Vincent Jouve, Poétique du roman (suite)
Trong phần "Lời nói đầu" (Avant-propos), ông V. Jouve nói là tham vọng của cuốn sách là để nhập môn cho người đọc vào thi pháp tiểu thuyết. Ông ấy dùng định nghĩa thi pháp theo nghĩa rộng nhất của nó (Le terme "poétique" est entendu ici dans son acception la plus générale d'"étude des procédés internes du texte littéraire", nghĩa là "nghiên cứu về các quy trình nội tại của văn bản văn học"). Ổng nói là ngày nay khi đọc một văn bản thì ta khó mà bỏ qua khía cạnh kỹ thuật nghiên cứu những yếu tố tạo nên văn bản ấy [ví dụ như là chuyện cổ tích, truyện ngắn, thơ... mỗi thể loại nó có những quy tắc đặc trưng của nó, mà nếu biết được những quy tắc ấy thì việc hiểu nó sẽ dễ dàng và chính xác hơn- PLS nói :-) ].
Cách tiếp cận nội tại (l'approche interne) đã trở nên một phần bổ sung, -thậm chí là một tiền đề- không thể thiếu cho tất cả các cách tiếp cận bên ngoài [les approches externes- bên ngoài văn bản, ví dụ như tiểu sử tác giả, xã hội học, vv.- PLS], mà những cách tiếp cận này, lấy cảm hứng từ tiểu sử hoặc từ lịch sử, thì nhắm tới việc định vị lại tác phẩm trong khung cảnh môi trường của nó.
Câu hỏi đặt ra là liệu có tồn tại những quy trình đặc thù văn học hay không, như là những nhà nghiên cứu văn học người Nga theo trường phái hình thức (les formalistes russes) tin là có ? (Họ xem văn bản trước tiên là một thực thể lời nói ) ; [ví dụ như ông Vladimir Propp ông ấy nghiên cứu chuyện cổ tích thì ông ấy thấy là tất cả các câu chuyện cổ tích Nga đều chứa đựng 31 yếu tố chức năng cơ bản, như là nhân vật chính phải rời xa nơi nào đấy, bị cấm làm gì đấy, nhưng lại vi phạm cái điều cấm ấy, xong phải đi hỏi một tên độc ác, hoặc là bị một tên độc ác hỏi, vv. :-D, tức là cứ theo đúng kịch bản 31 yếu tố chức năng ấy là sẽ kể ra một câu chuyện cổ tích Nga :-D - PLS].
Câu trả lời (cho câu hỏi về những quy trình đặc thù của văn học) thì vẫn còn để mở, nhưng mà không thể nghi ngờ gì về việc là những thể loại văn học lớn thì đều tuân thủ theo những quy tắc rõ ràng mà chúng định nghĩa những thể loại ấy. Thơ, kịch hay chuyện kể không vận hành theo cùng một cách như nhau. Ngay cả ở trong lòng lĩnh vực trần thuật (le champ narratif), mà cái lĩnh vực này đã và vẫn đang còn là đối tượng ưu tiên của các cách tiếp cận theo trường phái hình thức, chí ít là ở Pháp chẳng hạn, cũng tồn tại các loại văn bản rất khác nhau. Khi mà ngành trần thuật học [tôi gọi là lý thuyết chuyện kể - PLS] chuyển từ việc nghiên cứu những chuyện kể ngắn, như là chuyện cổ tích hay là truyện ngắn, sang việc phân tích tiểu thuyết, thì nó cũng đã phải suy nghĩ lại về rất nhiều khái niệm của nó.
Do bởi những đặc điểm của nó (là dài và phức tạp), tiểu thuyết, thể loại vốn được nghiên cứu nhiều nhất này, quả thực là trình bày được lợi thế là nó không để bị giam hãm vào trong những hình mẫu được đơn giản hóa một cách lạm dụng quá đáng. Hơn bất cứ thể loại nào khác, văn thể tiểu thuyết (le corpus romanesque) cho phép thử thách được tính xác đáng của những công cụ phân tích văn bản khác nhau được đưa ra.
(à suivre)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire