Chắc là các bác phải làm một cái site web bằng tiếng Việt để phổ cập cho đại chúng Việt Nam xem các vấn đề mà các bác bàn luận ở LHQ là gì chứ ? Để em còn cho ý kiến với chứ ? Em cũng muốn tham gia định hình, dẫn dắt tiến trình hoà bình quốc tế đấy ! :-)
Chủ động tham gia định hình, dẫn dắt tiến trình hòa bình, an ninh quốc tế
(Chinhphu.vn) - Sau khi Việt Nam trúng cử Ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ), nguyên Thứ trưởng
Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho rằng, đó là cơ hội để Việt Nam tham gia
định hình dẫn dắt tiến trình hòa bình, an ninh quốc tế.
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh. Ảnh: VGP/Tuấn Dũng |
Việt Nam đã trúng cử và trở thành Ủy
viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu bầu gần
như tuyệt đối. Là người có hai nhiệm kỳ công tác tại Phái đoàn thường
trực Việt Nam tại LHQ, ông đánh giá thế nào về những nỗ lực của Việt Nam
để có được kết quả này?
Ông Phạm Quang Vinh:
Trước hết tôi rất tự hào và chắc rằng nhân dân Việt Nam cũng hết sức tự
hào về số phiếu bầu gần như tuyệt đối này. Đây là số phiếu kỷ lục, cao
nhất trong 75 năm tồn tại của LHQ, cho thấy Việt Nam đã nhận được sự tín
nhiệm rất cao. Tôi tin rằng, với uy tín của chúng ta, cùng sự tin cậy
của cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ hoàn thành nhiệm vụ là thành viên
không thường trực của HĐBA LHQ.
Để đạt được thành quả này rõ ràng là nhờ
những đóng góp của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế, cũng như công
cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng của chúng ta trong thời gian
qua, đã tạo nên vị thế, uy tín, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh
rất giá cao.
Một điều nữa mà tôi muốn chia sẻ, đó là
sự vận động từ rất sớm của chúng ta để truyền tải thông điệp về một nước
Việt Nam với khát vọng hòa bình, mong muốn đóng góp sâu rộng vào công
việc chung vì hòa bình, an ninh, phát triển của LHQ. Chúng ta đã vận
động ở cấp cao và các cấp. Đặc biệt là ngành ngoại giao của Việt Nam đã
làm việc rất tích cực, chủ động trong việc truyền tải thông điệp của
Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Tất cả đều đã được phản ánh bằng số phiếu
bầu cao như vậy.
Việc lần thứ hai trúng cử thành viên
không thường trực HĐBA LHQ có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Trước
hết là Việt Nam muốn chia sẻ chính sách đối ngoại của mình vì hòa bình,
độc lập tự chủ và phát triển bền vững với tất cả các quốc gia, dân tộc.
Cùng với đó, Việt Nam cũng muốn đóng góp
sâu rộng hơn, trách nhiệm hơn vào các công việc chung của cộng đồng
quốc tế. Đây cũng là bước thực hiện chủ trương đối ngoại của Đảng về
nâng tầm ngoại giao đa phương, chủ động tích cực hội nhập quốc tế, tham
gia định hình, định hướng, thậm chí là dẫn dắt các cơ chế quốc tế.
Theo ông, đâu là những khác biệt
trong hai lần Việt Nam đảm nhiệm vai trò thành viên không thường trực
của HĐBA LHQ, nhiệm kỳ (2008-2009) và (2020-2021)?
Ông Phạm Quang Vinh: Đã
10 năm kể từ khi Việt Nam lần đầu đảm nhiệm vai trò thành viên không
thường trực của HĐBA LHQ, chúng ta đã có những bước trưởng thành và phát
triển đáng ghi nhận.
Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập
trung bình, hội nhập quốc tế sâu rộng; đã thực hiện hiệu quả Mục tiêu
Phát triển thiên niên kỷ; từng bước tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình
của LHQ. Đây đều là những thuận lợi rất cơ bản.
Đối với LHQ, tuy đã giải quyết được
nhiều vấn đề về hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới, nhưng tổ
chức này cũng đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức mới,...
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần tham gia
tích cực cùng với HĐBA bảo đảm những mục tiêu cao nhất của LHQ, đó là
hòa bình, an ninh và phát triển, bảo đảm các nguyên tắc của Hiến chương
LHQ và mục tiêu, tôn chỉ của LHQ, đề cao chủ nghĩa đa phương và luật
pháp quốc tế. Đây là những nhiệm vụ rất lớn mà Việt Nam phải tham gia
gánh vác trong thời gian tới.
Việt Nam sẽ đối mặt với những cơ hội và thách thức nào trong vai trò thành viên không thường trực HĐBA LHQ?
Ông Phạm Quang Vinh:
HĐBA là cơ quan chịu trách nhiệm hàng đầu về hòa bình và an ninh quốc
tế. Đây là những công việc hết sức nặng nề, cũng là trách nhiệm, thách
thức đối với các nước thành viên.
Nhìn lại những năm qua, tình hình quốc
tế và khu vực có những biến động rất sâu sắc, nhiều mặt, trong đó có
nhiều thách thức nổi lên, ở một số khu vực như Trung Đông, châu Phi;
châu Á vẫn còn tồn tại nhiều tranh chấp và căng thẳng. Đây đều là những
vấn đề mà HĐBA và các nước thành viên phải tham gia giải quyết.
Cùng với đó là sự cạnh tranh giữa các
nước lớn ngày càng gay gắt, đặt ra những thách thức mới, nhất là đối với
việc tập hợp nguồn lực và tạo sự đồng thuận trong HĐBA.
Tuy nhiên, tôi tin rằng, với vị thế,
chính sách hòa bình và kinh nghiệm nhiều năm hội nhập, tham gia vào các
diễn đàn quốc tế, nhất là LHQ, Việt Nam sẽ đảm nhiệm tốt cương vị thành
viên không thường trực của HĐBA LHQ.
Việt Nam cần chuẩn bị những điều gì để đảm nhiệm tốt cương vị Chủ tịch HĐBA theo cơ chế luân phiên?
Ông Phạm Quang Vinh:
Trong nhiệm kỳ của mình, Việt Nam sẽ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐBA
theo cơ chế luân phiên, do đó Việt Nam sẽ phải chuẩn bị trước đó nhiều
tháng, phải có sáng kiến, hay đưa ra chủ đề cho tháng đó, đồng thời phải
chuẩn bị sẵn sàng xử lý các công việc khẩn cấp thuộc trách nhiệm của
HĐBA.
Các nước thành viên HĐBA cũng như của
LHQ có thể đưa ra rất nhiều yêu cầu đối với HĐBA trong thời gian đó. Khi
đó chúng ta phải đưa lên bàn nghị sự, chủ trì các cuộc tham vấn, cùng
các nước thảo luận để đưa ra những quyết sách của HĐBA. Đây là nhiệm vụ
rất lớn.
Việt Nam đã đưa ra một loạt ưu tiên cho 2
năm là thành viên không thường trực của HĐBA LHQ, như: Bảo đảm các
nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế; thúc đẩy hòa bình
ổn định, an ninh quốc tế; thúc đẩy chủ nghĩa đa phương; giải quyết hậu
quả của các cuộc xung đột, chiến tranh…
Tất cả những nội dung trên chắc chắn sẽ
nằm trong kế hoạch tham vấn của Việt Nam với các nước để đề ra những mục
tiêu ưu tiên, đặc biệt trong tháng Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch.
Chúng ta đều biết, hoạt động của HĐBA là
liên tục, thường trực, đặc biệt sẽ có rất nhiều cuộc họp khẩn cấp diễn
ra khi phát sinh những tình huống liên quan đến hòa bình và an ninh đòi
hỏi HĐBA phải xử lý. Do đó phải có cầu nối giữa Hà Nội đến phái đoàn ta
tại LHQ, sắp xếp đủ nhân sự để theo dõi công việc, chia sẻ thông tin,
đặc biệt là đảm bảo được sự chỉ đạo liên tục.
Những vấn đề đưa ra trên bàn nghị sự của
HĐBA là những vấn đề phức tạp, có tương tác nhiều chiều giữa các quan
điểm khác nhau, chính vì thế việc chỉ đạo, thông tin qua lại giữa trong
và ngoài nước là rất quan trọng.
Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ với số phiếu cao kỷ lục |
Năm 2020 cũng là năm Việt Nam đảm
nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cần làm gì và sẽ tận dụng cơ hội
thế nào để đảm nhiệm tốt cùng lúc 2 cương vị?
Ông Phạm Quang Vinh:
Tôi cho rằng đây vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm kép, trách nhiệm với
các vấn đề toàn cầu, trách nhiệm với các vấn đề khu vực. Chúng ta phải
vận dụng thật đúng đắn những nguyên tắc của Hiến chương LHQ và luật pháp
quốc tế, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương để bảo đảm hòa bình, ổn định và
hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Theo Chương 8 của Hiến chương LHQ quy
định về tăng cường phối hợp hoạt động giữa LHQ và các tổ chức khu vực,
với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam có thể chia sẻ những kinh nghiệm
của khu vực trong việc hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển; thay
mặt ASEAN lĩnh hội những ý kiến của khu vực để chia sẻ với LHQ trong
thời gian đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN.
Mặt khác, với những chương trình nghị sự
ưu tiên của LHQ như chương trình nghị sự về phát triển, bảo đảm an ninh
bền vững…Việt Nam có thể đưa thành những chủ trương để triển khai trong
khu vực.
Với hai vai trò song hành như vậy, chúng
ta có thể kết hợp nhiệm vụ chung vì hòa bình và phát triển, giải quyết
các tranh chấp trong khu vực và trên thế giới. Những kinh nghiệm của
ASEAN có thể chia sẻ với LHQ, đồng thời những chương trình nghị sự toàn
cầu của LHQ có thể chia sẻ cho ASEAN. Đây là những công việc mà chúng ta
có thể thúc đẩy, đặc biệt là đối với những vấn đề liên quan đến khu vực
châu Á-Thái Bình Dương. Chắc chắn chúng ta sẽ cùng các nước ASEAN có
tiếng nói đóng góp vào chương trình nghị sự của LHQ./.
Tuấn Dũnghttp://baochinhphu.vn/Hoi-nhap/Chu-dong-tham-gia-dinh-hinh-dan-dat-tien-trinh-hoa-binh-an-ninh-quoc-te/368025.vgp
Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.
RépondreSupprimerNè, mở đầu thì phải có một câu xin phép chủ nhà, cho nó lịch sự, chứ không có được tuỳ tiện như vậy nghen ! Cho nên bây giờ ta lại xoá đi, khi nào xin phép thì ta cho để lại !
Supprimer