mercredi 25 décembre 2019

4 bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau hàng trăm năm



"Sông Đằng một dải dài ghê
Luồng to sóng lớn tuôn về bể Đông !"

 
Joyeux Noël à tous ! :-)

Các bác có biết vì sao bãi cọc Bạch Đằng sau hàng trăm năm mới phát lộ không ? Là bởi vì có kẻ muốn ỉm đi, giấu biệt đi, để cho không ai biết được di tích trận đánh Bạch Đằng lịch sử nữa ! Chứ những bãi cọc lộ thiên lớn như vậy, làm gì mà không biết, không ai biết ? 

Ehehe, tôi tưởng tượng sau ba lần Ô Mã Nhi dẫn đại quân sang đánh nước ta, mà đến lần thứ ba bị Trùng Hưng nhị thánh bắt được (đố các bác biết đấy là những vị nào đấy ?), thì chắc là nhân dân ta phải sướng điên lên, còn hơn cả trận Việt Nam đoạt HCV Seagames mới đây nữa !

Hồi năm nào bọn Trung Quốc cho dàn khoan vào cắm ở Biển Đông, mà tôi thấy tàu chở thịt trâu của chúng đi ngang qua bị đắm ở Móng Cái, là tôi đã cười thầm, biết rằng Phiêu Kỵ Đại tướng quân đang nhắc bọn giặc Mông rằng tao vẫn đang trấn ở Vân Đồn đây ! Đến cuối năm nay, đột nhiên các bãi cọc Bạch Đằng phát lộ, đúng là Sấm Trạng Trình ứng nghiệm thật rồi !


Ngày xưa một mình Đại Việt đánh tan tác cả đế quốc Nguyên Mông, ngày nay Việt Nam ta sát cánh cùng anh em bạn bè năm châu, lại không diệt được lũ mafia Tàu Cộng ư ?




4 bãi cọc Bạch Đằng phát lộ sau hàng trăm năm


Trước Cao Quỳ (Hải Phòng), người dân cùng các nhà khoa học tìm thấy ba bãi cọc của trận chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288 ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh).

Cận cảnh 4 bãi cọc liên quan đến trận chiến Bạch Đằng Ngoài Cao Quỳ (Hải Phòng) vừa phát hiện, ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) từng có 3 bãi cọc liên quan đến trận chiến Bạch Đằng 1288 được phát hiện.

4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 1 1_zing_.JPG
Năm 1958, người dân đào đất đắp đê sông Chanh (một phân lưu của sông Bạch Đằng), cánh đồng Yên Giang (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) thì phát hiện có nhiều cọc gỗ.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 2 2_zing_.JPG
Sau nhiều lần khai quật từ năm 1958, các nhà khảo cổ phát hiện hàng trăm chiếc cọc chủ yếu là gỗ lim, táu dài 2,6 đến 2,8 m, đường kính 20-30 cm được cắm thẳng. Khoảng cách giữa các cọc trung bình từ 0,9 m đến 1,5 m. Phần đầu cọc nhô lên đa phần bị gẫy xước do nước bào mòn mất phần giác gỗ.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 3 4_zing_.JPG
Một số cọc được vớt lên có chiều dài 2,6 m đến 2,8 m, phần gốc được vạt nhọn có chiều dài 0,5 m đến 1 m, phần giác đã bị mục mủn nhưng lõi còn rất chắc, dẻo. Các cuộc nghiên cứu, khai quật đều khẳng định, bãi cọc nằm ở cửa sông Chanh này là một phần của trận chiến Bạch Đằng năm 1288.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 4 8_zing_.jpg
Bãi cọc Yên Giang được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2012. Sau đó, di tích được khoanh vùng bảo vệ, dựng bia giới thiệu, tôn tạo đường vào tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan. Đây cũng là địa chỉ để các em học sinh đến tìm hiểu lịch sử, phục vụ việc học tập.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 5 3_zing_.JPG
Hiện bãi cọc Yên Giang còn khoảng trên 300 cây nằm trong lòng đất. Ở khu di tích, bãi cọc được bơm nước đầy mặt ao để bảo tồn.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 6 9_zing_.jpg
Cách đó vài km là bãi cọc Đồng Vạn Muối, thuộc phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 7 10_zing_.JPG
Bãi cọc này được người dân phát hiện trong quá trình canh tác, đào ao năm 2005. Các cuộc khai quật khảo cổ học sau đó tìm thấy tổng cộng gần 200 cọc. Bãi cọc sau đó được vùi lấp dưới lớp bùn để được bảo quản tốt hơn.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 8 8_2_Opt_1.jpg
Cũng tại phường Nam Hòa, năm 2009, bãi cọc Đồng Má Ngựa được phát hiện và khảo sát. Bãi nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc Đồng Vạn Muối khoảng 1 km về hướng nam với trên 200 cọc. Bãi dài 70 m, rộng 30 m. Nhiều loại gỗ có đường kính 6-22 cm dày đặc thành dải như một lớp tường thành. Hiện bãi cọc nằm sâu dưới lớp bùn, có phạm vi bảo vệ rộng khoảng 40 ha. Các nghiên cứu cho thấy các bãi cọc nói trên tạo nên những bãi chông ngầm lớn, phức tạp, kín đáo dưới mặt nước trong trận chiến chống Nguyên Mông năm 1288. Ảnh: Lao Động.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 9 7_zing_.JPG
Mới đây, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật 3 hố tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên phát hiện 27 chiếc cọc.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 10 12_zing_.JPG
Các cọc xuất lộ bị gãy phần đầu, gỗ màu đỏ sẫm, rắn chắc. Trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo.
4 bai coc Bach Dang phat lo sau hang tram nam hinh anh 11 11_zing_.JPG
Bước đầu, Viện Khảo cổ nhận định bãi cọc trên thuộc trận chiến Bạch Đằng lần 3 - năm 1288 chống quân Nguyên Mông. Đây là trận địa nhằm ngăn chặn quân Nguyên Mông không đi vào khu vực sông Giá và khu vực chỉ huy của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Quân địch buộc phải đi theo sông Đá Bạc vào sông Bạch Đằng và rơi vào trận địa cọc được bố trí sẵn khiến tàu bị nhấn chìm xuống lòng sông Bạch Đằng.

Người dân đổ về bãi cọc nghìn năm tham quan Ngày 23/12, nhiều người dân đến tham quan bãi cọc Cao Quỳ. Họ chia sẻ sự xúc động, tự hào về ý chí chống giặc Nguyên Mông của cha ông thời Trần.
https://news.zing.vn/4-bai-coc-bach-dang-phat-lo-sau-hang-tram-nam-post1029011.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire