Hi bác Đông A và các bạn, em kể tiếp này :
Ông Joachim này hơn Brahms hai tuổi, hai người là bạn thân của nhau từ trẻ tới già. Ông này may mắn hơn là nổi tiếng hơn nên hay biểu diễn cùng Clara, nên sau này mới giới thiệu Brahms với gia đình của nàng. Có cái thư Brahms viết cho bạn, khen bạn biểu diễn hay, gởi bạn sáng tác mới, xong khất hẹn là tao chưa trả mày 50 thalers được là bởi vì kiếm được vài đồng thì tao xài hết rồi :-)
Có lần Brahms kể là, cùng một ông bạn khác cũng là violoniste đi lưu diễn, đi từ làng này sang làng khác. Brahms có một cây đàn piano cùi bắp, tới một làng kia thì nó tắt tiếng luôn, làm thế nào nó cũng không vang lên được. May mà có người dân ở đó họ cho mượn đàn của họ. Nhưng khi ngồi vào chuẩn bị diễn, thì Brahms rất kinh hãi nhận ra là cây đàn đó nó được lên dây thấp hơn một demi-ton so với diapason (chắc là có thằng nào nó định chơi đểu ảnh). Anh violoniste kia giận quá, bỏ đi không thèm diễn luôn. Khán giả bắt đầu la ó, giậm chân đòi trả lại tiền vé, anh Brahms hãi quá bèn ngồi vô chơi luôn bằng cách là transposer các bản nhạc lên một demi-ton (có cả một bản concerto của Beethoven). Hehe em cũng không rõ lắm là ảnh làm thế nào nhưng mà cũng đoán láng máng. Bác thấy có phi thường không ? Đại khái là cũng giống như khi bác chuẩn bị ca mổ Việt-Đức, mà hồi đó chưa có máy móc hiện đại lắm, cho nên bác phải vừa thăm khám vừa đoán, khi mổ ra thấy đúng y như vậy (em nghe kể trên báo), có phải không ạ ?
Cho nên đến khi Johannes và Clara yêu nhau rồi, thì ảnh lo quá (chắc là vì còn trẻ quá), không biết sau này sẽ ra sao, vì mọi người đồn thổi ghê lắm (họ đồn là cậu con trai út của Clara là con của chàng Brahms trẻ tuổi, bác thử mở hình cậu ấy ra xem cậu ấy giống ông nào ? :-) ). Bác thử tưởng tượng xem, scandale mà nổ ra, thì Clara mất hết danh tiếng, khỏi biểu diễn luôn, chắc là cả hai đói luôn, sống kiểu một túp lều tranh hai trái tim vàng. Thì Clara mới an ủi chàng rằng, thì mình cứ sống như thể mình đang chơi một bản nhạc mới mà chưa bao giờ từng đọc, bởi vì cuộc đời nó cũng là như vậy thôi !
Bác Đông A, em nghe bác nói là bác nghe nhạc mà không hiểu anh Brahms có tình cảm gì vv. là em thấy bác hai lần sai rồi. Thứ nhất là như em nói, nghe nhạc là để cảm thấy (cảm xúc, cảm giác), chứ không phải là để suy nghĩ. Bác phải lắng nghe, lắng nghe và xem mình cảm thấy gì. Có một ông nhạc sĩ, giám đốc nhạc viện ông ấy nói đại khái là, khi biểu diễn một tác phẩm, thì giá trị của tác phẩm được tạo nên bởi người nghệ sĩ và cộng đồng khán giả, bởi vì họ chia sẻ cho nhau những gì họ cảm nhận được (dân văn học cũng nói như thế đấy). Tức là, tác phẩm thì có một thôi, nhưng mỗi người thưởng thức họ lại có cảm xúc khác nhau, nhưng họ vẫn chia sẻ với nhau một điều gì đấy.
Thứ hai là, muốn hiểu anh Brahms, thì bác phải tưởng tượng mình chính là ảnh (chứ không phải là bác đứng ngoài ngắm nghía). Ví dụ bác tưởng tượng kiếp trước bác là anh Brahms đi nghen, do bác thấy là hồi đó mình trẻ quá nên tình yêu gặp nhiều trắc trở, nên bác bèn quyết định là kiếp này mình sẽ già hơn nàng. Nhưng chắc là bác tính toán nhầm thế nào đấy (vì nghe nói một ngày ở thiên thai bằng cả thiên thu ở hạ giới), cho nên đâm ra bác lại già quá :-p, thế là nàng Clara đáng thương lại vẫn phải chờ bác dài cổ. Lần sau bác tính khéo khéo, làm sao cho hai người bằng tuổi nhau đi nghen, cho nó chắc ăn ! Vậy đó, bác tưởng tượng mình là ảnh, đến nhà nàng, chơi đàn cho nàng nghe, làm nàng xúc động tâm can, xong rồi bác nghe lại thử cái bản sonate đó của ảnh trên blog của bác xem nó có khác không ? (Nhưng thực ra cái bản mà ảnh chơi lần đầu cho nàng nghe là bản Sonate N°2 en la mineur ấy nó bị thất lạc rồi, bởi vì họ quyết định là chỉ giữ riêng cho nhau mà thôi.)
Nhưng mà bác Đông A biết không, em thương nhất là cô Julie Schumann, là cô con gái thứ ba của nhà ấy, nghe nói là xinh đẹp duyên dáng nhất trong ba chị em. Trong cái khoảng thời gian hơn hai năm mà ông Schumann ở nhà thương điên, còn anh Brahms thì làm ông bố trẻ thay thế cho ổng, thì cả ba cô con gái của Clara đều phải lòng ảnh. Ba cô giành nhau quyết liệt, cuối cùng chọn cách chơi bài, xem cô nào có được quân bài Roi de Coeur thì sẽ được lấy ảnh, thì lần nào cô Julie cũng được quân bài ấy. Cho nên sau này cổ kể cho anh Brahms nghe là trong suốt những năm tuổi thơ của cổ, cô ấy đã tin chắc là sau này mình sẽ lấy ảnh. Anh Brahms có vẻ cũng cảm động, hình như cũng định hỏi cưới cô ấy thật, nhưng bà mẹ phản đối quyết liệt. Không biết bả đã nói gì với con gái, mà sau đó cổ đi lấy chồng, sau đó ít lâu thì chết khi còn rất trẻ.
Nhưng mà bác Đông A biết không, bác đọc truyện tình yêu hay là xem phim Hàn Quốc thì đừng buồn quá. Chuyện tình dang dở làm cho người ta thương xót, chứ khi lấy nhau về nhiều khi lại cọc cạch. Đấy cô Âu Hà My với anh chồng cưới nhau làm om xòm tí tỏi, trai xinh gái đẹp giàu có lãng mạn, rồi bây giờ bỏ nhau, anh chồng đi kể khắp nơi là trên người cổ có gì, hôi nách ra sao, vv. (gớm quá, gớm quá !) Mai mốt mà ảnh bỏ con bồ xấu ỉn của ảnh thì chúng ta sẽ biết trên người nó có gì kekeke ! Hồi xưa em đọc blog của anh Phọt Phẹt, thấy có cái hình đám cưới to đùng ở trên một cái xe rác, hai vợ chồng xinh đẹp hớn hở nghễu nghện đi dạo khắp phố phường, bây giờ nghĩ lại em vẫn còn cười quặn cả ruột ! :-D Giả sử cô Julie mà có lấy được anh Brahms, thì chuyện tình có khi lại giống bố mẹ cổ thôi, rồi sau chừng hơn chục năm thấy ảnh già xấu lại yêu một chàng nghệ sĩ trẻ tài năng khác.
Nhưng em, thì em biết vì sao mà cô Clara yêu ảnh đấy. Người ta nói là, lẽ ra cuộc đời nghệ sĩ biểu diễn và sáng tác của cô ấy đã bị che phủ bởi bóng của chồng, nhưng nó đã được chiếu sáng bởi tình yêu của Brahms. Brahms có vẻ rất là féministe và ủng hộ nữ quyền, so với ông Schumann gia trưởng và ông Rousseau chê vợ thất học, thì quả là một trời một vực. Đối với em, thì Brahms là chàng trai quyến rũ nhất mọi thời đại. Thảo nào mà âm nhạc của chàng tuyệt diệu đến thế !
Bisous bác, em kính chúc bác luôn vui khoẻ, xem nhiều phim, có phim nào hay lại kể cho em nghe với ! :-)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire