jeudi 21 février 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (3)

-->
Cái xã-hội trước hết các xã-hội và tự-nhiên hơn hết, là gia-đình. Mà lại xã-hội này, đến lúc con hết cần cha mẹ nuôi dưỡng, thì rã. Trời buộc cha mẹ phải nuôi con đến lớn, còn con thì nhờ có cha mẹ mới sống được, nên đến lúc con không cần cha mẹ nuôi nữa thì tự-nhiên cái giềng cha con phải dứt. Con hết phải vưng lời mẹ cha, mẹ cha hết phải nuôi con nữa.

Nếu cha mẹ con cái, đến lúc con lớn rồi, mà còn ở chung hợp, thì là không phải là theo lẽ tự-nhiên nữa, là vì đồng muốn chung hợp với nhau. Thì gia-đình, đến lúc con lớn, mà còn đứng được, là vì trong gia-đình có giao-kết với nhau.

Cái tự-do này của mọi người là cái lẽ tự-nhiên của Trời đất. Phận-sự của con người trước hết là phải lo nuôi giữ lấy thân mình. Nên con người, đến lúc có trí khôn, chỉ có một mình mình lo về cách nuôi giữ thân mình thôi, nên con người chỉ có mình làm chủ mình mà thôi.

Nên gia-đình, là cái xã-hội đầu, gốc rễ của cái nước. Chúa là người cha, dân là các con. Cha con đồng-bực và tự-do. Nhưng nhường nhau mà bớt sự tự-do của mình, là vì sự lợi-chung. Nước với gia-đình khác nhau, là trong gia-đình cha mẹ vì thương con mà nuôi dưỡng con, còn trong nước chúa không có cái tình ấy thì lại có cái lòng ham ngồi trên sai khiến người.

-->
(Còn tiếp)

-------------------------------------------------------------------------------------
-->
CHAPITRE II

DES PREMIERES SOCIETES

La plus ancienne de toutes les sociétés et la seule naturelle est celle de la famille. Encore les enfants ne restent-ils liés au père qu'aussi longtemps qu'ils ont besoin de lui pour se conserver. Sitôt que ce besoin cesse, le lien naturel se dissout. Les enfants, exempts de l'obéissance qu'ils devaient au père, le père exempt des soins qu'il devait aux enfants, rentrent tous également dans l'indépendance. S'ils continuent de rester unis ce n'est plus naturellement, c'est volontairement, et la famille elle-même ne se maintient que par convention.
Cette liberté commune est une conséquence de la nature de l'homme. Sa première loi est de veiller à sa propre conservation, ses premiers soins sont ceux qu'il se doit à lui-même, et, sitôt qu'il est en âge de raison, lui seul étant juge des moyens propres à se conserver devient par là son propre maître.
La famille est donc si l'on veut le premier modèle des sociétés politiques; le chef est l'image du père, le peuple est l'image des enfants, et tous étant nés égaux et libres n'aliènent leur liberté que pour leur utilité. Toute la différence est que dans la famille l'amour du père pour ses enfants le paye des soins qu'il leur rend, et que dans l'Etat le plaisir de commander supplée à cet amour que le chef n'a pas pour ses peuples.


(à suivre)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire