Nhưng tất cả những điều đó có gì là quan trọng, vì rằng tôi đã chẳng hề loại trừ họ ? Họ cứ việc nuôi dạy giới trẻ, nếu họ có khả năng, tôi không chống đối gì cả ; và điều mà ngài nói trên đây cũng chẳng có gì chống lại cuốn sách của tôi. Ngài cho rằng kế hoạch của tôi là xấu, chỉ bởi vì nó có thể phù hợp với cả những người khác hơn là những người của Giáo hội ? Nếu con người về bản chất là tốt, như tôi tin là đã chứng minh điều đó, thì suy ra là nó sẽ giữ nguyên bản chất như vậy chừng nào mà không có gì xa lạ với nó làm cho nó suy thoái ; và nếu con người ta độc ác, như là họ đã bỏ công dạy cho tôi điều ấy, thì suy ra là sự độc ác của họ đến từ nơi khác : vậy hãy đóng lại cánh cửa của thói xấu, và trái tim con người sẽ luôn tốt lành. Dựa trên nguyên tắc này tôi đã thiết lập cách giáo dục tiêu cực như là phương pháp tốt nhất hay đúng hơn là duy nhất đúng ; tôi cho thấy là tất cả một nền giáo dục tích cực theo đuổi, như là cách mà chúng ta tiến hành, một con đường đối lập với mục đích của nó ; và tôi chỉ ra như thế nào mà chúng ta hướng tới cùng một mục đích và người ta sẽ tới nơi bằng con đường mà tôi đã vạch ra.
Tôi gọi « giáo dục tích cực » để chỉ việc đào tạo trí tuệ trước tuổi, và cho trẻ con kiến thức về nghĩa vụ của con người. Tôi gọi là « giáo dục tiêu cực » phương pháp hướng tới hoàn thiện các cơ quan, công cụ của kiến thức của chúng ta, trước khi cho chúng ta những kiến thức này, và nó chuẩn bị cho lý trí bằng cách luyện tập các giác quan. Giáo dục tiêu cực không phải là nhàn rỗi, trái hẳn lại : nó không ban cho đức hạnh, nhưng nó ngăn ngừa thói xấu ; nó không dạy sự thật, nhưng nó phòng tránh sai lầm ; nó chuẩn bị đứa trẻ sẵn sàng cho tất cả những gì có thể dẫn nó tới sự thật khi nó có đủ khả năng để hiểu sự thật, và tới điều thiện khi nó có đủ khả năng để yêu điều thiện.
Phương thức này làm ngài khó chịu và bị sốc : rất dễ thấy vì sao. Ngài bắt đầu bằng việc vu khống những ý định của người đề nghị nó. Theo ngài, sự nhàn rỗi này của tâm hồn dường như là cần thiết đối với tôi để chuẩn bị nó cho những sai lầm mà tôi muốn làm tiêm nhiễm vào. Thế nhưng người ta không biết rõ lắm là sai lầm nào mà người này muốn tập cho học trò của mình khi người đó không dạy cho nó, với biết bao chăm chút, điều gì khác hơn là cảm nhận sự bất tri của nó và biết rằng nó chẳng biết gì cả.
------------------------------------------------
Mais qu'importe tout cela, puisque je ne leur ai point donné d'exclusion ? Qu'ils élèvent la jeunesse, s'ils en sont capables, je ne m'y oppose pas ; et ce que vous dites là-dessus 30 ne fait rien contre mon livre. Prétendriez-vous que mon plan fût mauvais, par cela seul qu'il peut convenir à d'autres qu'aux gens d'Église ? Si l'homme est bon par sa nature, comme je crois l'avoir démontré, il s'ensuit qu'il demeure tel tant que rien d'étranger à lui ne l'altère ; et si les hommes sont méchants, comme ils ont pris peine à me l'apprendre, il s'ensuit que leur méchanceté leur vient d'ailleurs : fermez donc l'entrée au vice, et le cœur humain sera toujours bon. Sur ce principe j'établis l'éducation négative comme la meilleure ou plutôt la seule bonne ; je fais voir comment toute éducation positive suit, comme qu'on s'y prenne, une route opposée à son but ; et je montre comment on tend au même but et comment on y arrive par le chemin que j'ai tracé.
J'appelle éducation positive ce qui tend à former l'esprit avant l'âge, et à donner à l'enfant la connaissance des devoirs de l'homme. J'appelle éducation négative celle qui tend à perfectionner les organes, instruments de nos connaissances, avant de nous donner ces connaissances, et qui prépare à la raison par l'exercice des sens. L'éducation négative n'est pas oisive, tant s'en faut : elle ne donne pas les vertus, mais elle prévient les vices ; elle n'apprend pas la vérité, mais elle préserve de l'erreur ; elle dispose l'enfant à tout ce qui peut le mener au vrai quand il est en état de l'entendre, et au bien quand il est en état de l'aimer.
Cette marche vous déplaît et vous choque : il est aisé de voir pourquoi. Vous commencez par calomnier les intentions de celui qui la propose. Selon vous, cette oisiveté de l'âme m'a paru nécessaire pour la disposer aux erreurs que je voulais inculquer. On ne sait pourtant pas trop quelle erreur veut donner à son élève celui qui ne lui apprend rien avec plus de soin qu'à sentir son ignorance et à savoir qu'il ne sait rien.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire