vendredi 22 février 2013

Nguyễn An Ninh dịch "Dân ước" của Rousseau (4)

-->
Anh Grotius không chịu nhận rằng quyền-lực chánh-trị lập ra cho dân nhờ. Anh ta chỉ cái thói dùng kẻ nô-lệ thuở xưa mà cho ý mình là đúng. Anh ta có thói hay lấy cái điều hiện-tại, (vì cho đến ngày nay, trong nhơn-loại cái quyền chánh-trị xét cho kỹ không phải là của dân), chẳng suy điều ấy phải hay quấy, mà luận ra gốc quyền-phép. Có cách luận khác đúng hơn của anh ta, nhưng mà luận theo lẽ này thì lại không vừa lòng kẻ hiếp dân.

Theo ý anh Grotius thì ta không biết vậy chớ cả nhơn-loại là của một đám người, hay là một đám người nầy là của nhơn-loại. Xem cuốn sách của anh ta thì thấy anh ta muốn  cho ý đầu là trúng. Anh Hobbes cũng một ý đó. Như vậy thì nhơn loại là như bầy thú; mỗi bầy có người chăn giữ để dành ăn thịt.

Bổn-tánh của anh chăn thú cao hơn bổn-tánh của thú mình chăng. Nên bổn-tánh của mấy anh chăn loài người, của mấy anh chủ của loài người, cao hơn bổn-tánh của dân. Xưa vua Caligula luận như vậy, nên ông ta nói vua là Trời, dân là thú.

Ý của anh Caligula hợp với ý của anh Hobbes và anh Grotius. Trước mấy anh nầy, có anh Aristote cũng nói là con người sanh ra không có đồng-đẳng, rằng người thì sanh ra đặng cầm quyền đè hiếp nhơn-loại, người thì sanh ra làm nô-lệ.

(Còn tiếp)

-->
Grotius nie que tout pouvoir humain soit établi en faveur de ceux qui sont gouvernés: Il cite l'esclavage en exemple. Sa plus constante manière de raisonner est d'établir toujours le droit par le fait (note 1). On pourrait employer une méthode plus conséquente, mais non pas plus favorable aux tyrans.
Il est donc douteux, selon Grotius, si le genre humain appartient à une centaine d'hommes, ou si cette centaine d'hommes appartient au genre humain, et il paraît dans tout son livre pencher pour le premier avis: c'est aussi le sentiment de Hobbes. Ainsi voilà l'espèce humaine divisée en troupeaux de bétail, dont chacun a son chef, qui le garde pour le dévorer.
Comme un pâtre est d'une nature supérieure à celle de son troupeau, les pasteurs d'hommes, qui sont leurs chefs, sont aussi d'une nature supérieure à celle de leurs peuples. Ainsi raisonnait, au rapport de Philon, l'empereur Caligula; concluant assez bien de cette analogie que les rois étaient des dieux, ou que les peuples étaient des bêtes.
Le raisonnement de ce Caligula revient à celui d'Hobbes et de Grotius. Aristote avant eux tous avait dit aussi que les hommes ne sont point naturellement égaux, mais que les uns naissent pour l'esclavage et les autres pour la domination.


(à suivre)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire