Tôi cho là một ông chuyên gia kinh tế thứ thiệt thì lý lẽ phải xuất sắc và đầy đủ hơn thế, mà ngay cả như ông Thống đốc ngân hàng Lê Minh Hưng có đồng ý với ổng, thì tôi lưu ý các bác đấy mới cũng chỉ là hai chuyên gia Việt Nam, các bác cần có ý kiến của chuyên gia nước ngoài nữa !
Dấu bémol đầu tiên là, dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng, ông ấy cố gắng đạt tăng trưởng cao quá nên mới bị hở cơ dính mấy vụ Formosa và trúng thầu Trung Quốc. Đấy gọi là "hoạnh phát, hoạnh phá" đấy ! Tôi nhận thấy là có những kẻ (ông Hoàng Trung Hải chăng?) có vẻ ra sức xúi giục ta đạt tăng trưởng cho thật cao, để hòng "cất cánh", trong khi mà, để đạt được tăng trưởng cao như vậy, có vẻ như ta phải tìm đến nhờ vả bọn Trung Quốc rất nhiều, đó là tăng trưởng giả ! Vì sao chúng lại thúc giục ta tăng trưởng dữ vậy, trong khi mà tăng trưởng hơn 6% đối với thế giới là đã rất cao rồi? Nếu cứ giữ vững như vậy, là tăng trưởng tốt và rất chắc chắn ! Nếu ta hợp tác kinh tế thương mại với Hoa Kỳ được tốt đẹp, thì kinh tế chỉ có đi lên, chứ không đi xuống. Tại sao lại hối thúc tăng trưởng đúng vào lúc này, khi mà mọi thứ đều đang tiến triển rất tốt đẹp, và ông Xuân Phúc đi thăm Mỹ hứa hẹn một tương lai rất là sáng sủa và chắc chắn cho Việt Nam ?
Tôi nhắc lại cho các bác, là ông Trần Đại Quang đi Trung Quốc ký kết 5 văn kiện cả thảy, mà lúc đầu giấu nội dung đi. Đến khi tôi hỏi đấy là những văn kiện gì, thì họ thông báo ra 3 cái, còn 2 cái giấu đi ấy mới là hay đấy ! Các bác không để ý đến chuyện ấy à? Việt Nam ký kết với Trung Quốc cái gì thì nhân dân phải biết chứ?
Còn việc "cất cánh" ấy, thì chúng ta sẽ cất cánh nhờ vào cách mạng 4.0 ! Các bác cứ lo dạy toán phổ thông cho thật hay vào, còn ông Tuấn Hoa ổng lo GD Đại học dạy toán kém, thì cho bọn ĐH chết ! ĐH nước ngoài họ sẽ vớt hết học sinh giỏi toán của ta, vì họ cần lắm ! Ở bên Pháp này, học sinh rất dở toán, sợ toán (liệu GS NTZ có tội lỗi gì không? Hihi em đùa đấy, em đùa đấy !), cho nên là kinh tế của họ rất khó phát triển. Cho nên ông Phùng Xuân Nhạ ổng cải tiến cải lùi gì ấy, ổng đòi bỏ thi Tốt nghiệp phổ thông, làm tôi run gần chết. Ông làm sao cho học sinh Việt Nam lười học đi, không còn hiếu học nữa, thì coi như ông tiêu diệt luôn cả GDVN đó nghen !
Gánh nặng lớn nhất với tăng trưởng
(Chinhphu.vn) – Ý kiến chuyên gia cho rằng nợ xấu lớn trong
hệ thống ngân hàng là gánh nặng lớn nhất đang kéo tăng trưởng đi xuống.
TS Nguyễn Xuân Thành. |
Trong bối cảnh tăng trưởng GDP quý I chỉ
đạt 5,1%, thấp hơn cùng kỳ (5,48%), Chính phủ đã khẳng định quyết tâm
phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả năm 6,7% như Quốc hội đã đề ra.
Mặc dù, đây là nhiệm vụ rất khó khăn bởi theo tính toán, để đạt mức
tăng trưởng cả năm 6,7%, thì trong các quý còn lại phải tăng trung bình
7%.
Không thể cất cánh nếu GDP không tăng liên tục trên 6%
Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Xuân Thành, GDP trong vai trò là thước đo tăng trưởng kinh tế (thậm chí còn được dùng là thước đo phát triển kinh tế) có nhiều khiếm khuyết, nhưng trong khi các nhà nghiên cứu chưa đi đến được một thước đo tốt hơn thì GDP vẫn phải được dùng.
Theo chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Xuân Thành, GDP trong vai trò là thước đo tăng trưởng kinh tế (thậm chí còn được dùng là thước đo phát triển kinh tế) có nhiều khiếm khuyết, nhưng trong khi các nhà nghiên cứu chưa đi đến được một thước đo tốt hơn thì GDP vẫn phải được dùng.
“Từ khoảng 1960 đến nay, không có nước
nào thoát nghèo, đi lên thu nhập trung bình rồi thu nhập cao mà không
tăng trưởng GDP từ 6%/năm trở lên liên tục trong thời gian dài. Tăng
trưởng nhanh trong dài hạn là câu trả lời cho sự khác biệt giữa các nước
đã giàu lên và những nước ở mức nghèo hay trung bình thấp”, TS Nguyễn
Xuân Thành phân tích.
Theo chuyên gia này, nếu chấp nhận tăng
trưởng GDP thấp (đối với Việt Nam là dưới 6%/năm) thì sẽ tiếp tục tụt
hậu. Tuy nhiên, vấn đề không phải là không cần tập trung vào tăng trưởng
GDP nhanh, mà là cách làm để đạt tăng trưởng GDP nhanh. “Tăng trưởng
thấp là kết quả của sự kém hiệu quả trong sử dụng nguồn lực trực tiếp và
gián tiếp”, ông Thành nhận định.
Vị chuyên gia đề xuất, để cải thiện tăng
trưởng trong ngắn và trung hạn phải xử lý các vấn đề nợ xấu, cải thiện
đầu tư công và đầu tư doanh nghiệp nhà nước; còn trong dài hạn là cải
thiện chất lượng thể chế để tăng năng suất.
Đặc biệt, TS Nguyễn Xuân Thành cho rằng
nợ xấu lớn trong hệ thống ngân hàng là gánh nặng lớn nhất đang kéo tăng
trưởng đi xuống, vì nợ xấu “vẫn nằm đó có nghĩa là nền kinh tế vẫn phải
dùng nguồn lực khan hiếm để nuôi”.
Quan điểm này khá tương đồng với quan
điểm của Ngân hàng Nhà nước. Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, mặc dù ngành
ngân hàng đã rất tích cực huy động vốn để đảm bảo đáp ứng cho nền kinh
tế, song một phần lớn nguồn lực vẫn còn chưa được khơi thông, đang nằm ở
các khoản nợ xấu và các tài sản bảo đảm chưa được xử lý.
Để giải quyết vấn đề trên, hiện Chính
phủ đã trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
các tổ chức tín dụng và dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu.
Tái cơ cấu vẫn là cái gốc
Ngày 22/5, ngay sau phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về các kịch
bản tăng trưởng năm 2017.
Thủ tướng yêu cầu các Phó
Thủ tướng, các Bộ trưởng, Trưởng ngành, theo lĩnh vực công tác được phân
công, tập trung chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên giao ban, cập nhật
tình hình và chủ động có giải pháp phù hợp, phấn đấu thực hiện được mục
tiêu đề ra cho từng ngành, lĩnh vực, bảo đảm đạt được mục tiêu tăng
trưởng GDP 6,7%.
Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước báo cáo cụ thể những giải pháp
tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng đồng thời phải bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.
|
“Cần phải nhìn nhận thận trọng, hiện tại
nếu so với các nước trong khu vực và quốc tế, Việt Nam đã thua kém, nếu
không tăng tốc phát triển nhanh hơn thì sẽ tụt hậu. Tuy nhiên, tôi lưu ý
là muốn phát triển nhanh cũng phải ổn định để phát triển. Đối với Việt
Nam, việc tăng trưởng GDP có nhiều ý nghĩa như tạo việc làm cho xã hội,
có nguồn lực chi tiêu ngân sách an sinh xã hội, góp phần ổn định chính
trị-xã hội”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định,
tái cơ cấu nền kinh tế là mục tiêu quan trọng của Chính phủ, đó mới là
gốc vấn đề. Thực tế cùng với nỗ lực tăng trưởng, Chính phủ vẫn đang nỗ
lực thực hiện chủ trương chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, hướng vào
chất lượng tăng trưởng chứ không phải chỉ chạy theo con số tăng trưởng.
Chính phủ đã có chương trình hành động, các nghị quyết đẩy mạnh tái cơ
cấu các ngành, lĩnh vực trong toàn nền kinh tế để phát triển nhanh và
bền vững.
Làm rõ hơn về các cơ sở để Chính phủ
quyết tâm đạt mục tiêu đề ra, Bộ trưởng cho biết tình hình quốc tế gần
đây có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực. Các yếu tố dự báo tình hình
kinh tế thế giới trong ngắn hạn tốt, có tác động đến kinh tế Việt Nam
bởi nền kinh tế mở, hội nhập sâu rộng với quốc tế.
Tình hình trong nước không còn khó khăn
như năm ngoái như dịch bệnh, xâm nhập mặn, lũ lụt… Cùng với đó, nông
nghiệp phục hồi tốt kèm theo chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo
hướng công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ.
Thêm vào đó, các dòng đầu tư gồm cả đầu
tư nước ngoài, trong nước tăng tốt, thu ngân sách các địa phương, xuất
khẩu tăng trưởng khả quan, du lịch phát triển. Còn về công nghiệp, các
ngành chế biến, chế tạo có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tốt. Đó là những
cơ sở thuận lợi để đạt được mục tiêu đề ra, dù cũng không dễ dàng và cần
có giải pháp đồng bộ.
Thành Đạt
http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Ganh-nang-lon-nhat-voi-tang-truong/307410.vgp
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire