễu
1. Cần phải khẳng định là mấy ngày nay việc Phan Huyền Thư bị “ăn đòn hội chợ” từ những người quen lẫn không quen với cô ngoài đời do hành vi cầm nhầm thơ của người khác âu cũng là “quả báo nhãn tiền” mà người đời thường hay nói. Tuy vậy, việc có người như thể muốn nhân đây “đánh” chết luôn người phụ nữ này bằng “những ngọn lưỡi rắn độc” [1] như những con chữ trong đoạn văn dưới đây thì cũng rất nên xem lại.
“Đây không phải một bức thư xin lỗi, mà là một trò trí trá của con buôn. Phan Huyền Thư chỉ muốn hoãn binh, nhằm cho chìm xuống hành vi đạo thơ của mình. Tôi cam đoan, Phan Huyền Thư không thể vớt vát tí danh dự nào từ thái độ lươn lẹo và trơ trẽn này. Phan Huyền Thư muốn có thời gian để đi tìm bằng chứng à? Làm gì có bằng chứng mà tìm! Sao chép hoàn toàn bài thơ của Phan Ngọc Thường Đoan rõ rành rành, mà cứ quanh co bịp bợm.
Tôi đề nghị: Từ nay giới truyền thông và các đồng nghiệp, khi điểm danh thế hệ nhà thơ nữ trưởng thành sau năm 1975, làm ơn đừng nhắc tên tôi chung với Phan Huyền Thư, vì tôi không muốn xếp ngang hàng với một kẻ ăn cắp và lật lọng.
Đồng thời, tôi cũng đề nghị Đài truyền hình VN: không nên tiếp tục để Phan Huyền Thư làm chương trình “Giai điệu tự hào”, một chương trình tôn vinh những giá trị tốt đẹp của đất nước chúng ta, vì hình ảnh Phan Huyền Thư là một vết nhơ trong đời sống văn hóa!” [2]
2. Ghê quá, giá như những lời lẽ trên được dành cho bọn tham quan, bọn “sâu dân mọt nước” đang ngày đêm đục khoét và bức tử đất nước này bằng những chiêu trò mà mức độ nguy hại của nó lớn hơn gấp ngàn lần so với hành vi ăn cắp một bài thơ của Phan Huyền Thư thì có lẽ dễ chấp nhận hơn chăng?
Thời gian qua, hàng loạt sát thủ trẻ tuổi ở Việt Nam ra tay sát hại cùng lúc nhiều mạng người trong một gia đình nhưng khi xét xử pháp luật còn rất nhân đạo không kêu án tử (như trường hợp sát thủ Lê Văn Luyện) vậy mà – nói cho cùng chỉ vì hành vi ăn cắp một bài thơ nhưng Phan Huyền Thư có nguy cơ bị đồng loại của mình dồn vào bước đường cùng như thế muốn người phụ nữ này chết đi thì họ mới hả dạ!? Thật là khủng khiếp!
Đâu mất rồi cái truyền thống nhân hậu, rộng lượng, vị tha của dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm văn hóa mà nhiều người vẫn luôn miệng tự hào?
Nhưng ai mà nhiệt tình và hung hăng “lên gối xuống chỏ” như thể muốn bức tử Phan Huyền Thư như vậy? Hóa ra cách ra đòn này chỉ có thể là của “nữ thi sĩ” có tên gọi là Vi Thùy Linh – nhân vật vốn cũng được nhiều người trước đây tung hô là “thi sĩ ái quyền”, hay thơ Linh là“biểu tượng giải phóng phụ nữ”…
Sao vậy Linh, được mệnh danh là người làm thơ bênh vực phụ nữ lại cùng phận là đàn bà con gái với nhau mà sao nỡ xuống tay hạ thủ đồng nghiệp của mình như vậy chứ? Lại còn “tự sướng” như thế này nữa mới ghê: “Tôi đề nghị: Từ nay giới truyền thông và các đồng nghiệp, khi điểm danh thế hệ nhà thơ nữ trưởng thành sau năm 1975, làm ơn đừng nhắc tên tôi chung với Phan Huyền Thư, vì tôi không muốn xếp ngang hàng với một kẻ ăn cắp và lật lọng.
Linh ơi, hay là đầu những 2000 Linh rất nổi tiếng nhưng thời gian gần đây Linh có hơi “chìm” một chút (nói đúng hơn là thơ Linh đã được thời gian thẩm định và sàn lọc rồi nên ít còn ai nhắc dến tên Linh) nên Linh muốn nhân cơ hội này để hâm nóng lại tên tuổi? Dù sao thì muốn nói hay làm gì đó là quyền của Linh nhưng xin Linh hãy nhớ rằng trong cuộc sống Linh đẩy người khác xuống vực thì dễ nhưng để kéo họ lên là rất khó thậm chí không thể Linh nhỉ! Lẽ nào là người “làm nghệ thuật” mà Linh lại không biết một câu của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài “Một cõi đi về”: “Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng…”?
3. Vậy nên, vừa vừa thôi Linh nhé…! Không thể cố “tranh nhau làm người tử tế” [3] bằng cách này đâu Linh à! Hay là Linh thử xin lỗi Phan Huyền Thư và bạn đọc về sự hung hăng này của Linh đi! Bởi mình thiển nghĩ, Phan Huyền Thư tuy rất đáng bị “đánh” nhưng không phải ai cũng có quyền đánh và nhất là đánh cho đến chết mới mới thôi!
————-
Chú thích:
[1]: Chữ dùng của nhà văn Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ.
[2]: Dẫn lại từ blog của Lê Thiếu Nhơn. Xem tại đâyhttp://lethieunhoncom.blogspot.com/2015/10/thu-xin-loi-cua-phan-huyen-thu.html
[3]: Chữ dùng trong bài viết “Tranh nhau làm người tử tế” của Nguyễn Quang Thiều. Xem tại đây: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/93335/tranh-nhau-lam—-nguoi-tu-te.html
CT, 22/10/2015
————-
Chú thích:
[1]: Chữ dùng của nhà văn Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ.
[2]: Dẫn lại từ blog của Lê Thiếu Nhơn. Xem tại đâyhttp://lethieunhoncom.blogspot.com/2015/10/thu-xin-loi-cua-phan-huyen-thu.html
[3]: Chữ dùng trong bài viết “Tranh nhau làm người tử tế” của Nguyễn Quang Thiều. Xem tại đây: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/93335/tranh-nhau-lam—-nguoi-tu-te.html
CT, 22/10/2015
https://kimdunghn.wordpress.com/2015/10/23/vua-vua-thoi-vi-thuy-linh-oi/
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire