Công Vinh kể chuyện hay quá chừng, ăn đứt nhà văn dỏm của ta, viết chuyện tình dục cho trẻ em đọc muốn ói, lại còn được cả Hội nhà văn trao giải nữa chứ !
Sốc tiểu sử Công Vinh: “Bố bị bắt khi giữ 1,8kg ma túy, tuyên án 12 năm tù”
"Bố bị bắt khi đang giữ 1,8 kg ma túy trong người và bị tuyên án 12 năm tù, năm ấy tôi 13 tuổi".
Đó
là chi tiết gây sốc mà danh thủ Việt Nam Công Vinh bộc bạch trong cuốn
tự truyện "Phút 89" ghi lại kỷ niệm của tài năng bóng đá Việt từ khi là
cậu bé gầy gò, đen nhẻm ở miền quê tỉnh Nghệ An tới lúc thành cầu thủ,
lập gia đình… Ngoài những câu chuyện thuở thơ ấu, Công Vinh đề cập đến
nhiều vấn đề của nền bóng đá Việt Nam như đường dây bán độ, bạo lực
trong làng bóng, những vấn nạn của V-League…
Bố là dân "nhảy tàu", bán hàng trên tàu rồi buôn hàng từ Hà Nội về. Đã có một quãng thời gian ngắn ngủi, công việc này của bố giúp gia đình dễ thở hơn rất nhiều. Năm 1996, khi tôi 11 tuổi, gia đình tôi có thể mua được một chiếc Cub.
Ngày ấy chiếc xe có giá bảy, tám triệu đồng, là cả một gia tài với nhiều người ở Nghệ An vào lúc đó. Trong những chiếc xe máy nhập khẩu vào Việt Nam, không một thương hiệu nào nổi tiếng hơn Honda. Và trong những chiếc xe mà Honda từng sản xuất, không có dòng xe nào mang tính biểu tượng như Cub.
Chiếc đèn tròn, yên sau cắt rời để có thể chở người lẫn chở hàng, nhưng đám con nít chúng tôi thích nhất là chiếc còi. Cứ bấm vào cái nút tròn nho nhỏ màu vàng là nó lại phát ra còi to, khiến ai cũng phải ngoái lại nhìn.
Tôi thích được bố chở trên chiếc xe Cub ấy đi vòng vòng chơi, thích tự mình bấm vào cái còi nho nhỏ để nó phát ra cái tiếng to to. Đấy là phần thưởng cho việc tôi chăm em giỏi và làm đủ thứ việc trong nhà.
Có chút đỉnh tiền, mẹ bắt đầu cho những người xung quanh vay để kiếm thêm chút tiền lời. Nhưng rồi bà bị lừa hết sạch tiền, những người vay nợ bỏ trốn không cách gì đòi được. Từ chủ nợ, mẹ trở thành con nợ. Bố hay tin lập tức từ Hà Nội chạy về, bán chiếc xe máy quý giá để trả nợ cho mẹ. Tôi khóc như mưa khi thấy người ta dẫn chiếc xe máy đi ra khỏi nhà mình.
Mặc cảm mình là người gây ra tai họa cho cả nhà, mẹ nhờ bố ở nhà chăm nom chúng tôi, một thân một mình đi vào Quỳ Châu để buôn đá đỏ (một loại đá quý được ưa chuộng thời gian ấy, được bán cho những nơi làm đồ trang sức). Nhưng vận rủi đâu chịu buông tha gia đình.
Một lần lên phố, bố bị xe chở xăng dầu Nghệ An tông. Vỡ xương bánh chè, bố phải bó bột và ngồi nhà suốt một năm. Bao nhiêu tiền dành dụm ít ỏi đều tiêu sạch cho viện phí, thuốc men, chưa kể còn phải đi vay thêm nhiều nơi. Gia đình của chúng tôi chính thức khánh kiệt.
Từ người đàn ông trụ cột của gia đình, vậy mà giờ trở thành gánh nặng, đến chân cũng không gập được, có lẽ bố tôi tự trách mình rất khủng khiếp trong những tháng ngày ấy.
Sau này khi gặp chấn thương dây chằng, tôi mới biết cảm giác phải ngồi yên một chỗ kinh khủng như thế nào. Nhưng lúc ấy tôi chỉ có một mình, còn bố thì có cả một gia đình phải gồng gánh. Nhìn bốn đứa con nheo nhóc lúc nào cũng đói, bố không chịu nổi.
Năm 1998, khi vòng vây của các chủ nợ xiết ngày càng chặt, bố vừa đi được là bảo chị em tôi phải ở nhà chăm em Chi, để bố đi Hà Tây một chuyến.
Nhà dượng tôi ở đó, bố muốn ra mượn ít tiền để mua một cái máy xay lúa. Có cái máy xay ở nhà, chị em tôi sẽ thay phiên nhau xay lúa thuê cho hàng xóm để nhà có đồng ra đồng vào. "Xong việc bố sẽ về liền", bố nói trước khi lê cái chân hãy còn đau rời khỏi nhà. Nhưng bố không trở về nữa.
Sau đó cả nhà mới biết bố âm thầm nghe lời người ta đi buôn ma túy một chuyến, hy vọng vào một cuộc đổi đời. Bố bị bắt khi đang giữ 1,8 kg ma túy trong người và bị tuyên án 12 năm tù. Năm ấy tôi 13 tuổi.
Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí. Trong cái ngày mà bố tôi rời gia đình để "đi Hà Tây mua máy xay lúa", mẹ tôi bị một toán cướp chặn lại trên đường đi buôn đá đỏ. Chúng dí dao vào cổ mẹ, buộc mẹ phải nộp hết toàn bộ đá đỏ trong người cho chúng.
Bao nhiêu vốn liếng và công sức suốt mấy tháng trời vậy là mất sạch. Mẹ chỉ kịp quỳ lạy bọn cướp: "Xin các anh tha mạng cho tôi, tôi còn bốn đứa con nhỏ ở nhà". Cũng may bọn cướp không xuống tay với mẹ. Thời ấy, tội ác diễn ra rất tự nhiên ở các làng quê hẻo lánh của Nghệ An. Thỉnh thoảng người ta lại thấy một xác chết ở đâu đó, không rõ lai lịch, bị giết bởi những kẻ cùng quẫn.
Mẹ trở về với hai bàn tay trắng, sau khi hay tin bố bị giam. Tuổi thơ của chị em chúng tôi luôn là như thế, có bố thì không có mẹ, có mẹ lại không có bố. Bốn đứa trẻ cứ phải dựa vào nhau mà sống. Nhưng tôi vẫn còn quá nhỏ để hiểu rõ nỗi đau của những người lớn. Tôi vẫn cứ làm mọi việc được giao: nuôi heo, nấu rượu, chăm em…
Còn thời gian rảnh tôi lại ra ngoài chơi với đám bạn. Bóng đá có sức
mạnh diệu kỳ. Với những đứa trẻ thích đá bóng, khi quả bóng đá lăn đi và
những guồng chân chạy, chúng sẽ quên hết mọi đau khổ, đói khát của cuộc
sống thường nhật.
Một lần đi đá bóng về, tôi thấy mẹ đang ở trong bếp và bỏ một thứ gì đó vào thức ăn. Mẹ bảo đấy là thuốc chuột, cả nhà sẽ cùng ăn một bữa no rồi cùng chết, vì không thể sống trong cảnh bần hàn và ngày nào cũng bị chủ nợ nhục mạ như vậy. Tôi không biết các chị em của mình biết việc này chưa, tôi chỉ biết quỳ xuống mà khóc.
https://vn.sputniknews.com/vietnam/201805235446747-soc-thieu-su-cong-vinh-bo-bi-bat-khi-giu-ma-tuy/
"…Tôi nấu rượu rất ngon, có tiếng ở trong xóm.
Có vẻ như vì ngấy mùi rượu từ ngày còn nhỏ nên lớn lên tôi không còn
thấy rượu hấp dẫn nữa. Nếu cần uống để tiếp khách và giao hảo, tôi vẫn
là một người có tửu lượng rất cừ. Nhưng để thích nó, tận hưởng nó thì
không.
Tôi có thể hồn nhiên, vô lo, nhưng bố mẹ tôi thì không. Phải nuôi bốn
cái tàu há mồm đang ngày một lớn lên trong nhà là một áp lực khủng
khiếp. Vì thế bố phải thường xuyên vắng nhà để đi làm.Bố là dân "nhảy tàu", bán hàng trên tàu rồi buôn hàng từ Hà Nội về. Đã có một quãng thời gian ngắn ngủi, công việc này của bố giúp gia đình dễ thở hơn rất nhiều. Năm 1996, khi tôi 11 tuổi, gia đình tôi có thể mua được một chiếc Cub.
Ngày ấy chiếc xe có giá bảy, tám triệu đồng, là cả một gia tài với nhiều người ở Nghệ An vào lúc đó. Trong những chiếc xe máy nhập khẩu vào Việt Nam, không một thương hiệu nào nổi tiếng hơn Honda. Và trong những chiếc xe mà Honda từng sản xuất, không có dòng xe nào mang tính biểu tượng như Cub.
Chiếc đèn tròn, yên sau cắt rời để có thể chở người lẫn chở hàng, nhưng đám con nít chúng tôi thích nhất là chiếc còi. Cứ bấm vào cái nút tròn nho nhỏ màu vàng là nó lại phát ra còi to, khiến ai cũng phải ngoái lại nhìn.
Tôi thích được bố chở trên chiếc xe Cub ấy đi vòng vòng chơi, thích tự mình bấm vào cái còi nho nhỏ để nó phát ra cái tiếng to to. Đấy là phần thưởng cho việc tôi chăm em giỏi và làm đủ thứ việc trong nhà.
Có chút đỉnh tiền, mẹ bắt đầu cho những người xung quanh vay để kiếm thêm chút tiền lời. Nhưng rồi bà bị lừa hết sạch tiền, những người vay nợ bỏ trốn không cách gì đòi được. Từ chủ nợ, mẹ trở thành con nợ. Bố hay tin lập tức từ Hà Nội chạy về, bán chiếc xe máy quý giá để trả nợ cho mẹ. Tôi khóc như mưa khi thấy người ta dẫn chiếc xe máy đi ra khỏi nhà mình.
Mặc cảm mình là người gây ra tai họa cho cả nhà, mẹ nhờ bố ở nhà chăm nom chúng tôi, một thân một mình đi vào Quỳ Châu để buôn đá đỏ (một loại đá quý được ưa chuộng thời gian ấy, được bán cho những nơi làm đồ trang sức). Nhưng vận rủi đâu chịu buông tha gia đình.
Một lần lên phố, bố bị xe chở xăng dầu Nghệ An tông. Vỡ xương bánh chè, bố phải bó bột và ngồi nhà suốt một năm. Bao nhiêu tiền dành dụm ít ỏi đều tiêu sạch cho viện phí, thuốc men, chưa kể còn phải đi vay thêm nhiều nơi. Gia đình của chúng tôi chính thức khánh kiệt.
Từ người đàn ông trụ cột của gia đình, vậy mà giờ trở thành gánh nặng, đến chân cũng không gập được, có lẽ bố tôi tự trách mình rất khủng khiếp trong những tháng ngày ấy.
Sau này khi gặp chấn thương dây chằng, tôi mới biết cảm giác phải ngồi yên một chỗ kinh khủng như thế nào. Nhưng lúc ấy tôi chỉ có một mình, còn bố thì có cả một gia đình phải gồng gánh. Nhìn bốn đứa con nheo nhóc lúc nào cũng đói, bố không chịu nổi.
Năm 1998, khi vòng vây của các chủ nợ xiết ngày càng chặt, bố vừa đi được là bảo chị em tôi phải ở nhà chăm em Chi, để bố đi Hà Tây một chuyến.
Nhà dượng tôi ở đó, bố muốn ra mượn ít tiền để mua một cái máy xay lúa. Có cái máy xay ở nhà, chị em tôi sẽ thay phiên nhau xay lúa thuê cho hàng xóm để nhà có đồng ra đồng vào. "Xong việc bố sẽ về liền", bố nói trước khi lê cái chân hãy còn đau rời khỏi nhà. Nhưng bố không trở về nữa.
Sau đó cả nhà mới biết bố âm thầm nghe lời người ta đi buôn ma túy một chuyến, hy vọng vào một cuộc đổi đời. Bố bị bắt khi đang giữ 1,8 kg ma túy trong người và bị tuyên án 12 năm tù. Năm ấy tôi 13 tuổi.
Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí. Trong cái ngày mà bố tôi rời gia đình để "đi Hà Tây mua máy xay lúa", mẹ tôi bị một toán cướp chặn lại trên đường đi buôn đá đỏ. Chúng dí dao vào cổ mẹ, buộc mẹ phải nộp hết toàn bộ đá đỏ trong người cho chúng.
Bao nhiêu vốn liếng và công sức suốt mấy tháng trời vậy là mất sạch. Mẹ chỉ kịp quỳ lạy bọn cướp: "Xin các anh tha mạng cho tôi, tôi còn bốn đứa con nhỏ ở nhà". Cũng may bọn cướp không xuống tay với mẹ. Thời ấy, tội ác diễn ra rất tự nhiên ở các làng quê hẻo lánh của Nghệ An. Thỉnh thoảng người ta lại thấy một xác chết ở đâu đó, không rõ lai lịch, bị giết bởi những kẻ cùng quẫn.
Mẹ trở về với hai bàn tay trắng, sau khi hay tin bố bị giam. Tuổi thơ của chị em chúng tôi luôn là như thế, có bố thì không có mẹ, có mẹ lại không có bố. Bốn đứa trẻ cứ phải dựa vào nhau mà sống. Nhưng tôi vẫn còn quá nhỏ để hiểu rõ nỗi đau của những người lớn. Tôi vẫn cứ làm mọi việc được giao: nuôi heo, nấu rượu, chăm em…
Một lần đi đá bóng về, tôi thấy mẹ đang ở trong bếp và bỏ một thứ gì đó vào thức ăn. Mẹ bảo đấy là thuốc chuột, cả nhà sẽ cùng ăn một bữa no rồi cùng chết, vì không thể sống trong cảnh bần hàn và ngày nào cũng bị chủ nợ nhục mạ như vậy. Tôi không biết các chị em của mình biết việc này chưa, tôi chỉ biết quỳ xuống mà khóc.
"Con xin mẹ đừng làm vậy. Hãy để cho chị em con
được sống. Khổ ra sao con cũng chịu được, con sẽ sớm đi làm để phụ giúp
gia đình. Con hứa sẽ không để cả nhà mình phải khổ mãi đâu".
Rồi mẹ cũng quỳ xuống. Hai mẹ con ôm nhau mà
khóc. Nghe tiếng khóc, ba chị em đang ở trên nhà chờ cơm cũng chạy xuống
bếp. Để rồi tất cả chúng tôi cùng òa khóc. Năm ấy tôi 13 tuổi. Thần
Chết một lần nữa quyết định trở gót quay đi ở phút thứ 89. Và tôi không
bao giờ quên lời hứa với mẹ ở cái tuổi 13 ấy.
Đấy không chỉ là lời hứa với mẹ mà còn là lời
hứa với bố. Ngày bố rời nhà để rồi phạm lầm lỗi duy nhất trong đời, tôi
hứa sẽ không để cho mẹ và các em phải khổ.
Đấy không chỉ là lời hứa suông của một đứa trẻ.
Đấy là lời thề danh dự của một thằng đàn ông buộc phải trưởng thành
trước tuổi, khi nó bắt đầu nhận ra cuộc đời sẽ chẳng cho không ai thứ
gì!…"
Nguồn: Tintuconline
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire