Hôm nay đọc báo, tôi thấy bác sĩ Mỹ khen y tế của ta và nói là có thể giúp ta đạt trình độ thế giới, tôi vừa giận vừa tức ! Tôi mới bảo, tổ cha các ông, tôi nghĩ là thế giới nên đạt trình độ của Việt Nam thì đúng hơn. Từ đầu dịch corona virus tới giờ, tôi la bai bải, khuyến cáo ông Trump, chỉ mong bác sĩ Mỹ học tập bác sĩ Việt Nam chữa cho dân khỏi chết, bây giờ ông lại định dạy bác sĩ của chúng tôi để cho họ đạt được đẳng cấp của các ông ư ?
Bên Pháp thì họ nói là bác sĩ của họ đã quen với việc chữa trị corona virus, nên số người chết hàng ngày giảm nhiều ! Tôi mới bảo, hay quá, giá mà các ông làm quen với việc chữa trị ấy nhanh hơn, thì dân chúng sẽ cảm tạ các ông hơn ! Còn bác sĩ Mỹ thì họ vẫn chưa quen đâu ! Họ lại còn đang chửi chúng tôi là "táo thối" kia kìa ! Bố sư khỉ cái bọn khó đào tạo ! Các bác tưởng là tự nhiên mà Việt Nam ít người chết à ? Cái ông phi công người Anh ấy chỉ là chuyện nhỏ thôi, ông ấy cứng đầu cứng cổ không chịu chữa theo cách của Việt Nam nên mới suýt chết ! Còn tất cả những ca bệnh khác mà ta chữa khỏi hết thì các bác có biết là vì sao không ? Vì bác sĩ Việt Nam họ chữa theo các của họ chứ còn gì nữa ! Cho nên cứ đem phác đồ điều trị của Trung Quốc với trình độ y tế của Tây ra doạ tôi, là tôi sợ lắm !
Còn ông quyền Bộ trưởng Y tế của ta, thì tôi đoán là ổng cũng giỏi ! Nhưng tôi thấy ông ấy có đôi mắt tối sầm, về tướng số như thế là rất xấu, có thể gặp nguy hiểm đấy ! Về mặt khoa học thì những người có đôi mắt như vậy là do họ làm việc nhiều quá, căng thẳng kiệt sức, nên tất nhiên là cũng dễ bị tai nạn nguy hiểm. Hồi Trung Quốc đưa dàn khoan vào biển Việt Nam, tôi thấy cái ông đô đốc hải quân của ta trông mệt mỏi, mắt tối sầm, tôi cũng lo cho ổng quá ! Bác Thanh Long, bác phải thu xếp công việc, nghỉ ngơi đầy đủ, để cho mắt sáng lên đi !
Cùng lây qua hô hấp, bạch hầu khác Covid-19 như thế nào?
Ngọc Anh |
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Trung ương cho biết, bệnh bạch hầu đang khiến nhiều người lo lắng, nhưng thực chất sự lo lắng đó đang là quá mức.
Bạch hầu khác Covid-19
Bệnh
bạch hầu không phải là bệnh mới. Trước kia, dịch có lác đác và bệnh
không phải là quá đột ngột vì các đợt dịch khác cũng có 1, 2 ca tử vong.
Thứ nhất, tốc
độ lây lan, năm nay dịch bạch hầu khiến người dân lo lắng vì sau dịch
Covid-19 nhiều người sợ bạch hầu sẽ lây như như Covid-19. Thực chất, bác
sĩ Khanh cho biết sự lây lan của Covid-19 giống bạch hầu nhưng Covid-19
lây mạnh hơn nhiều vì sự phát tán của virus nhanh hơn vi khuẩn.
Thứ hai, bạch hầu tiêm chủng kháng độc tố, bạch hầu nếu có chỉ xuất hiện 1 đến 2 ca trong khu vực có người nhiễm bệnh.
Bạch
hầu là trắng ở vùng hầu họng, vòm hầu họng. Khi đó hầu họng có các mảng
trắng. Trước những năm 1980 chưa có tiêm chủng mở rộng thì dịch bạch
hầu rất kinh khủng nhất là trẻ con bị nhiều. Vì thế, xưa có bút tích các
bác sĩ đã phải học cách đâm bút chì vào thanh quản để em bé thở khi bị
bạch hầu.
Mức độ lây và tử vong của
bạch hầu cũng nguy hiểm vì vậy họ đặt vào 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
nên đã được đặt vào trong tiêm chủng mở rộng và phải tiêm phòng.
Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?
Sau
một thời gian có tiêm chủng mở rộng thì số ca mắc bạch hầu giảm, dường
như biến mất nên các bác sĩ trẻ có thể không có điều kiện để học. Vì
không được thấy nên bác sĩ hay quên, không biết bệnh này – bác sĩ Khanh
cho biết.
Hiện nay ở những vùng lõm
tiêm chủng thì nguy cơ mắc rất cao. Bác sĩ Khanh cho rằng tiêm phòng
bạch hầu không phải tiêm phòng vi khuẩn bạch hầu mà tiêm phòng để sinh
ra kháng thể kháng lại ngoại độc tố của bạch hầu.
Nếu
tiêm phòng rồi thì vùng bạch hầu sẽ không tiết được ngoại độc tố, không
nhân lên vi khuẩn nhiều và không sinh sôi nảy nở, giảm khả năng truyền
nhiễm.
Vì vậy, tăng số người tiêm
phòng bạch hầu chính là ngừa bệnh. Nếu bạn sống ở khu vực có 10 đứa trẻ,
1 cháu bị bạch hầu dù tiêm phòng rồi thì có thể mắc vi khuẩn nhưng cũng
không lây cho người khác.
Thứ ba,
tử vong vì bệnh bạch hầu không do vi khuẩn trực tiếp. Nếu ở bệnh
Covid-19, virus trực tiếp tấn công các cơ quan trong cơ thể. Bạch hầu do
vi khuẩn gây ra nhưng bệnh nhân không chết vì vi khuẩn mà chết do giả
mạc, độc tố từ giả mạc xâm nhập vào máu gây biến chứng.
Bạch hầu xuất hiện giả mạc, các giả mạc này tiết ngoại độc tố sinh sôi
nảy nở làm hoại tử vùng hậu họng và tiết độc tố vào tim, thận, thần kinh
gây viêm cơ tim. Những bệnh nhân bị độc tố xâm nhập vào tim khiến bệnh
nhân đờ tim không đập và tử vong.
Một
số bệnh nhân bạch hầu chữa khỏi nhưng khoảng 20 ngày sau độc tố đi vào
viêm thần kinh. Bạch hầu gây viêm thần kinh ít nguy hiểm hơn vào tim.
Thứ tư,
bệnh bạch hầu khác với Covid-19, chúng ta không tìm F0 mà chỉ cần
khoanh vùng dịch sau đó cho uống thuốc kháng sinh. Bởi vì trong vùng có
bệnh nhân bạch hầu sẽ có khả năng có người lành mang vi khuẩn.
Nếu
không khoanh vùng, người lành này đi khắp nơi vẫn có khả năng lây cho
người khác và gặp đối tượng không tiêm chủng hoặc kháng thể giảm, miễn
dịch kém thì vi khuẩn bạch hầu xâm nhập tiếp tục tạo ra giả mạc và ngoại
độc tố gây biến chứng và tử vong.
Khi
thấy các ổ bạch hầu thì cần xem xét vi khuẩn này có gây giả mạc không,
vi khuẩn này có gen tiết ra ngoại độc tố bạch hầu không. Xét về khía
cạnh số ca bệnh bạch bầu không giống với Covid-19. Tầm soát bệnh bạch
hầu sẽ có người lành mang trùng và không nên đếm cả ca người lành mang
trùng, chỉ cần cho uống thuốc là đủ - bác sĩ Khanh cho biết.
Chú ý đau họng
Hiện
nay, nếu người dân bỏ qua tiêm chủng thì chắc chắn dịch bạch hầu sẽ xảy
ra nhất là ở các khu vực miền núi, Tây Nguyên. Vì vậy, cần tăng độ phủ
tiêm chủng nhanh chóng.
Bạch hầu
không giống các bệnh khác, có bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, đau họng sơ sơ
không tự há miệng ra để tìm có mảng trắng không và người bệnh chỉ uống
thuốc bớt đau. Khi đó, giả mạc âm thầm phóng độc tố vào tim gây bệnh.
BS
Khanh cho rằng bạch hầu phát hiện sớm sẽ đơn giản hơn chỉ cần dùng
huyết thanh kháng độc tố. Vì vậy, người dân cần thay đổi thói quen phát
hiện sớm nếu đau họng, khàn tiếng, lở mũi chảy máu cần đi khám.
Bác
sĩ khám soi họng có giả mạc thì làm xét nghiệm sớm nếu bạch hầu điều
trị sớm tránh biến chứng còn để biến chứng vào tim thì rất phức tạp và
khó chữa.
https://soha.vn/cung-lay-qua-ho-hap-bach-hau-khac-covid-19-nhu-the-nao-20200711094442846.htm
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire