https://vietnammoi.vn/tre-bi-tay-chan-mieng-tro-nang-vi-chung-vi-rut-nguy-hiem-tai-xuat-hien-148012.html
Tôi lại xin kính chào các bác !
Lẽ ra tôi phải lấy tựa đề là "PLS chỉ cách chữa bệnh" nhưng mà thôi nói kiểu kia cho nó hàn lâm. Sở dĩ mấy ngày nay tôi rất nóng lòng muốn viết bài này là vì ở Việt Nam đang dịch bệnh, trẻ em rụng như sung, mà bác sĩ tài giỏi thì họ già khú ra rồi, chỉ còn lại toàn bọn lang băm, nên tôi lại phải nhảo ra để cứu nhân độ thế !
Vậy thời tôi lại nhắc lại cho các bác một điều rất là quan trọng, đó là, đối với tất cả các bệnh do virus gây ra, thì cách chữa trị hiệu nghiệm nhất là phải uống thật nhiều nước. Thiếu nước là chết chắc đó ! Đặc biệt là trong trường hợp sốt xuất huyết và chân tay miệng. Đã uống nước thì nên thêm vào chút chanh, để tăng cường vitamine C. Hồi con tôi nhập viện Nhi đồng 2 để chữa chân tay miệng, tôi cứ nhớ mãi ở đó có món nước chanh và món cháo ngon cực. Nước chanh chua chua ngọt ngọt nhẹ, có bỏ chút đá, rất thơm ngon dễ uống, con gái tôi đòi uống suốt ngày, cứ khoảng 1/2h đồng hồ là uống một ly, từ sáng đến chiều là khoẻ luôn. Cháo thì nấu loãng, loáng thoáng chút thịt, thơm mùi rau củ, ăn hoài không ngán.
Cái bệnh chân tay miệng này, tôi thấy nó như là trời thử lòng người. Ấy là sinh được con rồi, là phúc đức trời ban rồi, thì là phải biết chăm sóc, nâng niu nó. Nhà nào mà cha mẹ lười chăm sóc con, cứ quẳng cho người giúp việc, hoặc trường lớp, mà lười biếng chuyện ăn uống chăm sóc nó, thì đứa trẻ rất dễ chết. Bởi vì bị bệnh ấy, miệng đầy mụn rộp đau đớn không ăn uống được, mà lại bị bỏ bê không được chăm sóc, thì người kiệt sức đi, chết nhanh lắm. Chứ nếu chăm sóc cẩn thận thì bệnh virus chỉ 5 ngày là khỏi, thậm chí 3 ngày là đã ổn rồi.
Khi chăm sóc trẻ thì phải vuốt ve, xoa lưng, quan sát nó, làm cho nó luôn được dễ chịu nhất có thể, để nó được nghỉ ngơi hồi sức lại.
Phần sau tôi nói tiếp về chế độ ăn kiêng gluten.
(còn tiếp)
https://quoidansmonassiette.fr/infographie-comment-faire-un-regime-sans-gluten-quels-aliments-a-eviter/
Tôi thì từ bé đã bị vấn đề về viêm nhiễm, ở Việt Nam gọi là lở đầu thối tai. Mẹ tôi nuôi tôi chắc cũng rất là cực khổ, mà bà thì không phải là người thích chăm con, mà lại đẻ toàn con gái nên chắc là bà chán tôi lắm. Tôi còn nhớ ở nhà mọi thứ đều dùng chung, riêng tôi có một cái gối riêng, lúc nào cũng dính be bét máu mủ do lở đầu, chấy thì rất dễ bắt, vì nó bị dính chân vào nước dịch rỉ ra khắp đầu, tai thì cứ chảy nước vàng hôi thối liên tục, xuân thu bốn mùa, đem đến cả bệnh viện Bạch Mai chữa cũng chẳng khỏi. Ấy vậy mà cứ thỉnh thoảng lại có những lúc tự nhiên khỏi, xong lại bị lại. Mẹ tôi thì bắt tôi ăn kiêng đủ thứ, đặc biệt là kiêng xôi, nếp, vì mỗi lần ăn món ấy vào bệnh phát ra rất dữ, đã nghèo gần chết, thèm ăn xôi mà lại còn phải kiêng ! Thật tôi cứ như công chúa sinh nhầm vào nhà thường dân !
Khi lớn lên chuyển vào miền Nam thì bệnh tự nhiên hết. Tai thì do các bác sĩ ở bệnh viện Tai mũi họng chữa khỏi, họ rửa tai và cho thuốc chừng hơn một tháng thì khỏi. Khi sang Pháp, thì tất cả các triệu chứng cũ trở lại, tuy mức độ nhẹ hơn nhiều, nhưng thường là tôi bị viêm mũi, viêm tai, ngứa vòm họng, sưng mí mắt. Tôi làm đủ mọi cách, trăm phương ngàn kế để tự chữa trị, vì bác sĩ Pháp thì họ chỉ có mỗi một cách là cho cortizone kháng viêm thôi. Nhưng tôi nhận thấy là có những thời kỳ bệnh tự khỏi, mà không rõ vì sao, nên tôi để ý theo dõi tình trạng dị ứng của tôi dữ lắm.
Tôi nghiên cứu đủ thứ, nào là dị ứng do bụi, rệp giường (acariens), thời tiết thay đổi, vv. tìm mọi biện pháp phòng chống mà vẫn không hiệu quả. Cách đây chừng vài tuần tôi đọc bài báo về dị ứng gluten. Tôi bèn thử mua đồ ăn không chứa gluten, thật là vừa mới ăn buổi sáng thì buổi chiều các triệu chứng dị ứng gần như là biến mất luôn !
Tôi mới đọc đủ mọi bài báo Tây về gluten (vì báo ta không có, chỉ có mỗi cái bài mà tôi đọc được ấy thôi). Sau đó thì tôi hiểu ra rất nhiều điều. Đại khái là gluten là cái chất dính như hồ nó có ở trong lúa mì và gạo nếp (nhưng gạo thường, ngô bắp, khoai tây, khoai lang... thì không có). Cái chất hồ dính ấy nó dính vào thành ruột và gây viêm màng nhầy của ruột, khiến cho thức ăn không thẩm thấu được qua thành ruột, cho nên người bệnh bị thiếu vitamines, sắt và chất gì nữa tôi quên rồi, nên lúc nào cũng bị yếu ớt, và bị các vấn đề về viêm nhiễm. Khi ta ngừng ăn gluten thì lập tức khỏi bệnh ngay.
Cho nên tôi mới nhớ ra, ở miền Bắc phải thường xuyên ăn cơm độn mì, bột mì do Liên Xô trợ cấp, nên tôi bị viêm nhiễm thường xuyên. Vào miền Nam thì chỉ ăn cơm không thôi, cho nên tôi hầu như không ăn gluten nữa, cho nên bệnh tự khỏi. Sang Tây thì lại xơi đủ loại bánh mì và mì sợi các loại, nên bệnh tái phát.
Cho nên mọi người đều nói là chế độ ăn của Việt Nam rất là lành mạnh, và tôi hoàn toàn đồng ý. Chúng ta không ăn gluten, và ăn rất nhiều rau trái, hải sản. Tôi thực sự tin rằng trong tương lai, Việt Nam sẽ là bếp ăn của thế giới, bác Xuân Phúc, Xuân Cường cố lên !! Mai mốt thế giới họ sẽ chuyển sang ăn gạo hết, vì lý do sức khoẻ, và tôi hy vọng rằng đồng bằng sông Cửu Long của ta sẽ đủ sức nuôi cả thế giới !
Tôi xin nói thêm là từ lúc kiêng gluten, hết viêm nhiễm, tôi cảm thấy người rất nhẹ nhõm, khoẻ mạnh, làm việc từ sáng tới đêm không biết mệt, tinh thần phấn chấn chứ không trầm cảm nữa, bởi vì khi nào mệt, lại ăn một món gì đấy không gluten, uống nước trái cây, thế là sức lực lại phục hồi trở lại. Tôi cũng muốn nhắn các bác là Việt Nam không sản xuất được nước trái cây nhiệt đới để mà xuất khẩu, thật là đáng tiếc, vì thế giới họ tiêu thụ nước trái cây nhiều lắm, tiêu thụ hàng ngày, vì họ có nhu cầu vitamines rất lớn. Thế mà trái cây nhiệt đới nổi tiếng là giàu các loại vitamines hiếm (họ rất mê nước quả sơri, quả ổi của mình đấy).
Xin ôm hôn các bác, chúc các bác vui khoẻ và ăn uống khoa học, ngon miệng !
PS : Ah ah, tôi quên kể một chuyện rất hấp dẫn. Các bác có biết anh Novak Djokovic, vô địch quần vợt không ? Người ta kể là, lúc đầu, ảnh chơi rất hay, nhưng nếu cứ chơi lâu, đến khoảng hiệp 5, là ảnh đuối sức, nên cứ thua anh Nadal hoài. Sau đó huấn luyện viên của anh cho ảnh ăn theo chế độ kiêng gluten, làm ảnh khoẻ hẳn lên, thế là đánh thắng Nadal :-)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire