vendredi 19 janvier 2018

GS. Trần Văn Thọ: 'Doanh nghiệp nhà nước lãng phí quá nhiều trong 10 năm qua'

PlS : Xin cảm ơn GS Trần Văn Thọ !

Các bác thấy không, ông ấy nói là doanh nghiệp nhà nước "lãng phí" chứ không dùng từ "tham nhũng" nhé ! Và các GS mà dùng từ thì mỗi lời lẽ của họ đều được cân nhắc cẩn trọng ! Đúng là "lãng phí" chứ không phải "tham nhũng", nhất là trong vụ ông Đinh La Thăng ! Ông Thăng ông ấy làm việc mửa mật ra để phục vụ cho cái đám dân Việt Nam bạc bẽo, chỉ biết há mỏ đòi ăn, ông ấy thậm chí còn chẳng được trả lương xứng đáng nữa kia ! Ở nước ngoài phương Tây, mà nắm trọng trách như ông ấy
thì phải được hưởng lương cao đến mức nghe thôi đã choáng váng ! Làm cho cộng sản, lương ba cọc ba đồng, còn phải nuôi bao nhiêu là quân dưới trướng, doanh nghiệp càng to quản lý càng khó, thất thoát lãng phí, tham nhũng vặt là không thể nào tránh khỏi ! Người hào hiệp, trung hậu như vậy thì lại cho họ đi tù, còn bọn khốn bọn đểu thì cười chê họ là ngu ! Rõ luật với chả pháp, chẳng ra cái thể thống gì cả !  Cho nên Việt Nam các bác chỉ toàn dân khôn dân đểu sống với nhau là vì vậy !

Cái thời 2008, cả thế giới người ta phá sản, khủng hoảng, mà chẳng có ai phải đi tù cả, còn Việt Nam ta thì có ông Thăng ! Sao không nghĩ cho ông ấy là thời ấy, kinh tế Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều là cũng có phần đóng góp của ông ấy, của PVN ? Thế ra họ không đóng góp được một tí nào à ? Còn bọn tự cho là mình không tham nhũng, thì chúng đi nhận tiền của Tàu, và tưởng thế là thanh cao hơn chăng ? Ăn tiền của chúng nó, rồi sau này bán nước, bán máu dân cho chúng nó đấy !

Tổ cha bọn cộng sản Chiêu Thống, Ích Tắc thời hiện đại !



GS. Trần Văn Thọ: 'Doanh nghiệp nhà nước lãng phí quá nhiều trong 10 năm qua'

Kiều Mai - 08:05, 15/01/2018

TheLEADERTheo GS. Trần Văn Thọ, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, trong 10 năm qua, doanh nghiệp nhà nước đã lãng phí quá nhiều, làm thất thoát nguồn lực ảnh hưởng đến năng suất lao động.

GS. Trần Văn Thọ: 'Doanh nghiệp nhà nước lãng phí quá nhiều trong 10 năm qua'
GS. Trần Văn Thọ, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, sự tăng trưởng của Việt Nam thời gian qua là do số lượng (nguồn vốn và lao động) chứ không phải bắt nguồn từ chất lượng (năng suất).
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt, nhất là doanh nghiệp tư nhân có quy mô quá nhỏ, thiếu năng lực xuất khẩu, không kết nối được với chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty đa quốc gia.
Nguyên nhân của những hiện trạng trên chủ yếu là do các doanh nghiệp không có khả năng về vốn để đầu tư vào công nghệ, từ đó không thể nâng cao năng suất lao động để trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường.
Liên quan đến năng suất lao động tại Việt Nam, TheLEADER đã có cuộc trao đổi với GS. Trần Văn Thọ, Đại học Waseda (Nhật Bản), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ông, những đặc điểm nào của nền kinh tế Việt Nam đang ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới năng suất lao động?
GS. Trần Văn Thọ: Theo tôi có ba vấn đề lớn.
Thứ nhất là nguồn lực, đặc biệt là lao động và vốn còn quá nhiều ở vùng có năng suất lao động thấp như nông nghiệp hay kinh tế cá thể mà hai hình thức này lại chiếm tỷ trọng quá lớn tại Việt Nam. Khi lao động ở những khu vực quá thấp như vậy thì năng suất của toàn xã hội sẽ bị thấp đi.
Thứ hai là có nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp cá thể. Hiện nay tại Việt Nam đang khuyến khích phong trào khởi nghiệp nhưng nếu khởi nghiệp ra mà chết ngay thì không có ý nghĩa gì. 
Khởi nghiệp nhưng phải nuôi dưỡng thành các doanh nghiệp có quy mô. Doanh nghiệp có quy mô nhất định mới có đủ điều kiện để cải tiến năng suất, đưa vào dây truyền sản xuất, mua công nghệ mới.
Thứ ba, Việt Nam hiện chưa tận dụng được công nghệ từ nước ngoài, tức là chưa du nhập được công nghệ để cải tiến mà điều này chủ yếu là do quy mô doanh nghiệp quá nhỏ, thành ra không có đủ năng lực để nhập khẩu công nghệ.
Liên quan đến các chính sách, quy định thì theo ông, có những bất cập gì tác động đến năng suất lao động hay không?
GS. Trần Văn Thọ: Việc doanh nghiệp chưa tiếp cận được với vốn chính là vấn đề liên quan đến chính sách.
Cơ chế, thể chế hiện nay vẫn còn ưu đãi doanh nghiệp nhà nước, nhiều khi các doanh nghiệp này được đặt vị trí quan trọng, sử dụng nhiều vốn, nhiều đất đai và nhiều nguồn lực khác.
Thế nhưng các doanh nghiệp này lại lãng phí trong việc đầu tư và làm cho năng suất lao động bị thấp đi. Đặc biệt trong 10 năm qua, doanh nghiệp nhà nước lãng phí quá nhiều khi tập đoàn này tập đoàn kia làm ăn thất thoát, đầu tư ra ngoài ngành của mình rồi sau đó không có bất cứ ai chịu trách nhiệm về những thiệt hại đã gây ra.
Điều này gây lãng phí trong khi nhiều doanh nghiệp tư nhân lại không thể tiếp cận đươc các nguồn lực trên.
Đối với những bất cập như đã nêu, theo ông chúng ta cần phải làm gì? 
GS. Trần Văn Thọ: Theo tôi, có 3 việc cần làm
Thứ nhất, làm sao công nghiệp hóa mạnh mẽ hơn nữa để lôi kéo, dịch chuyển lao động từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn.
Thứ hai, những doanh nghiệp nhỏ gặp vấn đề về huy động vốn, khó khăn trong vấn đề tiếp cận đất đai để xây nhà máy, công trường thì phải làm sao cho họ vay vốn dễ dàng hơn với điều kiện dễ dàng hơn.
Thứ ba, cải cách doanh nghiệp nhà nước, phải làm cho thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai hoàn thiện hơn. 
Xin cám ơn ông!
http://theleader.vn/gs-tran-van-tho-doanh-nghiep-nha-nuoc-lang-phi-qua-nhieu-trong-10-nam-qua-20180109161011879.htm

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire