jeudi 11 mai 2017

Đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

PLS : Em công nhận với bác Đào là mấy bữa nay đọc tin vụ này em cũng "tim đập chân run" thiệt. Lại còn cái cô Thu Hằng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao gì ấy, cô ấy tuyên bố đòi tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, mà không đả động một tiếng đến quần đảo Hoàng Sa !!! Em nhắc lại lưu ý các bác là ông Quang này nét mặt của ổng rất Tàu, mà ổng lại còn mang họ Trần, coi chừng là con cháu của Trần Thủ Độ đó nghen !

Bác Trọng, em là em ưa cái ông tướng Công an Tiến sĩ luật Nguyễn Đức Chung ấy, chứ không phải ông này, bác đừng có cho ông này làm Tổng Bí Thư nghen !





Đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

VOV.VN -Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang được kỳ vọng sẽ đưa quan hệ Việt Nam- Trung Quốc ngày càng phát triển lành mạnh, ổn định.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân cùng đoàn cấp cao nước ta sáng nay (11/5) sẽ lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và dự Diễn đàn cấp cao hợp tác “Vành đai và Con đường” từ ngày 11 đến 15/5.
Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch nước sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Quốc hội khóa XIV bầu ra Ban Lãnh đạo mới và là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Trần Đại Quang trên cương vị Chủ tịch nước. 
dua quan he viet nam trung quoc len tam cao moi hinh 1
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Trần Đại Quang trên cương vị Chủ tịch nước (Ảnh: TTXVN)
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Nhận thức về tầm quan trọng của mối quan hệ ổn định, hữu nghị giữa hai nước láng giềng Xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo cấp cao hai bên đã thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và liên tục củng cố khuôn khổ quan hệ hai nước.
Trong đó nổi bật là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1/2017) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (9/2016); cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quôc Tập Cận Bình nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC tại Peru (11/2016); chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Ủy viên trưởng Nhân Đại Trung Quốc Trương Đức Giang (11/2016) và nhiều chuyến thăm cấp Phó Thủ tướng, ủy viên Quốc vụ.
Thông qua các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí kiên trì tôn trọng lẫn nhau, tăng cường trao đổi chiến lược, gia tăng tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại và các vấn đề nảy sinh. Qua đó thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định.
Một điểm sáng đặc biệt trong quan hệ hai nước đó là hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Trong những năm qua, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng, nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc có xu hướng giảm. Trong đó, kim ngạch thương mại song phương năm 2016 đạt hơn 72 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2015. Hai nước phấn đấu thực hiện mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2017.
Về đầu tư, đến tháng 3 năm nay, Trung Quốc có 1.615 dự án đầu tư tại Việt Nam, với số vốn hơn 11 tỷ USD, đứng thứ 8 trong tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất, phân phối điện, khí, nước… Phía Trung Quốc đang muốn thúc đẩy hợp tác về năng lực sản xuất, hợp tác kinh tế qua biên giới...
Cùng với đó, quan hệ trao đổi, hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch được thúc đẩy tích cực. Trong đó, hai bên tổ chức nhiều đoàn biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa, thể thao, triển khai hiệu quả “Thỏa thuận về hợp tác Thể dục thể thao”. Hàng năm, Trung Quốc cung cấp 150 suất học bổng toàn phần, 100 suất học bổng bán phần cho Việt Nam. Đồng thời, Trung Quốc là thị trường du lịch lớn, đứng đầu về lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam. Năm 2016 có 2,7 triệu lượt du khách Trung Quốc đến Việt Nam và 2,2 triệu lượt du khách Việt Nam đi Trung Quốc, đứng đầu trong số các nước ASEAN. Riêng 3 tháng đầu năm nay, có gần 950.000 lượt du khách Trung Quốc đến Việt Nam (tăng 163% so với cùng kỳ năm ngoái).
Giao lưu nhân dân Việt Nam - Trung Quốc diễn ra sôi nổi, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Hai bên đã tổ chức được 16 cuộc Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, mới đây là Liên hoan thanh niên Việt - Trung lần thứ 3 (tháng 11/2016) đã được tổ chức thành công tại Việt Nam. Quan hệ giữa các địa phương hai bên cũng được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng như trao đổi đoàn các cấp, ký kết các văn bản hợp tác...
Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và con đường” tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh. Sau ba năm đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc đã đạt được một số bước tiến quan trọng, vận động sự ủng hộ quốc tế, chuẩn bị tài chính, khuôn khổ pháp lý và triển khai các dự án cụ thể, đặt nền tảng để cụ thể hóa sáng kiến thành một khuôn khố hợp tác chính thức với bước đầu là tổ chức Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”. Diễn đàn lần này có chủ đề “Vành đai và Con đường: Hợp tác vì thịnh vượng chung”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Trung Quốc và dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” nhằm duy trì đà phát triển quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, tăng cường quan hệ tin cậy chính trị giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước; thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư... tăng cường thông tin về chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam cho cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc. Qua đó củng cố nhận thức chung cấp cao về giữ gìn hòa bình, ổn định, thúc đẩy đàm phán về vấn đề trên biển đạt tiến triển thực chất. Đồng thời thể hiện thiện chí của Việt Nam đối với các sáng kiến và nỗ lực nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế, kết nối khu vực.
Chuyến thăm cấp nhà nước Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang  được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cường sự tin cậy chính trị, đưa quan hệ Việt Nam- Trung Quốc ngày càng phát triển lành mạnh, ổn định, đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi nước, vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới../.




Việt Cường/VOV

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển tích cực

Dân trí Năm 2016 và đầu năm 2017, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều tiến triển mới, hai bên tiếp tục tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao.
 >> Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân lên đường thăm Trung Quốc


Hợp tác chiến lược toàn diện, phát triển ổn định, lành mạnh
Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 11-15/5/2017. Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Quốc hội khoá XIV bầu ra Ban lãnh đạo mới và là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Trần Đại Quang trên cương vị là Chủ tịch nước.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt - Trung thời gian qua tiếp tục xu thế phát triển tích cực, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì tiếp xúc thường xuyên và đã đạt được nhận thức chung quan trọng về việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh.
Ngày 11/5, sau lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Thủ đô Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ có cuộc hội đàm. Hai nhà lãnh đạo sẽ chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác, tham quan khu trưng bày Triển lãm ảnh đất nước, con người Việt Nam qua con mắt các nhiếp ảnh gia Trung Quốc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân lên đường thăm chính thức cấp Nhà nước tới Trung Quốc sáng 11/5 (ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân lên đường thăm chính thức cấp Nhà nước tới Trung Quốc sáng 11/5 (ảnh: TTXVN)
Ngày 12/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Chủ tịch nước dự tọa đàm Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng tham dự một số hoạt động khác như: Tiếp một số nhân sỹ Trung Quốc, Hội hữu nghị Trung - Việt, thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.
Tiếp đó, trong ngày 13/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới thăm tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc và dự tọa đàm Hợp tác thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam và tỉnh Phúc Kiến. Chủ tịch nước thăm Trung tâm dịch vụ Hành chính Phúc Châu, thăm khu phố cổ Phúc Châu và tiếp các doanh nghiệp tỉnh Phúc Kiến.
Ngày 14/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Diễn đàn lần này có chủ đề “Vành đai và Con đường: Hợp tác vì thịnh vượng chung”. Tham dự Diễn đàn có lãnh đạo cấp cao của 28 quốc gia.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số nước tham dự, tiếp một số doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc.
Ngày 15/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự Hội nghị bàn tròn thượng đỉnh Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam kết thúc chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước tại Trung Quốc.
Tình hình quan hệ Việt Nam - Trung Quóc
Năm 2016 và đầu năm 2017, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều tiến triển mới, hai bên tiếp tục tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao.
Nổi bật là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 1/2017; chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 9/2016; cuộc gặp gỡ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC tại Peru tháng 11/2016; cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao ASEM 11 tại Mông Cổ tháng 7/2016...
Quan hệ Việt - Trung thời gian qua tiếp tục xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều tiến triển mới
Quan hệ Việt - Trung thời gian qua tiếp tục xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều tiến triển mới
Thông qua các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí kiên trì ổn định, tôn trọng lẫn nhau, tăng cường trao đổi chiến lược, gia tăng tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại và các vấn đề nảy sinh, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định...
Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt gần 72 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2015. Tính đến tháng 3/2017, Trung Quốc có hơn 1.600 dự án với tổng số vốn trên 11 tỷ USD, đứng thứ 8/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu về lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam. Tình hình biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ cơ bản ổn định, đường biên mốc giới được giữ vững, an ninh chủ quyền quốc gia và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới được đảm bảo. Hai bên đã tiến hành Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban liên hợp biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (tháng 1/2017), ký kết Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong Vịnh Bắc Bộ.
Về tình hình Biển Đông, từ đầu năm 2017 đến nay không xảy ra các vụ việc nghiêm trọng trên thực địa, nhưng tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn, khó lường. Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục duy trì trao đổi về vấn đề trên biển, hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”.
Hai bên sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung và các cơ chế đàm phán trên biển, kiên trì tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Hai bên tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hoà bình, ổn định ở Biển Đông.
Châu Như Quỳnh
https://nvphamvietdao5.blogspot.fr/2017/05/oc-thong-tin-duoi-ay-ma-thay-tim-ap.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire