Loan đẹp tuyệt trần :-) Váy cắt may đẹp lắm, hở cổ rất gợi cảm, ôm eo rất đẹp làm nổi rõ eo, đổ xuống hông ôm hông rất tròn. Váy dài hẳn xuống như vậy trông rất quyến rũ. Xin gởi lời khen nhà thiết kế !
Em vẫn đang tự tìm hiểu tiếng Pháp, tuy không học được nhiều, và thời gian hạn chế. Khi em tìm hiểu, em thấy không chỉ nước mình xem thường phụ nữ, mà trong ngôn ngữ nước ngoài cũng có điều gì đó làm em thắc mắc. Trong lĩnh vực hoa hậu theo em nghĩ xét cho cùng, những cô thi hoa hậu cũng có thể là làm tớ cho những người khác cũng nên. Ý em không phải là họ làm bậy đâu, chỉ có ý nói cái đẹp của họ cũng là bị người khác điều khiển…, làm hài lòng một số người. Trong hôn nhân, không có tình yêu thương, có khi người phụ nữ có thể bị xem là một điều gì đó làm thỏa mãn cho người khác… nhiều thứ lắm. Tóm lại, đối với em, người phụ nữ đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, có lẽ xã hội càng phát triển chưa chắc người phụ nữ được trân trọng đúng phẩm giá. Nhu cầu hưởng thụ càng cao, và càng phổ quát, thì người ta dễ dàng hạ cấp phẩm giá của của con người.
Thi Hoa Hậu không làm mất phẩm giá đâu. Nếu muốn công bằng, tôn trọng phụ nữ, thì các anh cũng nên thi Hoa Vương cho nó bình đẳng, chứ không nên cấm các cô thi HH :-D Trong thần thoại Hy Lạp cũng có thi HH mà :-) Một cơ thể đẹp là tác phẩm của tạo hóa, mình phải ngắm nhìn chứ ! Ở bên Pháp có rất nhiều bảo tàng cho mình tha hồ ngắm những thứ gì nhân loại coi là đẹp, nên mọi người có cơ hội trau giồi về thẩm mỹ. Còn ở Việt Nam mình và các nước cổ hủ quá, thì mọi người không được nhìn ngắm và so sánh nhiều nên họ không biết thế nào là đẹp. Họ chọn ra những người đẹp khiến chị thất kinh :-D Chị ớn nhất là các cô lười luyện tập. Có cái thân của họ mà họ còn không chăm sóc nó, thì họ lười kinh lười khủng ấy. Lười quá như thế thì chẳng có giá trị gì cả. Sức khỏe kém, tính tình bần tiện !
Em không có ý nói là thi hoa hậu là người phụ nữ mất phẩm giá. Cái đẹp được gọi la đẹp nếu được tất cả mọi người công nhận đẹp. Tuy nhiên, có chắc chắn đảm bảo dựa trên một nhóm người rồi đem ra tiêu chuẩn cho mọi người được không. Ai cũng thích cái đẹp, đến nỗi có người còn nói hơi quá rằng cái đẹp cứu độ thế giới. Mặt khác, theo em nghĩ, đẹp cái này thì là đẹp so với cái gì, chắc phải có cái xấu hơn. Vì thế, theo em đẹp bên ngoài chỉ phản ánh một phần nào đó thôi. Nếu ta cứ dựa vào nó làm tiêu chuẩn thì không vững vàng. Có nhiều người bên ngoài đẹp nhưng mà xấu tính xấu nết…hihi Đành rằng được cả bên trong lẫn bên ngoài thì tốt quá, nếu cho chọn chắc nhiều người thời nay chọn bên ngoài nhiều hơn. “Sợ xấu hơn sợ chết”. Em thấy các cô hoa hậu, người mẫu, sau khi lên ngôi, rồi đi quảng cáo, đứng bên xe hơi... Thành thử, có thể họ cũng gần giống chiếc xe theo nghĩa bóng.
Hihi, ý kiến thú vị quá :-) (Chị vẫn đang tích cực chuẩn bị cours tiếng Pháp đấy, macngon kiên nhẫn nhé ! Chỉ có là ông chủ của chị tăng giờ làm cho chị, nên chị lại phải sắp xếp thêm, thêm nữa lại có tới hai ông chủ, một ông dở hơi, gốc chinois, nên mình đang phải tìm cách thích nghi !) À chị publier cái commentaire này lên rồi sẽ viết cái khác trả lời macngon.
"Cái đẹp được gọi là đẹp nếu được tất cả mọi người công nhận đẹp". E hèm, câu này cần phải được nuancer (gia giảm sắc thái ) thêm. Chị ngờ rằng không bao giờ "tất cả mọi người" lại cùng nhau công nhận cái gì cả, hehe. Vậy chị sẽ nói gia giảm thêm bớt rằng, "cái đẹp được gọi là đẹp nếu được NHIỀU NGƯỜI công nhận đẹp". Từ đó dẫn đến ý thứ hai của macngon, rất đúng, rằng là tiêu chuẩn của một nhóm người có thể dùng làm tiêu chuẩn cho mọi người được không? Chắc hẳn là không, ngay cả khi đó là một nhóm người gồm các chuyên gia về lĩnh vực ấy, về lĩnh vực sắc đẹp chẳng hạn, thì ý kiến của họ có thể là rất thuyết phục, nhưng cũng khó mà nói rằng đó là tiêu chuẩn chung cho tất cả mọi người. (còn tiếp)
Cái đẹp cứu độ thế giới thì chị cũng đồng ý đấy (cái đẹp chứ không phải chỉ là gái đẹp nhé). Chị để ý thấy là, khi mình làm cái gì đấy, mặc dù có thể lúc đầu rất thích, xong rồi một hồi mình sẽ chán nó (để chị xem một hồi macngon có chán học tiếng Pháp không). Thì chị cảm thấy là, chỉ khi nào mình thấy cái điều đó nó đẹp, thì nó mới cho mình cảm hứng để mà theo đuổi tiếp. Ví dụ như, khi học văn học Pháp, thì chị thấy nó hay quá đi, macngon thấy các bài thơ của họ có hay không? Cho nên nhờ vậy mà chị cứ học tiếng Pháp hoài. Thể thao cũng vậy, mình luyện tập và thấy mình xinh đẹp quá đi :-), thế là mình cứ muốn luyện tập hoài ! (Hihi chị tạm dừng ở đây vì phải chạy đi làm việc khác, lần tới chị nói tiếp nghen).
Hihi! Chị nói hay quá đi. Chị thấy mặt em rồi, nhưng em chưa được biết chị. Chị nói tới ông chủ khó tính làm em cũng suy nghĩ đôi chút. Hình như ở thời nào, ở quốc gia nào cũng có người trên kẻ dưới, có chăng là sự khác nhau về cách điều hành, và ý thức hệ để biện minh cho hành động của những tên chủ. Điều hay là những ông chủ vẫn là chủ và người dưới có vẻ vẫn chấp nhận được về công việc của mình. Chẳng hạn, em lấy ví dụ ở quê nhiều người dân đi làm nghề thợ hồ cho những ông chủ thầu, họ vẫn bằng lòng và buộc phải đi làm thợ cho họ. Nói như vậy, không phải em xem thường những người làm thợ. Trái lại, em thấy chính họ là người làm ra sản phẩm, và những công trình thực tiễn, mặc dù có thể những công trình có thể được chỉ người khác chỉ đạo. Chính vì giá trị công việc thực tiễn họ làm ra mà họ thấy họ có giá trị. Hơn nữa, không đi làm thì lấy đâu ra tiền nuôi vợ nuôi con. Sự sống cao hơn ý nghĩa sự sống hay ngược lại. Haiza, Nên vì thế mấy ông đi thầu không gặp phải sự chống đối nào. Giá mà đọc được tiếng Pháp thì có thể đọc tài liệu của Descartes, G. Marcel,Jean-jaquaes Rousseaus … nguyên bản. Cả văn chương pháp nữa.. Chắc còn lâu lắm! Cảm ơn Chị.
Em vẫn đang tự tìm hiểu tiếng Pháp, tuy không học được nhiều, và thời gian hạn chế.
RépondreSupprimerKhi em tìm hiểu, em thấy không chỉ nước mình xem thường phụ nữ, mà trong ngôn ngữ nước ngoài cũng có điều gì đó làm em thắc mắc.
Trong lĩnh vực hoa hậu theo em nghĩ xét cho cùng, những cô thi hoa hậu cũng có thể là làm tớ cho những người khác cũng nên. Ý em không phải là họ làm bậy đâu, chỉ có ý nói cái đẹp của họ cũng là bị người khác điều khiển…, làm hài lòng một số người.
Trong hôn nhân, không có tình yêu thương, có khi người phụ nữ có thể bị xem là một điều gì đó làm thỏa mãn cho người khác… nhiều thứ lắm.
Tóm lại, đối với em, người phụ nữ đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, có lẽ xã hội càng phát triển chưa chắc người phụ nữ được trân trọng đúng phẩm giá.
Nhu cầu hưởng thụ càng cao, và càng phổ quát, thì người ta dễ dàng hạ cấp phẩm giá của của con người.
Thi Hoa Hậu không làm mất phẩm giá đâu. Nếu muốn công bằng, tôn trọng phụ nữ, thì các anh cũng nên thi Hoa Vương cho nó bình đẳng, chứ không nên cấm các cô thi HH :-D Trong thần thoại Hy Lạp cũng có thi HH mà :-) Một cơ thể đẹp là tác phẩm của tạo hóa, mình phải ngắm nhìn chứ ! Ở bên Pháp có rất nhiều bảo tàng cho mình tha hồ ngắm những thứ gì nhân loại coi là đẹp, nên mọi người có cơ hội trau giồi về thẩm mỹ. Còn ở Việt Nam mình và các nước cổ hủ quá, thì mọi người không được nhìn ngắm và so sánh nhiều nên họ không biết thế nào là đẹp. Họ chọn ra những người đẹp khiến chị thất kinh :-D Chị ớn nhất là các cô lười luyện tập. Có cái thân của họ mà họ còn không chăm sóc nó, thì họ lười kinh lười khủng ấy. Lười quá như thế thì chẳng có giá trị gì cả. Sức khỏe kém, tính tình bần tiện !
SupprimerEm không có ý nói là thi hoa hậu là người phụ nữ mất phẩm giá.
RépondreSupprimerCái đẹp được gọi la đẹp nếu được tất cả mọi người công nhận đẹp. Tuy nhiên, có chắc chắn đảm bảo dựa trên một nhóm người rồi đem ra tiêu chuẩn cho mọi người được không. Ai cũng thích cái đẹp, đến nỗi có người còn nói hơi quá rằng cái đẹp cứu độ thế giới. Mặt khác, theo em nghĩ, đẹp cái này thì là đẹp so với cái gì, chắc phải có cái xấu hơn. Vì thế, theo em đẹp bên ngoài chỉ phản ánh một phần nào đó thôi. Nếu ta cứ dựa vào nó làm tiêu chuẩn thì không vững vàng. Có nhiều người bên ngoài đẹp nhưng mà xấu tính xấu nết…hihi Đành rằng được cả bên trong lẫn bên ngoài thì tốt quá, nếu cho chọn chắc nhiều người thời nay chọn bên ngoài nhiều hơn. “Sợ xấu hơn sợ chết”.
Em thấy các cô hoa hậu, người mẫu, sau khi lên ngôi, rồi đi quảng cáo, đứng bên xe hơi... Thành thử, có thể họ cũng gần giống chiếc xe theo nghĩa bóng.
Hihi, ý kiến thú vị quá :-)
Supprimer(Chị vẫn đang tích cực chuẩn bị cours tiếng Pháp đấy, macngon kiên nhẫn nhé ! Chỉ có là ông chủ của chị tăng giờ làm cho chị, nên chị lại phải sắp xếp thêm, thêm nữa lại có tới hai ông chủ, một ông dở hơi, gốc chinois, nên mình đang phải tìm cách thích nghi !) À chị publier cái commentaire này lên rồi sẽ viết cái khác trả lời macngon.
"Cái đẹp được gọi là đẹp nếu được tất cả mọi người công nhận đẹp". E hèm, câu này cần phải được nuancer (gia giảm sắc thái ) thêm. Chị ngờ rằng không bao giờ "tất cả mọi người" lại cùng nhau công nhận cái gì cả, hehe. Vậy chị sẽ nói gia giảm thêm bớt rằng, "cái đẹp được gọi là đẹp nếu được NHIỀU NGƯỜI công nhận đẹp". Từ đó dẫn đến ý thứ hai của macngon, rất đúng, rằng là tiêu chuẩn của một nhóm người có thể dùng làm tiêu chuẩn cho mọi người được không? Chắc hẳn là không, ngay cả khi đó là một nhóm người gồm các chuyên gia về lĩnh vực ấy, về lĩnh vực sắc đẹp chẳng hạn, thì ý kiến của họ có thể là rất thuyết phục, nhưng cũng khó mà nói rằng đó là tiêu chuẩn chung cho tất cả mọi người.
Supprimer(còn tiếp)
Cái đẹp cứu độ thế giới thì chị cũng đồng ý đấy (cái đẹp chứ không phải chỉ là gái đẹp nhé). Chị để ý thấy là, khi mình làm cái gì đấy, mặc dù có thể lúc đầu rất thích, xong rồi một hồi mình sẽ chán nó (để chị xem một hồi macngon có chán học tiếng Pháp không). Thì chị cảm thấy là, chỉ khi nào mình thấy cái điều đó nó đẹp, thì nó mới cho mình cảm hứng để mà theo đuổi tiếp. Ví dụ như, khi học văn học Pháp, thì chị thấy nó hay quá đi, macngon thấy các bài thơ của họ có hay không? Cho nên nhờ vậy mà chị cứ học tiếng Pháp hoài. Thể thao cũng vậy, mình luyện tập và thấy mình xinh đẹp quá đi :-), thế là mình cứ muốn luyện tập hoài !
Supprimer(Hihi chị tạm dừng ở đây vì phải chạy đi làm việc khác, lần tới chị nói tiếp nghen).
Hihi! Chị nói hay quá đi. Chị thấy mặt em rồi, nhưng em chưa được biết chị.
RépondreSupprimerChị nói tới ông chủ khó tính làm em cũng suy nghĩ đôi chút. Hình như ở thời nào, ở quốc gia nào cũng có người trên kẻ dưới, có chăng là sự khác nhau về cách điều hành, và ý thức hệ để biện minh cho hành động của những tên chủ. Điều hay là những ông chủ vẫn là chủ và người dưới có vẻ vẫn chấp nhận được về công việc của mình. Chẳng hạn, em lấy ví dụ ở quê nhiều người dân đi làm nghề thợ hồ cho những ông chủ thầu, họ vẫn bằng lòng và buộc phải đi làm thợ cho họ. Nói như vậy, không phải em xem thường những người làm thợ. Trái lại, em thấy chính họ là người làm ra sản phẩm, và những công trình thực tiễn, mặc dù có thể những công trình có thể được chỉ người khác chỉ đạo. Chính vì giá trị công việc thực tiễn họ làm ra mà họ thấy họ có giá trị. Hơn nữa, không đi làm thì lấy đâu ra tiền nuôi vợ nuôi con. Sự sống cao hơn ý nghĩa sự sống hay ngược lại. Haiza, Nên vì thế mấy ông đi thầu không gặp phải sự chống đối nào.
Giá mà đọc được tiếng Pháp thì có thể đọc tài liệu của Descartes, G. Marcel,Jean-jaquaes Rousseaus … nguyên bản. Cả văn chương pháp nữa.. Chắc còn lâu lắm! Cảm ơn Chị.