vendredi 8 novembre 2019

Mục đích của giáo dục (Triết lý giáo dục)

Thưa các bác,

Hôm nay tôi quyết định sẽ tiến hành việc khai dân trí cho các bác, chứ các bác làm cho tôi chịu hết nổi rồi !

Vậy thời tôi sẽ viết về triết lý giáo dục, vì có lắm bác to mồm đòi hỏi như vậy, nhưng mà tôi thì sẽ dùng từ ngữ khiêm tốn hơn theo kiểu của tôi, tôi gọi đó là "mục đích của giáo dục", theo nghĩa là mục đích của giáo dục sẽ là giáo dục nên một con người như thế nào ?

Về cái phần giáo dục nên một con người như thế nào, thì trong cuốn "Emile, hay là bàn về giáo dục", Roussseau đã có một đoạn nói rất rõ, đó là sau khi đã trình bày những lý thuyết về giáo dục, thì ông ấy tưởng tượng là thằng bé Emile được ông ấy giáo dục theo những lý thuyết ấy, thì nó sẽ trở thành một con người như thế nào. Để từ từ tôi sẽ nói cho các bác nghe, nhưng rất có thể là tôi sẽ nói bằng tiếng Pháp, vì khi nói chuyện chuyên ngành, tôi dùng tiếng Pháp tốt hơn tiếng Việt.

Còn bây giờ, thì tôi sẽ nói về triết lý giáo dục của tôi theo kiểu Việt Nam, cũng chính là triết lý giáo dục của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Ở trong một truyện ngắn của ổng, hình như là truyện "Giọt máu" thì phải (La dernière goutte de sang, en traduction française), ổng có nói đến chuyện một ông thày đồ mở trường ở làng để dạy trẻ con. Ông đồ ấy, vốn thi đi thi lại rớt hoài không đỗ, thì bèn trở về làng mở trường học, mục đích của ổng là để có một nơi giữ trẻ, sao cho chúng khỏi trèo me trèo sấu bắt ve, ngã lộn cổ xuống ao chết đuối thì thôi (đại khái tôi nhớ như thế, chứ ông Thiệp thì ông ấy viết văn, dùng từ hay lắm).

Thưa các bác, thưa ông Phùng Xuân Nhạ, theo thiển ý của tôi, thì đấy chính là cái triết lý hay nhất, hùng hồn nhất về giáo dục. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, mặc dù ông Nhạ lãnh đạo cũng không tồi, thấy các Đại học của ta liên tục lọt top (cũng có thể đó là do công của ông Lê Hải An, nhưng rốt cuộc là việc điều tra về cái chết của ông ấy ra sao rồi, thưa bác Tô Lâm ?), và việc lãnh đạo theo kiểu kỹ trị của ổng cũng hiệu quả, nhưng mà ở trong các trường học của ông ấy, trẻ con đứa thì chết vì bị nhồi ăn nghẹt thở, bạo hành, đứa thì chết vì điện giật, tủ đè, vì bị bỏ quên ngạt thở trong xe, vv. và vv.  thì tôi thấy rằng, thưa ông Phùng Xuân Nhạ, nền giáo dục của ông như thế là chưa đạt !


Thật vậy, một nền giáo dục lành mạnh, tốt đẹp, trước hết là một nền giáo dục phải bảo vệ được trẻ em, và dạy được trẻ em cách tự bảo vệ mình (từ đó bảo vệ được người khác).

(còn tiếp)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire