Anh cường mạnh hơn hết, nếu
không đổi cường-lực của mình ra quyền-lực, và không
hóa sự ép người vâng lời tùng-phục mình ra một cái
phận-sự, thì không thể nào mạnh hoài mà làm chủ người
hoài hoài được. Cái quyền-lực của người mạnh hơn
là ở nơi đó ra. Cái quyền-lực này nói ra như cười
chơi, nhưng thật thì nó có gốc rễ rất chắc. Nhưng mà
ai đâu giải thử "quyền-lực của kẻ mạnh hơn"
là gì ? Cường-lực nó là lực của xác-thịt của
vật-chất. Tôi không hiểu sao lực ấy kết quả hòa hợp
với tâm-đức. Chịu thua cái cường-lực là vì ép mình
phải chịu thua, chớ không phải ai muốn chịu thua, có
giỏi lắm thì cho là vì cẩn-thủ mà thôi. Sao mà cho sự
nhịn ấy là phận-sự được ?
Tỷ như ta nhận rằng hễ người
nào mạnh hơn hết thì được quyền-lực, thì lại hóa
ra lộn đầu lộn đuôi, vì nếu cái cường-lực mà sanh
ra quyền-lực được thì hễ gốc đổi, ngọn cũng đổi
: có cái cường-lực nào mới mà thắng được cái
cường-lực đầu thì được giựt cầm cái quyền-lực.
Lúc nào ta cãi lịnh mà khỏi bị phạt thì ta được phép
cãi lịnh. Hễ mạnh thì hơn, thì ta cứ làm sao cho mạnh
hơn. Hễ cái cường-lực tan đi thì cái quyền-lực cũng
tan theo, thì cái quyền-lực ấy ra gì ? Nếu có người ép
phải vâng lời thì cần gì bày ra cái phận-sự phải
vâng lời ? Nếu không còn ai ép mình vâng theo nữa, thì
mình khỏi vâng theo nữa. Đấy thì cái quyền-lực này có
thêm chút chi cho cái cường-lực đâu; nó không có nghĩa
lý gì hết.
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------->
CHAPITRE III
DU DROIT DU PLUS FORT
Le plus fort n'est jamais assez fort pour être toujours le maître, s'il ne transforme sa force en droit et l'obéissance en devoir. De là le droit du plus fort; droit pris ironiquement en apparence, et réellement établi en principe: Mais ne nous expliquera-t-on jamais ce mot? La force est une puissance physique; je ne vois point quelle moralité peut résulter de ses effets. Céder à la force est un acte de nécessité, non de volonté; c'est tout au plus un acte de prudence. En quel sens pourra-ce être un devoir?
Supposons un moment ce prétendu droit. Je dis qu'il n'en résulte qu'un galimatias inexplicable. Car sitôt que c'est la force qui fait le droit, l'effet change avec la cause; toute force qui surmonte la première succède à son droit. Sitôt qu'on peut désobéir impunément on le peut légitimement, et puisque le plus fort a toujours raison, il ne s'agit que de faire en sorte qu'on soit le plus fort. Or qu'est-ce qu'un droit qui périt quand la force cesse? S'il faut obéir par force on n'a pas besoin d'obéir par devoir, et si l'on n'est plus forcé d'obéir on n'y est plus obligé. On voit donc que ce mot de droit n'ajoute rien à la force; il ne signifie ici rien du tout.
(à suivre)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire