Ở bên Pháp chắc cũng đã gặp phải trường hợp này, nên họ có một cái "Cơ chế Tú tài xuất sắc" (Dispositif Meilleurs Bacheliers), theo đó thì 10% những học sinh thi tốt nghiệp Tú Tài hạng xuất sắc của mỗi trường phổ thông, mỗi chuyên ban, sẽ được ưu tiên nhận vào học trường/nghành mà em ấy đăng ký nguyện vọng. Đấy là từ trên Bộ dí xuống, bắt các trường phải nhận :-) tức là các trường, cho dù có nhận đủ chỉ tiêu rồi, thì cũng bắt buộc phải tạo ra thêm ÍT NHẤT là một chỗ nữa để nhận thêm một (hoặc hơn) học sinh Tú Tài xuất sắc ấy !
(Tất nhiên là, nếu có hai thằng Tú Tài xuất sắc, muốn vào trường chuyên Charlemagne chẳng hạn, mà trường lại chỉ muốn nhận một em thôi, thì tất nhiên là em điểm cao hơn sẽ đậu, còn em kia thì vẫn phải chịu cảnh bơ vơ, và sẽ được nhận vào một trường đẳng cấp kém cao hơn, thuộc nguyện vọng kế tiếp của nó.)
Lãnh đạo Bộ Giáo dục trần tình về điểm chuẩn đại học quá cao
Kỳ tuyển sinh đại học năm nay đã cơ bản hoàn tất với 73% số trường tuyển được từ 70% chỉ tiêu trở lên. Với việc cho thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng và xét tuyển bình đẳng trên điểm số giữa các nguyện vọng, kỳ xét tuyển năm nay đã tạo thuận lợi rất cho thí sinh.
Tuy nhiên, dư luận vẫn băn khoăn khi điểm chuẩn năm nay rất cao so với các năm trước, nhiều ngành ở mức kỷ lục. Vấn đề cộng điểm ưu tiên cũng có nhiều ý kiến trái chiều.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Kim Phụng đã có cuộc chia sẻ với báo chí xung quanh vấn đề này.
"Biến động không nhiều ở điểm thi"
- Thưa bà, đợt một xét tuyển đại học đã kết thúc. Điểm chuẩn của các trường năm nay có khá nhiều biến động, nhất là trường nhóm trên, một số ngành đạt điểm kỷ lục, thậm chí 30 điểm. Bà nhận định thế nào về việc này?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Thực ra điểm thi năm nay cũng không có biến động nhiều hơn so với những năm trước. Mặt bằng điểm có cao hơn những năm trước nhưng trong số các môn xét tuyển cũng có ba môn điểm trung bình dưới 5 điểm, 5 môn điểm trung bình từ 5 đến dưới 6 điểm, hai môn điểm trung bình từ 6 đến dưới 7 điểm. Như vậy sự biến động không nhiều ở điểm thi.
Tuy nhiên, đề thi năm nay là đề trắc nghiệm nhiều nên sự phân hóa tương đối cao. Bên cạnh những em điểm thấp, trung bình thì cũng rất nhiều em được điểm cao.
Những em điểm cao này cộng với cơ chế xét tuyển năm nay là cho thí sinh đăng ký không giới hạn nguyện vọng, các nguyện vọng xét tuyển bình đẳng theo điểm từ trên cao xuống, nên các em dồn vào những trường có tính cạnh tranh cao. Đó cũng là điều có thể dự đoán được và là nguyên nhân chính.
[Điểm chuẩn quá cao, thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt đại học]
Bên cạnh đó, năm nay, nhiều trường nhóm trên giảm chỉ tiêu. Ví dụ, toàn bộ khối trường công an, quân đội năm trước tuyển cao đẳng, năm nay không lấy cao đẳng nữa.
Năm trước, khối trường công an, quân đội đã lấy hầu hết thí sinh điểm cao vì khối này vào học nghĩa là vào biên chế Nhà nước. Năm nay khối công an giảm 54% và khối quân đội giảm 32% chỉ tiêu.
Như vậy, số này giảm đi khá nhiều. Những thí sinh điểm cao sẽ dồn vào số ít các trường điểm cao còn lại, đẩy điểm lên cao hơn năm ngoái.
Điều quan trọng của một kỳ thi là có đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng, minh bạch hay không, có phản ánh đúng tương quan học tập của thí sinh hay không và có tính phân loại cao để xét tuyển đại học, cao đẳng hay không chứ không phải ở điểm cao hay thấp.
Kỳ tuyển sinh đại học năm nay đã đảm bảo được yêu cầu đó nên kết quả thi là tin cậy.
- Một vấn đề cũng được nhiều thí sinh quan tâm là điểm ưu tiên, ví dụ như trường hợp thí sinh được 29,15 điểm vẫn trượt ngành Y đa khoa của Đại học Y Hà Nội. Có ý kiến cho rằng điểm ưu tiên khu vực đã tạo cơ hội cho một số thí sinh và làm mất cơ hội của một số thí sinh khác. Bà nghĩ sao về điều này?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Nếu nói đến điểm ưu tiên thì điểm ưu tiên hiện nay là để phân biệt sự chênh lệch điều kiện học tập giữa các vùng miền như giữa thành phố và nông thôn, nhất là với miền núi, đặc biệt với các đối tượng chính sách xã hội không có may mắn về điều kiện học hành như những thí sinh khác.
Điểm ưu tiên là để đảm bảo công bằng giữa các thí sinh có điều kiện học tập không giống nhau nên điểm ưu tiên là cần thiết.
Vì vậy, không thể nói điểm ưu tiên làm mất cơ hội của những thí sinh khác.
Cơ chế năm nay đã cho các em đăng ký không giới hạn nguyện vọng và cho các em được điều chỉnh nguyện vọng sau khi biết điểm cho phù hợp với điểm thi.
Nếu yêu thích y đa khoa em có thể đăng ký thêm ngành y đa khoa của Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y Thái Bình, Đại học Y Nam Định… Ở đây chỉ có thể nói là lấy làm tiếc vì các em đã không tận dụng được cơ hội của mình dù điểm cao.
"Kỳ thi gọn nhẹ, hiệu quả"
[170 trường đại học xét tuyển đủ chỉ tiêu trong đợt một]
- Kỳ tuyển sinh năm nay đã đi qua giai đoạn cao trào nhất là xét tuyển đợt một. Bà có nhận định như thế nào về kỳ xét tuyển này?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Mùa tuyển sinh năm nay đã đáp ứng được mong đợi cơ bản của các trường cũng như của thí sinh.
Thành công là thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng không giới hạn để chọn được đúng ngành mà các em yêu thích chứ không chỉ được chọn một vài trường để đạt mục đích đỗ đại học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng làm kỳ thi nhanh gọn, minh bạch, hiệu quả hơn. Việc phối hợp giữa ban chỉ đạo kỳ thi quốc gia với các trường, nhóm trường cũng rất tốt.
Qua đợt một, hơn 50% số trường tuyển được 100% chỉ tiêu. Có 234 trường tuyển đạt từ 70% chỉ tiêu trở lên, chiếm 73% tổng số trường. Đây là con số chưa từng có ở các năm trước. Điều này đã đáp ứng được yêu cầu của các trường và làm kỳ tuyển sinh gọn nhẹ hơn, hiệu quả hơn, giảm việc phải kéo dài ra các kỳ bổ sung, không gây áp lực cho thi sinh, nhà trường và xã hội.
Đây là thành công nhất ở đổi mới. Kỳ thi năm nay đã đảm bảo được yêu cầu của Nghị quyết 29 là đơn giản, nhẹ nhàng, không gây áp lực nhưng nghiêm túc, hiệu quả. Đó là những thành công cơ bản đã được xã hội ghi nhận.
- Xin cảm ơn bà!./.
http://www.vietnamplus.vn/lanh-dao-bo-giao-duc-tran-tinh-ve-diem-chuan-dai-hoc-qua-cao/459462.vnp
Va-t'en !
RépondreSupprimer