vendredi 17 mai 2019

'Số người học đại học của Việt Nam còn rất thấp'

PLS  : Ah ah ! Tôi rất hài lòng là vấn đề này được đặt ra ! Tôi thường hay rất ngạc nhiên khi nghe mọi người kêu gào rằng bọn trẻ học đại học nhiều quá, cử nhân thất nghiệp, etc. không cho chúng học đại học nữa ! Tôi mới bảo, lý lẽ kỳ thật, không lẽ là mình ngu, hay mấy thằng đó bị khùng ? Bọn trẻ chúng càng học đại học nhiều thì càng mừng chứ ? Ít nhất là chúng có văn hoá, bớt cư xử như dân đá cá lăn dưa, thì xã hội càng dễ chịu. Đấy là chưa kể, bọn sinh viên mà đi làm việc ở Mc Do hay ở siêu thị chẳng hạn, thì một thằng làm bằng ba người thường, vì chúng làm việc vận dụng cả đầu óc lẫn chân tay, quan hệ lịch sự với mọi người.

Cho nên tôi tạm kết luận rằng thằng nào muốn ngăn cản bọn trẻ học đại học thì đấy là thằng đểu, chắc nó cũng chẳng có học hành gì nên muốn phá mọi người !



'Số người học đại học của Việt Nam còn rất thấp'

Số người học đại học của nước ta chiếm khoảng 28% dân số. Trong khi đó, ở các nước như Thái Lan, Malaysia, con số này lớn hơn rất nhiều, từ 43% đến 48%.
Đó là ý kiến của ông Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, trong buổi trao đổi, cung cấp thông tin cho báo chí sáng 17/5 về công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019.

Chỉ tiêu tuyển sinh đại học tăng

Theo số liệu Bộ GD&ĐT công bố, năm 2019, hơn 880.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia, giảm gần 40.000 em so với năm ngoái. Tuy nhiên, số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng lại tăng hơn 10.000, ở mức 653.000 em, tương đương khoảng 74%.
Trong đó, thí sinh tự do chiếm khoảng 4,3%. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước cũng tăng 7,5% so với năm 2018.
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng của năm 2019 giữ ổn định so với năm 2017, 2018. Tuy nhiên, nếu so sánh với các năm từ 2015 trở về trước, học sinh có nguyện vọng vào đại học, cao đẳng đã giảm nhiều.
Ông cho rằng đây là xu hướng tích cực, cho thấy hiệu quả của công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông.
'So nguoi hoc dai hoc cua Viet Nam con rat thap' hinh anh 1
Ông Mai Văn Trinh cho rằng nhiều thí sinh chọn giáo dục nghề nghiệp là điều đáng mừng. Ảnh: M.N.
“Sau khi tốt nghiệp THPT, các em có thể bước vào cuộc sống hoặc chọn học các trường cao đẳng, trung cấp nghề. Đây cũng là xu hướng của quốc tế. Nhìn rộng ra các nước có nền kinh tế phát triển, họ cũng đều trải qua những giai đoạn như chúng ta hiện nay. Càng ngày, số thí sinh vào các trường nghề sẽ tăng lên”, ông Trinh nói.
Ngoài ra, vị đại diện Bộ GD&ĐT này cũng cho rằng khung trình độ quốc gia ra đời là một tiến bộ, cho phép liên thông giữa các loại hình, bậc học. Bằng cách này hay cách khác, thí sinh cũng có thể học lên bậc cao hơn.
Mặt khác, điều này cũng cho thấy sự hiệu quả của công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông. Tất cả yếu tố trên cộng thêm sự tác động thực tế của nhu cầu xã hộ, nền kinh tế, khiến tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng giảm.

Giáo dục nghề nghiệp không thiếu nguồn tuyển sinh

Ông Phạm Như Nghệ, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thông tin tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2019 là hơn 480.000, tăng 7,5% so với năm 2018. Trong đó, nhiều trường được tăng chỉ tiêu tuyển sinh ở những ngành đã đạt kiểm định chất lượng đào tạo.
Ông Nghệ cho rằng dù chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng tăng, số người học đại học của nước ta chỉ mới 28% dân số. Con số này ở các nước như Thái Lan, Malaysia lớn hơn rất nhiều, khoảng từ 43% đến 48%. Ở Hàn Quốc và các nước phát triển, tỷ lệ này còn cao hơn nữa.
'So nguoi hoc dai hoc cua Viet Nam con rat thap' hinh anh 2
Ông Nghệ cho rằng các trường giáo dục nghề nghiệp có nguồn tuyển sinh rất dồi dào. Ảnh: M.N.
“Nói các khác, dù tổng chỉ tiêu tăng 7,5%, phù hợp năng lực đào tạo của các trường, số người học đại học của Việt Nam còn rất thấp so với nước khác”, ông Nghệ nhấn mạnh.
Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cũng cho hay có thông tin cho rằng các trường đại học tuyển nhiều quá thì không còn nguồn tuyển cho các trường dạy nghề, như vậy là không đúng.
Năm nay, gần 900.000 thí sinh dự thi, 74% trong số đó đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Trong khi đó, các trường xác định tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 480.000, kết quả thực tuyển trong khoảng 82%-85% chỉ tiêu đề ra. Các trường đại học, cao đẳng có tuyển sinh tốt thì cũng chỉ được khoảng 400.000 em. Như vậy, số thí sinh khi tốt nghiệp THPT, sau khi đã vào đại học, vẫn còn thừa gần 500.000 em, chưa kể số thí sinh còn tồn đọng ở các năm trước.
“Mặt khác, hàng năm, số học sinh tốt nghiệp THCS nhưng không vào học THPT cũng dao động 250.000-300.000 em. Như vậy, nguồn tuyển vào các trường giáo dục nghề nghiệp rất lớn, không lo thiếu. Vấn đề là các trường giáo dục nghề nghiệp có thu hút được thí sinh hay không mà thôi”, ông Nghệ trình bày.

https://news.zing.vn/so-nguoi-hoc-dai-hoc-cua-viet-nam-con-rat-thap-post947136.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire