Lẽ ra thì em đã sáng tác một bài thơ tặng GS, nhưng mà em mới đi nghỉ mát (nữa) về, nghe tin hai cụ Bùi Tín và Tô Hải đã về thế giới người hiền, nên em hơi buồn và thương các cụ ! :-(
Xin kính chào và ôm hôn tất cả các bác !
GS Đàm Thanh Sơn đoạt giải thưởng vật lý danh giá Dirac 2018
Giáo sư Đàm Thanh Sơn cùng hai đồng nghiệp đến từ Mỹ được vinh danh nhờ công trình nghiên cứu về cơ học lượng tử ảnh hưởng lên hệ nhiều vật.
Giáo sư Đàm Thanh Sơn. Ảnh: UChicago News.
|
Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế (ICTP) hôm qua công bố chủ nhân giải
thưởng và huy chương Dirac 2018 thuộc về ba nhà vật lý Subir Sachdev,
Đại học Harvard; Xiao-Gang Wen, Viện Công nghệ Massachusetts và GS Đàm Thanh Sơn, Đại học Chicago (Mỹ).
Ba nhà khoa học đều tiên phong trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của cơ
học lượng tử lên các nhóm hạt lớn, còn được gọi là hệ nhiều vật (many-body system). Họ đã tìm ra các
định luật cơ học lượng tử ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của các
nhóm hạt rất nhỏ. Đây là chìa khóa để hiểu được đặc tính vĩ mô của vật
liệu bởi các vật thể hàng ngày được cấu thành từ một lượng hạt rất lớn,
có thể lên tới gần 10^23 hạt.
Ba nhà khoa học có nhiều đóng góp quan trọng giúp phát hiện các pha mới
của vật chất (bên cạnh ba pha quen thuộc là rắn, lỏng, khí) và làm rõ
quá trình chuyển tiếp giữa các pha này khi những yếu tố tác động bên
ngoài như nhiệt độ và áp suất thay đổi.
Ba nhà vật lý đoạt Giải thưởng và Huy chương Dirac 2018. Ảnh: ICTP.
|
GS Đàm Thanh Sơn cùng hai đồng nghiệp đã sử dụng vốn kiến thức sâu rộng
từ nhiều lĩnh vực như khoa học vật liệu, hố đen và nguyên tử lạnh để
nghiên cứu hệ nhiều vật, qua đó chứng minh giá trị của phương pháp tiếp
cận xuyên ngành.
"Ba nhà vật lý đoạt giải Dirac năm nay đều đi đầu trong việc áp dụng
phương pháp tiếp cận xuyên ngành để giải quyết các vấn đề vật lý lý
thuyết cụ thể", Fernando Quevedo, Giám đốc Trung tâm Vật lý lý thuyết
quốc tế (ICTP) nhấn mạnh. Mặc dù cả ba nhà khoa học công tác ở Mỹ, họ
đều đến từ các quốc gia đang phát triển, là tấm gương cho hàng nghìn nhà
khoa học trên thế giới.
Giải thưởng Dirac của ICTP được trao tặng lần đầu vào năm 1985, đặt theo
tên của giáo sư P.A.M. Dirac - một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất
thế kỷ 20. Giải thưởng được trao tặng hàng năm vào ngày sinh nhật
của Dirac (ngày 8/8) cho các nhà khoa học có những đóng góp quan trọng
trong lĩnh vực vật lý lý thuyết.
GS Đàm Thanh Sơn sinh năm 1969 tại Hà Nội, là cựu học sinh khối chuyên
Toán - Tin của trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Năm 1984, ông đoạt Huy chương vàng tại Olympic Toán quốc tế với số điểm tuyệt đối 42/42 khi mới 15 tuổi.
Giáo sư Đàm Thanh Sơn hiện công tác tại Đại học Chicago (Mỹ). Trước khi
chuyển đến Đại học Chicago từ tháng 9/2012, ông học tập và nghiên cứu
tại nhiều trường danh tiếng như Viện Nghiên cứu Hạt nhân Moskva của Nga,
Đại học Washington, Viện Công nghệ Massachusetts hay Đại học Columbia
của Mỹ...
https://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/gs-dam-thanh-son-doat-giai-thuong-vat-ly-danh-gia-dirac-2018-3789910.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire