https://kimdunghn.wordpress.com/2016/11/16/cai-l-lo-thua-bo-truong-va-chuyen-di-tiep-khach-chi-la-vui-ve-thoi/#more-30952
Tôi đếch thèm đọc luôn, bài dài lảm nhảm, tôi chỉ cần đọc cái tít là tôi hiểu rồi !
Mẹ kiếp, có mỗi cái l. lông lá mắm tôm ấy mà suốt ngày cứ đem phủ đức hạnh lên rồi hoạnh họe nhau. Tôi bảo cho mà biết, giáo viên có đi tiếp khách thì cũng đéo có gì là nhục, tập tiếp khách đi cho nó lịch sự con người ra. Các bà các cô tưởng mình báu lắm, nhân danh nhà giáo, cư xử như mấy mụ thất học, dạy bảo thiên hạ giọng điệu chỏng lỏn thấy mà ghê ! Dạy học thì chẳng ra cái chó gì, bao nhiêu năm học sinh ngu đần chậm phát triển rồi cứ đổ tại chính phủ với lại chính sách. Chính sách cái cóc khô gì, tư cách của các bà các cô ấy !
Mấy lão hủi gia trưởng đạo đức giả cũng được dịp hú lên đồng ca, có cả một lão nhà báo, nhưng tôi nói cho các biết bọn nhà báo bây giờ cũng thối nát lắm rồi, đừng có nghe lời chúng nó. Còn nói ngọng ấy hả, cả họ nhà chúng mày ngọng, ngọng đủ kiểu, chứ chẳng phải chỉ có ngọng l/n, gớm cứ đay đả như cục cứt, nghe nó chẳng ra con người gì cả.
Phường xã có chuyện, giáo viên có phục vụ bénévole một chút là chuyện thường. Lần sau ấy, khi mời giáo viên tiếp khách, các bác mời đủ nam nữ 50/50, thế là bọn chúng câm mồm ! Bình đẳng nam nữ là như vậy, việc chó gì mà phải cấm đoán nhau. Nữ thi hoa hậu thì nam thi hoa vương, "dốc Pha Đin chị gánh anh thồ/ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát"! Tôi còn đang định đề nghị luật pháp bắt buộc hai vợ chồng lấy nhau, thì vợ phải mang thêm tên chồng, mà chồng cũng phải mang thêm tên vợ. Ví dụ lão Trump sẽ phải tên là Donald Zelníčková Marples Knauss Trump, còn GS NBC sẽ tên là Ngô Nguyễn Bảo Châu, hé hé ! Tôi đảm bảo với các bác là bọn gia trưởng sẽ ế vợ ngay lập tức, vì chúng không chịu nổi thử thách mang tên vợ, mà chúng cũng sẽ không dám lấy nhiều vợ nữa.
Mấy cái con giáo viên ỏe họe ấy thì bảo chúng chuyển nghề khác đi, đầu óc thiển cận hẹp hòi như vậy thì có đi dạy cũng chỉ hại người mà thôi.
Chị thân mến.
RépondreSupprimerEm thấy có một cái gì bất ổn ở đây. Theo quan điểm của em, em không đồng ý với thực trạng này. Đó là một điều bất thường mà lương tâm người nào nghe qua tự nhiên cũng khó chịu. Tinh thần Pharisiêu thì em thừa biết rồi.
Theo quan điểm của em. Vấn đề chính vẫn là vấn đề Quyền Lực. Một khi người ta chưa giải quyết được vấn đề quyền lực một cách thỏa đáng thì người ta vẫn dùng quyền lực đển đè đầu, đè cổ nhau.
Tuy nhiên, còn một vấn đề nữa là khủng hoảng Căn Tính.
Trước đây, mỗi người sống trong xã hội có thể tìm thấy ý nghĩa căn bản của cuộc đời mình trong một vai trò hay nghề nghiệp. Người ta sống chết với nghề. Vai trò và nghề nghiệp được xã hội công nhận và tôn trọng. Trong xã hội đó, ý nghĩa ấy tạo nên một giá trị căn bản về cái mình "là" ( etre). Khi đó, người ta cũng có một chút tự hào về bản thân và có một thứ lương tâm nghề nghiệp. ý nghĩa ấy giúp người ta xác định bản thân, tìm được giá trị con người, ý nghĩa cuộc đời, và có thể tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường và văn hóa tiêu thụ lôi cuốn con người vào vòng xoáy của đồng tiền. Việc có tiền và có nhiều tiền là tiêu chuẩn duy nhất để con người có được những thứ khác. Muốn thăng tiến bản thân phải có tiền, muốn được người khác kính trọng...Tất cả đều nhờ có tiền. Khi ấy con người không thấy mình "là", và là gì đi nữa cũng chẳng quan trọng bao nhiêu. Con người chỉ thấy mình "có" (avoir), và càng có nhiều thứ thì càng thành công trong vận mạng của mình. Tâm thức ấy ngầm phá hoại căn tính đời người. Người ta không còn an vui được với bản thân, với ý nghĩa công việc của mình, với vị trí xã hội của mình, mà luôn lo lắng để có tiền và để được người khác chấp nhận. Khi ý nghĩa căn bản của đời sống con người bị phá hủy, tất cả những tô vẻ rườm rà, cồng kềnh bên ngoài, những danh hiệu, những chức vụ...chỉ còn là cái xác không hồn, và cuộc sống lại càng dễ tạo nên những khủng hoảng tâm lý.
Khủng hoảng căn tính là tình trạng con người không tìm thấy một ý nghĩa đích thực, giá trị tích cực và ý nghĩa làm nên nét đẹp của đời sống mình đang sống. Trong khi mà trên bình diện sự kiện, cuộc sống càng ngày càng có nhiều khó khăn, thì trên bình diện ý nghĩa, tâm hồn con người càng ngày càng rỗng tuếch. Đó là một sự khủng hoảng căn bản của mọi thứ trục trặc khác trong đời sống hiện nay.
Ủa tưởng là macngon bỏ đi rồi thì chị định tự dạy tiếng Pháp một mình chứ? :-) Khiếp ca một bài triết lý rõ dài !! Hehe, thử suy luận nghen ! Nếu không cử (nữ) giáo viên đi tiếp khách, vì họ cao quý quá, thì ta sẽ cử ai? (Ai kém cao quý hơn?)
SupprimerVấn đề không phải là ai cao quí hơn ai.
SupprimerTheo em nghĩ, Vấn đề là tính chất "độc đáo" của mỗi con người. Mỗi con người có cái độc đáo của riêng mình, nghĩa là không ai khác, không một cá thể nào dù cùng loại có thể thay thế hoàn toàn được. Tính cách riêng biệt này được hình thành là nhờ một cấu trúc giá trị mà mỗi người tự sáng tạo cho bản thân: Tôi thích cô hoa hậu này vì đối với tôi cô ta có một điều gì đó làm tâm hồn tôi dịu lại; tôi chọn nghề giáo vì đó chính là nghề đào tạo nhân cách con người...
Khi không nhìn cho đủ tính cách độc đáo như là nét phẩm giá của con người, người ta sẽ dễ dàng đi đến chỗ đoàn lũ hóa con người. Chính nền tư tưởng coi thường phẩm giá con người, coi con người chỉ là một sinh vật xã hội, nền tư tưởng ấy đã làm cho những giá trị nhân sinh không thâm nhập và gắn kết vào phẩm giá chân chính của con người, mà chỉ tạo nên những lớp vỏ những giá trị thuần túy xã hội, thuần túy ngoại tại. Những giá trị này không có khả năng "giáo dục" thực sự mà chỉ đúc khuôn, nhào nặn con người trong một môi trường đầy tính phong trào của tập thể mà thôi.
Nhân tiện cung nói luôn, một xã hội mà luôn nhấn mạnh đến việc "sống và làm việc theo pháp luật", ta thấy nó vẫn đang thiếu hụt nền tảng và có nguy cơ tiến đến phá hủy nhiều giá trị.
Không thể có một xã hội không có pháp luật, nhưng nguồn mạch để đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo nếp sống an vui hạnh phúc, lại không phải là luật pháp mà là nhờ những giá trị nhân bản.
Xin được giải thích tính "độc đáo" thêm một chút. Nếu tôi hiểu rằng tôi có những khả năng khác người ta, khác không có nghĩa là trội hơn, vì có thể là kém hơn, nhưng kém một cách khác, chớ không phải kém như một người có mười ngàn đồng, và người kia có mười triệu đồng; khả năng con người không tính bằng lượng nhưng tính bằng phẩm. Nếu tôi hiểu khả năng tôi và biết rằng tôi phải tận dụng khả năng đó để thể hiện ý nghĩa cuộc sống nhân sinh của tôi.
Nếu vấn đề không phải là ai cao quý hơn ai, thì thay vì cử cô giáo đi tiếp khách, ta cử các cô cave đi tiếp khách, thì macngon thấy có hợp lý hơn không?
SupprimerLiệu lúc đó có ai xông ra kêu gào làm thơ chửi rủa không?
Còn về chuyện bầy đàn, thì đã sống trong xã hội, thì phải có tính bầy đàn. Còn muốn giữ nguyên tính độc đáo cá nhân thì như Rousseau nói, nếu con người cá nhân sống một mình trong rừng, thì nó sẽ rất sung sướng, đói thì nó ăn trái cây, khát thì nó uống nước suối, mệt thì nó nằm ngủ dưới một tán cây :-) Thế việc gì nó phải chung sống với loài người cho khổ ra ?
Jean-jacques Rousseau cũng có thảo luận về nguồn gốc và cơ sở bất bình đẳng giữa người với người.
RépondreSupprimerTư tưởng của ông được xây dựng dựa trên nền tảng : Con người tự bản tính là tốt, chính xã hội đã làm hư hoại con người.
Xã hội không phải là bầy đàn, đoàn lũ.
Mục đích của khế ước xã hội không phải là hòa giải tất cả quyền lợi ích kỷ cho bằng nhằm phát triển một ý muốn chung điều này có thể làm được bằng cách tạo những cuộc hội nghị của dân chúng, lấy ý kiến chúng. Ý muốn chung này phải vượt lên trên các lợi ích dị biệt. Không phải là loại trừ cá nhân theo kiểu bầy đàn. Nhưng con người sống chung với nhau phải có gắn dàn xếp để tim cái chung, tìm ra cái đặc thù của mình để vươn ra cái phổ quát.
Trong ý muốn chứng này, mỗi người khám phá ra tất cả những điều khác:: lợi ích, ước muốn, hạnh phúc. và nhất là tự nền tảng, ý muốn chung đó bao hàm một qui luật của ý thức, đó là phán đoán bẩm sinh về thiện ác mà mỗi người tìm lại được nơi chính mình...
Vấn đề Cave Chị đi xa quá rồi.
Đã suy luận thì phải đi xa hết mức có thể chứ ! Chẳng lẽ lại sợ hãi đến mức không dám suy luận hay sao?
SupprimerÔng Rousseau không phải là lúc nào cũng đúng đâu, ví dụ như ổng lúc nào cũng ca ngợi tự nhiên, nhưng vài nhà phê bình có nhận xét là "tự nhiên" đối với ổng là một khu rừng đẹp, được chăm sóc cẩn thận để ổng có thể đi dạo thoải mái, nghe chim hót... :-) (Chứ nếu cho vào rừng rậm kiểu Việt Nam mình với muỗi mòng, rắn rết... thì ổng không thích tự nhiên nữa, hehe !) Đừng tin ổng quá, cứ đọc và ngẫm nghĩ thôi.
Chị lấy hình ảnh cave để làm đối trọng với hình ảnh "cao quý nhất" là các cô giáo ! Chị vẫn nhấn mạnh là, nếu trong vụ "tiếp khách" này, mà không phải là các "cô giáo" tiếp khách, mà là các cô nào khác, thì đã chẳng có gì nghiêm trọng, chẳng ai thèm nói một lời. Và việc phân biệt cô "cao quý" với cô "hèn hạ" này làm chị rất rất tởm, chị thấy rõ cái bộ mặt đạo đức giả của bọn trí thức thối của Việt Nam !
Em bận làm bài không có nhiều thời gian nên viết ngắn.
RépondreSupprimerVấn đề em muốn nhắm vào là tầng lớp lãnh đạo ở Việt Nam.
Quyền lực nắm trong tay muốn làm gì thì làm. Em đã giải thích vấn đề căn tính ở trên rồi.
Đảng nắm tri thức lịch sử và dẫn dắt dân theo bánh xe lịch sử. Đảng nắm giữ Chân Lý. Người dân cứ vậy mà làm theo. Muốn nói cũng không được nói. Em chỉ muốn nói tiếng nói của người dân thường, họ là giáo viên, là công nhân.
Công dân của một nước thì chưa chắc?
Làm bài đi, làm bài đi :-)
SupprimerChị thì không thích khi người ta chỉ trích người khác bằng cách nói một điều sai toét, đạo đức giả ! Nó cho thấy đầu óc thiển cận và tâm hồn thấp kém của kẻ chỉ trích. Cứ cho là Đảng ta rất tệ đi, nhưng macngon tưởng là cái đảng của ông Trump khá hơn hả? Ông ấy vừa trúng cử thì ở bên Mỹ chúng đã bắn chết một thằng bé Việt Nam 15 tuổi kia kìa ! Thằng bé trông dễ thương sáng láng quá, chết oan uổng quá, đau lòng quá (nó đi chơi với bạn xong đạp xe về nhà, bị bắt chết ngay trên đường) ! Cho nên chị thà cứ cho Cộng sản Việt Nam nắm quyền còn hơn, lật đổ họ có khi lại đưa một thằng ngu lên thay thế, thì chẳng hóa tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. Còn chúng muốn nắm chân lý hả, ừ thì cho chúng nắm chân lý, nắm chặt vào nhé ! Còn mình thì cứ đừng tin chúng thì thôi chứ?
Trump chỉ nhằm lợi ích một số người. Ông ấy chỉ có thể là bá vương chứ không thể là đế vương được. Bản thân em cũng không thích Donal Trump.
RépondreSupprimerNhưng Chị sống nước ngoài thì chỉ đọc tin thôi. Em sống ở Việt Nam ngán cách điều hành và làm việc của Đảng rồi. Họ bù nhìn, thiếu tài lẫn đức, tham nhũng, bảo thủ, bạo lực... Chị học cao cũng biết rồi, cái lý thuyết cộng sản chỉ là lý tưởng thôi.
Dù sao, các nước chế độ dân chủ, tư bản họ chưa thể sống đúng với lý tưởng của họ, nhưng vẫn có một điều gì đó nó khác xã hội ta lắm.
Cứ nhìn vào lãnh vực giáo dục, y tế, khoa học thì biết ngay....
macngon (và người Việt Nam mình nói chung) khi họ suy luận thì họ cứ trộn lẫn tùm lum đủ thứ, và rốt cuộc là sa vào một cái mớ bòng bong không thoát ra được. Tất nhiên là sống ở nước ngoài mà có thu nhập, công việc ổn định thì khá dễ chịu, nhưng mà chị nghĩ là sống ở VN, hay bất cứ đâu, mà có thu nhập ổn định thì đều dễ chịu. Nhưng mà chị đảm bảo với macngon là, nếu hết tiền thì chị phải về Việt Nam, chứ ở lại Pháp thì chết ngay.
Supprimermacngon phải biết là, dân nghèo ở bên này họ cũng khổ lắm, không khác gì Việt Nam cả. Chị đi làm về khuya, thấy trên xe bus cũng đầy người đi làm về, họ rất mệt mỏi, ăn vội cái gì đấy trong xe bus, quần áo lôi thôi, người hôi hám (chắc họ làm lao động chân tay), sinh viên đi dọn phòng khách sạn, đổ rác... là chuyện thường.
Tất nhiên là chị không ủng hộ độc tài, nhưng chị nghĩ là, họ không thể độc tài mãi được, từ từ họ phải tiến bộ. Còn nếu họ không tiến bộ, thì họ tự đào thải thôi. Tuy nhiên chị lo lắng là, độc tài Cộng sản Việt Nam mà hết tiền, thì có khả năng là họ bán luôn VN cho Trung Quốc, thì lúc ấy sẽ rất phiền. Bọn mafia TQ chúng sẽ diệt mình tơi tả ! Đấy mới là điều đáng lo nhất, những chuyện khác vẫn còn là chuyện nhỏ.
Tóm lại bòng bong hay không thì em chỉ muốn nói lên sự thật.
SupprimerViệc chờ đợi đã quá lâu và đất nước không có một chút khởi sắc gì cả. Chị thích con của Chị được học ở Pháp hay ở Việt Nam?
Hehe, câu hỏi hay quá ! :-)
Supprimer"Cuộc đời gồm có hạnh phúc ít ỏi và những năm dài chờ đợi !" Chị nhớ lần đầu chị trích dẫn câu này (hồi ấy còn bé), cả nhà cười lăn cười bò ra :-D Sự thật bao giờ nó cũng tức cười như vậy đó ! Kiên nhẫn, kiên nhẫn !
Thông báo cho macngon biết là nếu học ở trường công ở khu ngoại ô nghèo của Paris này, thì chị thích con chị học ở Việt Nam hơn (mặc dù thày cô giáo thì tuyệt vời, nhưng mấy thằng nhãi đầu gấu nó đấm cho một quả thì con gái chị nghỉ học hết mấy ngày). Và không phải vô cớ mà các bậc cha mẹ Việt Nam tại Pháp hầu hết đều cho con vào học trường tư, như vậy thì thực ra họ đâu có được hưởng lợi gì từ hệ thống trường công nổi tiếng của Pháp? Còn trường tư thì ở Việt Nam hay ở Tây cũng đều như nhau cả. Nhưng tất nhiên là chị không thích thày cô ở Việt Nam, nhiều người thật là không xứng đáng. Cho nên chị vẫn giữ quan điểm là phải cấp học bổng cho học sinh nghèo trường sư phạm, như vậy thì mới tuyển được giáo viên giỏi. Không biết lão Bộ trưởng GD nào bỏ cái chế độ ấy đi, chính hắn mới là dốt thực sự đấy !
Còn chính phủ của mình thì họ cũng có tiến bộ đấy chứ? Quyết định hội nhập quốc tế của họ là đúng đắn, và từ từ nó sẽ phát huy tác dụng. Khi mà đất nước chậm lụt như vậy, thì dân đổ lỗi cho chính phủ, chính phủ thì chê dân trí thấp. Nếu cứ bàn ai đúng ai sai thì chắc bàn mãi không ra. Đơn giản là cả hai bên đều có lỗi. Chính phủ cố gắng thì dân cũng phải cố gắng. Chị nhìn dân Việt Nam mình, chị chán nhất là họ không có thể dục thể thao gì cả, trông họ bèo nhèo, bạc nhược, lười biếng. Dân tình thế thì chính phủ có tốt mấy cũng đành chịu. Giống như ở Pháp, thày cô tốt mà gia đình dạy con láo toét thì thày cô cũng cực như trâu mà trò thì dốt vẫn hoàn dốt.
SupprimerCứ bảo tại sao bạo lực học đường? Trẻ con ở tuổi ấy tính tình chúng nó hung hăng lắm, ở bên Tây này chúng đánh nhau, thậm chí cả giết nhau ấy chứ ! Lẽ ra phải tạo điều kiện để chúng nó được chơi thể thao, tập thể dục nhiều hơn, chúng nó tiêu bớt năng lượng đi, tối về mệt vật ra ngủ thì tính tình cũng mát đi, có thế thôi mà cứ lôi những đức hạnh với đạo đức ra mà dí nhau dạy nhau mãi, giáo dục công dân với chả "tiên học lễ" blablabla... Chừng nào học lễ mãi không khá nổi thì các bác nghe lời tôi cho chúng nó đi học thể thao nhé !
Chị kể tiếp cho macngon nghe ! Một bữa ăn trưa của trẻ em ở cantine nơi chị ở giá 13 euros, phường xã thông báo như vậy. Nhà nước trợ giá phân nửa còn 6,5 euros. Tính tiền bữa ăn cho cha mẹ sẽ tùy theo thu nhập của họ, thay đổi từ 54 centimes tới 6,5E. Cha mẹ nghèo đông con thì trả ít tiền, cha mẹ khá giả thì trả nhiều tiền hơn. Bữa ăn rất là ngon lành, đủ chất, thực đơn thay đổi mỗi ngày rất đa dạng, có món khai vị, món chính, tinh bột, rau, bánh mì, fromage, tráng miệng. Thế mà trẻ con vẫn chê vừa ăn vừa bỏ (con gái chị thì thích lắm, có hơi ốm cũng cố đi học để ăn bữa trưa :-) ). Bỏ thì phải đổ đi vào thùng rác chứ không lấy lại được. Năm nay tiền ăn của một số cha mẹ bị tăng lên, có khi gần gấp đôi năm ngoái, họ la quá trời, nhưng mà phường xã giải thích là phải làm như vậy để bù thu chi, thì số bữa ăn rẻ tiền cho nhà nghèo mới tăng lên được, mà không bị hụt tiền ngân sách.
Supprimermacngon thử tưởng tượng xem, nếu áp dụng chính sách như vậy ở VN, đời nào các phụ huynh chịu? Họ sẽ chửi rủa om sòm và làm đủ mọi cách để không phải trả thêm tiền để bọn con nhà nghèo khác có được bữa trưa rẻ tiền. Tại dân mình xấu tính thì có, đừng có đổ hết cho chính phủ !
Nhà triết học lại bận làm bài rồi ư? Hay là bị vexé về vụ "mớ bòng bong"? :-)
RépondreSupprimerTrở lại chuyện "tiếp khách". Ở bên Tây này đi tiếp khách là chuyện thường, chị làm hoài, ví dụ công việc có thể là mình mặc đồng phục đứng bên cạnh một trong số nhiều cái cửa, thấy khách ngơ ngác đi tới thì chìa tay ra nói to "ông đi lối này", đấy là đi làm kiếm tiền. Còn khi trường, khoa có hội thảo gì đấy, thì các thày chạy cong đuôi ra sân bay đón khách, các cô cùng sinh viên thì lo tiếp khách, mời nước, mời rượu, bưng mấy đĩa đồ ăn đi mời, dọn dẹp... mà chẳng có được trả tiền đâu nhé, làm giúp thày cô vậy thôi. Ăn nhà hàng mà được mời thì mình cũng hổng chê, nhưng mà không tới lượt mình, ai phát biểu thì mới được tiêu chuẩn đó. Cho nên chị thấy chuyện tiếp khách là không có gì đáng eo xèo cả, bình thường, bình thường !
Nó sẽ không bình thường khi nào? Khi mà khách mời sờ mông mình, chắc là vậy :-D :-D Chị chưa từng thấy các GS sờ mông sinh viên như vậy, nhưng mà ai biết đâu đấy ? Bọn quấy rối tình dục ở đâu mà chả có, có tên còn leo cao luồn sâu đến chức Tổng thống Mỹ kia kìa ! Ở bên Pháp cũng có ông Dominique Strauss-Kahn cũng suýt làm Tổng thống Pháp, dân Pháp cũng bị một phen toát cả mồ hôi. Nhưng giả sử có chuyện như vậy đi nữa, thì giải quyết thế nào chứ chả lẽ lại hủy luôn hội họp, hội thảo?
Con người có khuynh hướng thích khen. Mà phải khen đúng thực chất. Tuy nhiên, theo em không nên thích người ta khen mình, vì mình càng thích người ta khen bao nhiêu thì điều đó sẽ tỉ lệ thuận với khi người khác chê mình. Lối sống đúng với thực tế là điều em tập luyện.
RépondreSupprimerVấn đề của Chị nói có thể đúng bên Tây, nhưng đối với ta thì nó mang ý nghĩa khác. Bản thân em vẫn không đồng ý Chị ạ. Không phải ảnh hưởng của Khổng Giáo đâu nhé!
Mỗi hành động chính chủ thể của hành động ban cho nó một ý nghĩa. Vì thế không thể quy chiếu phạm trù này tương tự với một phàm trù khác theo một ý nghĩa...
Không phải Khổng giáo thì là gì? Chứ không lẽ người ta mặc đồ đẹp, trang điểm, tiếp đón, mời rượu mời nước, chỉ đường, phục vụ... ân cần các thứ rồi lại đi sờ mông người ta? Tệ thật đấy !! Chắc ý macngon là ở bên Tây người ta không có làm vậy mà chỉ có Việt Nam mới làm vậy chứ gì? Mọi rợ thiệt !
SupprimerKhông một triết gia nào là một thằng ngốc. Ông Khổng cũng có cái hay của ông. Nhưng ở điểm này thì khác
SupprimerÔng ấy có dành cho phụ nữ vị thế nào đâu.?
Em đã nói rồi, mấy ông quan tham lơi dụng quyền.
Cái đáng phẫn nộ nó nằm ở đó. Ăn uống tác tráng còn bắt người khác hầu hạ mình. Sau đó còn dở trò sở khanh.
Mấy cái ông Bí Thư, bộ trưởng bộ giáo dục nhìn mặt thấy không sáng láng gì cả, đen tối cả bầu trời. Bộ trưởng giáo dục gì mà không biết ăn nói.Để rồi làm nhiều người phẫn nộ.
Còn việc phục vụ thì dù có tổng thống cũng phải đi nhặt rác. Tùy theo tính chất của công việc...
Ăn uống trác táng. Ông Obama sau hai nhiệm kỳ ông ấy thân thể hao mòn, tóc bạc. Sao mà mấy ông nhà mình càng lúc thân thể càng phì ra, tóc vẫn xanh.
SupprimerThấy bảo hết nhiệm kỳ Tổng thống vợ chồng nhà ông ấy đang mua hai cái biệt thự to đùng ở mấy thành phố lớn của Mỹ kìa, hehe !
SupprimerTrở vấn đề giáo dục trên kia em xin có đôi lời.
RépondreSupprimerGiáo dục đạo đức cho học sinh ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của chính trị.
Đạo đức cũng phải theo chủ nghĩa Mac-le. Cuốn sách giáo dục công dân hồi xưa em nhớ nội dung là những định nghĩa trừu tưởng của triết học Mác.
Mỗi sáng thứ hai đầu tuần các em đứng chào cờ. Vì nơi em ở gần trường học tiểu học cho nên vào đầu tuần là được nghe quốc ca "đường vinh quang xây xác quân thù" điều này vô hình chung gieo vào đầu trẻ thơ tinh thần bạo lưc tranh đấu. Tội nghiệp các em. Bọn chúng còn trong sáng.
Văn học đượm màu cách mạng.
Suy tư, và ngay cả lãnh vực nghệ thuật cũng phải theo chủ nghĩa này, chủ nghĩa khác. Như vậy thì làm sao có thể mở ra với cái hay, cái đẹp của nguồn tri thức nhân loại. Nói thế không có nghĩa là người ta không còn khoảng trống để mà suy tư.
Trong tiếng Latinh ông thầy dạy tiểu học được gọi là Ludere có nghĩa là người dạy cho trẻ biết chơi.
Thế mà các em học sinh ở ta không gian chơi rất ít.
Một lần em đưa một người em họ đến trường,chứng kiến cảnh em quằn lưng để mang chiếc cặp, em thấy thương đứa em. Em còn nhỏ mang chiếc cặp nặng như thế sau này gù lưng thì sao? Điều này là có thật...
Em ơi em ơi, thế em tưởng là cặp sách Tây không nặng hả? Nó nặng đến nỗi bọn trẻ con phải dùng loại cặp có bánh xe để kéo đi. Đấy là ở trường mỗi đứa đã có một ngăn tủ riêng để đựng đồ. Nhưng công nhận cặp sách nặng đúng là vấn đề thật, tất nhiên là trẻ con sẽ bị tổn hại cột sống. Nhưng ở bên này thì phụ huynh họ phản ứng mạnh, thày cô cũng luôn nghĩ cách giúp đỡ học trò, nên trẻ con đỡ khổ. Ở bên mình thì mọi người thờ ơ lắm, sống chết mặc bay. Mình nói nọ nói kia thì bảo mình lắm lời !
Supprimer