VNTB- ‘Tôn trọng tự do hàng hải’: Việt Nam lại đu dây chiến lược với Mỹ
Thường Sơn
(VNTB ) - Ngày 9/5/2019,
chính thể nổi tiếng đu dây quốc tế là Việt Nam đã thêm một lần nữa bảo vệ quan
điểm ‘can đảm bám Mỹ để khai thác dầu khí’.
Tại
cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ‘đọc bài’: “Là một quốc gia ven Biển Đông
và là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, Việt Nam cho
rằng tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp
với các quy định của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật
biển 1982”.
Phát
ngôn trên xuất hiện trong bối cảnh hai tàu chiến Mỹ áp sát khu vực thuộc kiểm
soát của Trung Quốc ở Trường Sa khiến Bắc Kinh giận dữ phản đối.
Vào
tháng 2 năm 2019, thậm chí còn hiện ra một khái niệm mới trong cách phát ngôn
của Bộ Ngoại giao Việt Nam: “Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng
không ở Biển Đông của các quốc gia”. Đó là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam
không chỉ ‘tôn trọng tự do hàng hải’ mà còn ‘tôn trọng tự do hàng không’. Hiện tượng phát
ngôn đặc biệt này xuất hiện trong bối cảnh Hải quân Mỹ thông báo hai khu trục hạm
mang tên lửa dẫn đường USS Spruance và USS Preble của nước này đã áp sát Đá
Vành Khăn của quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đá Vành Khăn nằm trong số 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa
thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và ngang nhiên bồi
đắp thành đảo nhân tạo trong vài năm gần đây.
Tính
liên hệ cao của ‘tôn trọng tự do hàng không’ có thể là quân sự, với sự kiện
‘Trung Đoàn không quân Sao Đỏ rời Hà Nội, lên chốt giữ vùng Tây Bắc’ vào cuối
tháng Mười Một năm 2018.
Rất
có thể, Bộ Quốc Phòng Việt Nam cùng quân ủy trung ương của ông Nguyễn Phú Trọng
- bằng chỉ đạo cho công khai cuộc chuyển quân của đoàn không quân Sao Đỏ lên
vùng Tây Bắc - đang muốn lặp lại chiến thuật “răn đe Trung Quốc” khi Việt Nam
mời cả một hàng không mẫu hạm của quân đội Hoa Kỳ - USS Carl Vinson - đến “giao
lưu quân sự” tại cảng Đà Nẵng vào tháng Ba năm 2018.
USS
Carl Vinson lại là một tàu sân bay hùng hậu của Mỹ đang chờ sẵn ngoài Thái Bình
Dương.
Mạch
logic quan hệ phòng vệ quốc phòng song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đã hình thành
kể từ tháng Bảy năm 2017 khi Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch phải đi Mỹ cầu
viện - thời điểm mà Việt Nam ‘mất ăn’ ở mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ ở đông nam Biển
Đông. Từ đó đến nay, ngày càng nhiều tàu khu trục Mỹ xuất hiện ở Biển Đông và
thách thức Trung Quốc bằng động tác áp sát một số đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhưng
không chỉ có thế, cái cách phát ngôn ‘tôn trọng tự do hàng không’ của Bộ Ngoại
giao Việt Nam rất có thể đang mở đường cho máy bay chiến đấu của Mỹ hoạt động
trên không phận Biển Đông như một hàm ý ‘máy bay Mỹ bay qua vô hại ở Biển
Đông’, tiếp nối khẩu ngữ ‘tàu Mỹ đi qua vô hại ở Biển Đông’ bật ra lần đầu tiên
vào đầu năm 2016.
Vào
tháng Mười năm 2018, hai máy bay B-52 của Mỹ đã áp sát các đảo đang tranh chấp
ở Biển Đông.
Như vậy đã có đến
ba lần trong 5 tháng đầu năm 2019 và hầu như đã mang tính hệ thống và logic, Bộ
Ngoại giao và đứng phía sau là Bộ Chính trị Việt Nam đã không phản đối, nếu
không muốn nói là có thể hiện thái độ cổ vũ, trước hoạt động áp sát quần đảo
Hoàng Sa của các tàu chiến Mỹ. Lần đầu tiên là ‘tàu Mỹ đi qua vô hại ở Biển
Đông’ vào đầu năm 2016.
Giờ
đây, hy vọng mỏng manh còn lại cho nhu cầu ăn dầu và trám rỗng ngân sách của
Việt Nam chỉ còn là Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển
Đông.
Không
thể khác hơn, đó là nguồn cơn khiến Bộ Ngoại Giao Việt Nam tỏ ra “can đảm” từ
bất ngờ đến dần có hệ thống khi đưa ra tuyên bố hoặc “tàu Mỹ đi qua vô hại”,
“tàu Mỹ tự do giao thông ở Biển Đông” và ‘tôn trọng tự do hàng hải’.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire