Bác Xuân Phúc ơi, tôi nghe họ đang bàn bạc là bác có thể lên Tổng Bí Thư làm tôi rất lo lắng ! Bác suy nghĩ kỹ mà xem, bác đừng ham chức to, chức Thủ Tướng của bác quan trọng hơn, vì phát triển kinh tế là sự sống còn của đất nước, và cũng là của Đảng Cộng Sản của bác đấy ! Bác nên tiếp tục làm Thủ Tướng, vì tôi hiện chưa thấy ai có thể thay thế bác được. Kinh tế dưới thời của bác phát triển rất tốt, rất lành mạnh, nếu một người kém lên thay, là nó sẽ chựng lại và có thể là tiêu tùng luôn đấy ! Nếu bác muốn làm Tổng Bí Thư, thì đợi sau nhiệm kỳ Thủ Tướng thứ hai, bác lên cũng chưa muộn, lúc đó kinh tế Việt Nam cũng sẽ vững mạnh lên nhiều rồi.
Khả năng thứ hai là họ muốn ông Trần Quốc Vượng. Tôi thì không thích ông Vượng lắm, nhưng tuổi của ổng tốt thì ổng cứ lên thôi. Tôi không thích ông Vượng vì ổng có vẻ bảo thủ và không được cởi mở lắm trong vấn đề hội nhập, đối ngoại. Mà lịch sử thì đã cho thấy là hễ Việt Nam cứ đóng cửa là trù úm nhau, đánh giết nhau, mọi sự thối nát cả. Ông Vượng hình như quê ở Thái Bình, và cái vụ lão Trần Thủ Độ một ngàn năm trước tiêu diệt cả một triều đại rực rỡ nhất của Việt Nam vẫn còn làm tôi ghê tởm, tôi hy vọng cái lịch sử bi thảm ấy sẽ không lặp lại. Tôi thích ông Tô Lâm hơn. Trong trường hợp mà ông Vượng lên, thì tôi mong ông Tô Lâm để ý giúp ổng. Ông Vượng tuổi Rồng, ông Lâm tuổi Phụng, hai ông kết hợp với nhau sẽ là đẹp lắm. Nhưng ông Lâm à, nếu ông thấy ông Vượng có vẻ dữ dằn độc ác quá thì đừng giúp ổng, hại mình, hại cả người.
Tôi nhắn ông Vượng là, ông phải hiền và nhân hậu. Những người đi trước ông, họ cũng có đóng góp cho đất nước, không phải mình cứ lên là mình tiêu diệt họ. Nếu mà ông độc ác quá, thì tôi sẽ không để cho ông yên, ông đừng coi thường PLS này !
Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương
06:24' 10/05/2019 (GMT+7)
|
- Fitch
nhận định, Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế phát
triển nhanh nhất so với các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dương cũng như so với nhóm các nước đồng hạng BB, là điểm đến hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư nước ngoài do lợi thế chi phí thấp.
Tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ mức ổn định lên tích cực
Ngày 9/5/2019, tổ chức xếp hạng tín
nhiệm (XHTN) Fitch Ratings đã có thông cáo báo chí nâng triển vọng tín
nhiệm quốc gia Việt Nam từ mức ổn định lên tích cực, khẳng định duy trì
mức xếp hạng BB.
Việc cải thiện triển vọng XHTN của
Việt Nam lên mức Tích cực thể hiện ghi nhận của Fitch đối với thành quả
của Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực cải thiện chất lượng và hiệu quả
điều hành kinh tế, góp phần tăng cường mức đệm dự phòng trước những cú
sốc từ bên ngoài thông qua bảo đảm thặng dư tài khoản vãng lai, giảm dần
nợ Chính phủ trong khi tiếp tục duy trì đà tăng trưởng với tốc độ cao
và lạm phát ổn định.
Theo đánh giá của Fitch, Chính phủ
Việt Nam tiếp tục quyết liệt thực hiện cam kết củng cố tài khóa và kiềm
chế nợ công, và đã thành công trong việc đưa nợ Chính phủ từ mức 53% GDP
năm 2016 xuống khoảng 50,5% GDP vào cuối năm 2018. Tổ chức này dự báo
nợ Chính phủ của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm xuống còn khoảng 46% GDP vào
năm 2020. Nợ công của Việt Nam theo tính toán của Fitch cũng giảm xuống
còn khoảng 58% GDP vào cuối năm 2018.
Đây là kết quả được Fitch đánh giá cao
trong bối cảnh chỉ tiêu nợ công tiệm cận mức trần 65% GDP được Quốc hội
cho phép vào cuối năm 2016, và có sự đóng góp của việc kìm hãm bội chi
ngân sách thấp hơn dự toán, thực hiện chủ trương siết chặt cấp bảo lãnh
Chính phủ cho các khoản vay mới, cũng như tốc độ tăng trưởng GDP danh
nghĩa cao hơn kế hoạch đề ra.
Trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 sẽ khoảng 6,7%
Cũng theo đánh giá của Fitch Ratings,
Việt Nam tiếp tục tập trung phấn đấu tạo nền tảng vĩ mô ổn định vững
chắc hơn trong những năm tiếp theo, tạo môi trường và điều kiện thuận
lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) mạnh mẽ, chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất cũng như mở rộng
đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp, cũng góp phần quan trọng
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Fitch dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 sẽ khoảng 6,7%, trong mục tiêu từ 6,6 - 6,8% do Quốc hội đề ra.
Trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu
chậm lại và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạo áp lực lên dòng chảy
thương mại khu vực và có khả năng ảnh hưởng mạnh tới các nền kinh tế có
độ mở thương mại lớn. Tuy nhiên, Fitch nhận định Việt Nam sẽ tiếp tục là
một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất so với các quốc gia
trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như so với nhóm các nước đồng
hạng BB, là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài do lợi
thế chi phí thấp.
Hơn nữa, có dấu hiệu cho thấy, Việt
Nam có thể hưởng lợi dưới tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
trong thời gian qua từ việc dòng thương mại chuyển hướng ra khỏi Trung
Quốc.
Fitch nhìn nhận cơ chế tỷ giá hối đoái
của Việt Nam nhìn chung được điều hành linh hoạt hơn, tuy vậy quy mô dự
trữ ngoại hối so với nhu cầu thanh toán quốc tế vẫn thấp hơn trung vị
của các nước với XHTN quốc gia tương đồng.
Những điểm yếu mang tính cơ cấu của
khu vực ngân hàng tiếp tục là lý do Fitch đưa ra cho việc hệ số tín
nhiệm quốc gia chưa ở mức cao hơn. Nhu cầu tái cấp vốn của khu vực ngân
hàng vẫn bị coi là rủi ro đối với Chính phủ, và tốc độ tăng trưởng tín
dụng duy trì ở mức cao trong những năm vừa qua có khả năng ảnh hưởng
tiêu cực lên tính ổn định của hệ thống tài chính.
Bên cạnh đó, nghĩa vụ nợ dự phòng tiềm
ẩn từ những vấn đề chưa được giải quyết triệt để đối với một số doanh
nghiệp nhà nước quy mô lớn cũng có khả năng gây áp lực lên nền tài chính
công, tuy nợ Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh có xu hướng giảm
trong những năm gần đây.
Minh Ngọc
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire