jeudi 7 mars 2019

Những kẻ 'hôi' hoa làm gì có tư cách mà chơi hoa

PLS : Chính là mày không có tư cách để viết báo truyền bá văn hoá ấy, thằng phóng viên tồi vô văn hoá ạ !

Sao mày không đi hỏi bọn lãnh đạo công ty cây xanh, là chúng nó bỏ bao nhiêu tiền mua hoa Đà Lạt, đem chưng ở Hà Nội, rồi không chăm sóc để cho hoa héo khô héo quắt treo lơ lửng khắp phố trông rất ghê tởm ? Nó cho thấy lòng dạ những kẻ "chơi hoa" như chúng mày đấy ! Chúng mày nên mời người dân đem hoa về nhà mà chăm sóc, không thì thôi lần sau đừng có chưng hoa nữa. Cái quân lòng dạ giả dối, giấu cách nào nó cũng cứ lòi ra !

 

Những kẻ 'hôi' hoa làm gì có tư cách mà chơi hoa

(VTC News) - Hoa là kết tinh cái đẹp của đất trời, cho nên những kẻ đã đi “hôi” hoa trên đường thì làm gì có tư cách mà thưởng lãm hoa.

Tưởng nỗi xấu hổ về nhiều tính cách xấu xí của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế đã đủ để gặm nhấm cho cả thế hệ, tái diễn bằng hình ảnh người dân đổ xô lấy hoa trang trí trước khách sạn JW Marriott, Hà Nội ngay khi Tổng thống Trump rời đi sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Mấy tiếng trước, còn là cờ hoa rực rỡ đứng vẫy chào người đứng đầu Nhà Trắng thể hiện lòng mến mộ, hiếu khách, mấy tiếng sau đã bộc lộ bản chất lật lọng “ăn cướp” không hơn, phá tan hoang cảnh đẹp trang trí đón khách, thể hiện đúng tính cách và lối tư duy hoang dã, không muốn làm chỉ muốn hưởng thụ của không ít người.
Nhung ke 'hoi' hoa lam gi co tu cach ma choi hoa hinh anh 1

Vài hôm sau nữa, cảnh tượng tương tự tiếp tục diễn ra tại con phố Kim Mã, Hà Nội. Những chậu hoa sặc sỡ, mát mắt, cầu kỳ được bày biện trang trí cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều nhanh chóng chỉ còn trống trơn vài chiếc lá gãy nát, dấu chân trên bãi đất vương vãi, hoàn toàn không còn dấu tích 1 chậu hoa nào từng tồn tại trên giá đỡ.
Trang trí đẹp đẽ đón khách – khách đi thì phá phách đạp đổ trở lại trạng thái ban đầu, nghĩa là bản thân những người sinh sống ở nơi đó sống trong sự nhếch nhác quen rồi nên chỉ cần vỏ bọc đẹp mặt lúc nhà có khách là được? Những khách quý của đất nước mà đọc được những dòng tin này, thì người Việt, hẳn là sẽ trở nên nhục nhã đến hoàn hảo, khi không che giấu nổi bản chất bệ rạc của mình.
Không biết những kẻ ấy, có biết mình không xứng đáng ngắm hoa? Đã “hôi hoa”, cướp hoa, thì thấy vẻ đẹp của hoa như thế nào? Hay chỉ thấy hả hê như một loại chiến lợi phẩm không mất tiền được mang về nhà? Phải nói, là một loại ăn cướp ngang nhiên và trắng trợn mới đúng.
Tác giả Vương Trí Nhàn, ở chương 6 của “Người Việt xấu xí” – một cuốn sách thẳng thắn chỉ ra những thói hư tật xấu của người Việt đã dùng cụm từ “Đời sống hàng ngày hủ bại tầm thường” để miêu tả một nét tính cách của người Việt.
“Lười nhác, không giữ danh dự, chỉ tham lam chạy theo những giá trị tầm thường” – của mấy chục năm trước và vài chục năm sau nữa, vẫn cứ như một đặc điểm nhận dạng, khi tư duy “của chùa là của mình”, “cái gì ngoài đường đương nhiên là của mình”- dần định hình tính cách và bản chất của một bộ phận không nhỏ người Việt.
Đặc sản “hôi của"
Từ bia đến hoa, từ ngô đến xăng dầu, không một cái gì người Việt không “hôi’’, định hình một thứ tư duy ăn cướp trắng trợn.
 
Từ bia đến hoa, từ ngô đến xăng dầu, không một cái gì người Việt không “hôi’’, định hình một thứ tư duy ăn cướp trắng trợn.
Giáo sư ngôn ngữ Frank Trịnh Nguyễn thuộc ĐH Western Sydney bất lực kể lại, ông đã mất nhiều năm tìm cách dịch hai từ “rải đinh” và “hôi của” sang tiếng Anh cho cuốn từ điển mới mà bất thành. Bởi đơn giản, trong một thế giới văn minh, những hành động được đánh giá vào hàng chưa tiến hóa hết như vậy, tưởng đã thoát thai từ kiếp nào, nghĩa là sẽ không ai có ý niệm về nó.
Nhưng BTV truyền hình người Nga, lại có một định nghĩa đơn giản hơn khi chứng kiến cảnh tượng nhốn nháo người Việt hôi bia ở Đồng Nai hồi năm 2013: “Cái gì anh đánh rơi coi như là đã mất…Và nỗi đau khổ của một người, trở thành niềm vui của rất nhiều người.”
Đám đông lao vào cướp 1.500 thùng bia, thậm chí mang cả xe ba gác đến chở bia đi hân hoan niềm vui trước cái chắp tay van xin khóc lóc của tài xế, trở thành tin tức nóng nhất trên nhiều kênh truyền hình thế giới thời điểm đó.
Những người Việt biết hổ thẹn, đã phải cúi mặt. Nhưng giáo sư Frank Trịnh Nguyễn, có lẽ có thêm một chút tư liệu để phục vụ cho quá trình chuyển ngữ, từ sự gợi ý của BTV người Nga.
Nỗi xấu hổ – tương đồng với những đặc sản của người Việt trên nhiều phương tiện truyền thông thế giới, khi liên tiếp những vụ hôi hoa sau một buổi khai trương siêu thị ở TP.HCM, hôi ngô ở Đồng Nai, hôi hoa ở Hà Nội…được nhiều kênh tin tức lấy lại, đăng tải, kèm những lời bình luận đầy khó hiểu.
Video: Xôn xao clip dân đổ xô vơ vét hoa sau thượng đỉnh Mỹ - Triều
https://vtc.vn/nhung-ke-hoi-hoa-lam-gi-co-tu-cach-ma-choi-hoa-d461431.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire