Vả lại, những ý tưởng khái quát chỉ có thể xâm nhập vào trí óc nhờ vào từ; và sự thấu hiểu chỉ nắm bắt được từ bởi những mệnh đề. Đó là một trong những lý do tại sao thú vật lại không thể tự hình thành những ý tưởng như vậy, cũng như không bao giờ đạt tới tính hoàn hảo vốn phụ thuộc vào điều đó. Khi một con khỉ đi mà không ngập ngừng do dự từ một quả hồ đào này sang một quả hồ đào khác, thì liệu ta có nghĩ rằng nó có được ý tưởng khái quát về cái loại quả này, và nó so sánh cái nguyên mẫu ấy của nó với hai cá thể hồ đào đó ? Hẳn là không; nhưng mà việc nhìn thấy một trong những quả hồ đào này gợi lên trong trí nhớ của nó những cảm giác mà nó đã nhận được từ quả hồ đào khác, và mắt nó, được điều chỉnh theo một cách nào đó, thông báo cho vị giác của nó sự điều chỉnh mà nó sẽ nhận được. Tất cả ý tưởng khái quát đều thuần túy là trí tuệ; chỉ cần trí tưởng tượng can dự vào, là ý tưởng lập tức trở nên đặc biệt. Hãy thử vẽ nên một cái cây chung chung, bạn sẽ không bao giờ đi đến tận cùng, dù sao bạn cũng sẽ phải thấy nó nhỏ hoặc lớn, thưa thớt lá hay rậm rạp, màu sáng hoặc sậm, và nếu mà chỉ phụ thuộc vào bạn thôi để mà thấy thứ mà có ở mọi cái cây, thì cái hình ảnh này sẽ không giống với một cái cây nữa. Những sự vật thuần túy là trừu tượng đều được thấy như vậy, hoặc là chỉ hình thành được bởi phát biểu. Chỉ mỗi định nghĩa về hình tam giác đã cho bạn một ý tưởng thật sự về điều đó : ngay khi mà bạn hình dung nó trong trí óc bạn, thì nó là một hình tam giác này mà không phải là một hình tam giác khác, và bạn không thể tránh được làm cho những cạnh của nó nhạy cảm hay bề mặt của nó nhiều màu sắc. Vậy là cần phải phát biểu lên những mệnh đề, vậy là cần phải nói lên để có những ý tưởng khái quát; bởi vì ngay khi mà trí tưởng tượng dừng lại, thì trí óc chỉ còn hoạt động nhờ phát biểu. Vậy nếu những người sáng chế đầu tiên đã chỉ có thể dùng những danh từ cho những ý tưởng mà họ đã có, thì suy ra rằng những danh từ đầu tiên đã chỉ có thể là những danh từ riêng.
--------------------------------------------------
D'ailleurs, les idées
générales ne peuvent s'introduire dans l'esprit
qu'à l'aide des mots, et l'entendement ne les saisit que par
des propositions. C'est une des raisons pour quoi les animaux ne
sauraient se former de telles idées, ni jamais acquérir
la perfectibilité qui en dépend. Quand un singe va sans
hésiter d'une noix à l'autre, pense-t-on qu'il ait
l'idée générale de cette sorte de fruit, et
qu'il compare son archétype à ces deux individus? Non
sans doute; mais la vue de l'une de ces noix rappelle à sa
mémoire les sensations qu'il a reçues de l'autre, et
ses yeux, modifiés d'une certaine manière, annoncent
à son goût la modification qu'il va recevoir. Toute
idée générale est purement intellectuelle; pour
peu que l'imagination s'en mêle, l'idée devient
aussitôt particulière. Essayez de vous tracer l'image
d'un arbre en général, jamais vous n'en viendrez
à bout, malgré vous il faudra le voir petit ou grand,
rare ou touffu, clair ou foncé, et s'il dépendait de
vous de n'y voir que ce qui se trouve en tout arbre, cette image ne
ressemblerait plus à un arbre. Les êtres purement
abstraits se voient de même, ou ne se conçoivent que par
le discours. La définition seule du triangle vous en donne la
véritable idée: sitôt que vous en figurez un dans
votre esprit, c'est un tel triangle et non pas un autre, et vous ne
pouvez éviter d'en rendre les lignes sensibles ou le plan
coloré. Il faut donc énoncer des propositions, il faut
donc parler pour avoir des idées générales; car
sitôt que l'imagination s'arrête, l'esprit ne marche plus
qu'à l'aide du discours. Si donc les premiers inventeurs n'ont
pu donner des noms qu'aux idées qu'ils avaient
déjà, il s'ensuit que les premiers substantifs n'ont pu
jamais être que des noms propres.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire