Nói chung là trái cây xanh khối thứ độc chứ không phải chỉ riêng quả vải !
Mời bà Kim Tiến đọc và cho ý kiến (lưu ý bà là Hà Nội bị dịch sốt xuất huyết thì bà phải ra sức khuyến cáo dân chúng uống nước chanh và uống nhiều nước vào mùa nóng ) :
Vụ cháu bé tử vong nghi do ăn vải: Quả vải không hiền như vẻ ngoài của nó!
Bác sỹ Nguyễn Quỳnh Mai (Ảnh: NVCC)
Sự việc 1 cháu bé tử vong và 3 cháu phải nhập viện cấp cứu vừa xảy ra
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang khiến dư luận xôn xao lo lắng về thông
tin cả 4 cháu bé bị ngộ độc đều ăn quả vải do nhà dân tự trồng.
Một số người cho rằng không nên vội vàng
kết luận do ăn quả vải, một khi sự việc chưa rõ ràng sẽ khiến người
nông dân lo lắng và hoảng loạn vì sợ dân tình sẽ “quay lưng” với quả vải
đang vào mùa.
Trước thông tin này, Bác sĩ Nguyễn thị
Quỳnh Mai (TP Hồ Chí Minh; Tốt nghiệp Trường Y Saigon năm 1975) vội chia
sẻ lại bài đã viết trên trang Facebook cá nhân (với nickname Dr.
Quynhmai Nguyen) vào mùa vải năm ngoái sau khi đọc báo cáo và nhờ đồng
nghiệp phía Bắc chia sẻ thông tin rộng rãi để mọi người hiểu rõ và biết
cách dùng quả vải đúng cách để tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Để rộng đường dư luận, báo Lao Động xin
được đăng tải nguyên văn ý kiến của Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Đây
cũng có thể là một cách lý giải cho sự việc 4 cháu bé bị ngộ độc sau khi
ăn quả vải tại Cao Bằng vừa qua.
"Năm 1995, cách nay 22 năm, các bệnh
viện bên Ấn Độ để ý bệnh viêm não hay rộ lên vào khoảng giữa tháng 5
dương lịch. Trẻ con nhập viện vào buổi sáng, cha mẹ khai là tối hôm
trước các bé vẫn chơi đùa vui vẻ, bỏ bữa tối, đến sáng là co giật toàn
thân, rối loạn trị giác, và rơi vào hôn mê.
Nhập viện thì bác sĩ chỉ cứu được một nửa số bệnh nhi.
Hết tháng 5, mùa mưa bắt đầu thì bệnh không thấy xuất hiện nữa.
Các bác sĩ đoán già đoán non là hội
chứng thần kinh hoặc do ngộ độc kim loại nặng hoặc do phản ứng phụ của
thuốc phun dùng trong vườn vải hoặc do ô nhiễm môi trường.
Một dấu hiệu cận lâm sàng đáng chú ý là trẻ nào cũng bị hạ đường huyết (<0,7mg%, bình thường là 1mg%)
Bên xứ Jamaica, có cây Ackee, cơm của
hạt ackee là đặc sản của xứ này, nấu với cá mắm, ăn rất tốt cho sức khỏe
vì chưa nhiều khoáng chất bổ xương.
Từ năm 1991, nhiều ca ngộ độc quả ackee, nhưng không ai quan tâm tìm hiểu.
Năm 2013, trong một báo cáo về ngộ độc quả Ackee, với triệu chứng ói mửa, co giật, hạ đường huyết.
Các bác sĩ bên Ấn Độ thấy triệu chứng
ngộ độc quả ackee ở Jamaica sao giống các triệu chứng của trẻ bị viêm
não vào mùa vải ở xứ mình. Và họ tìm ra bệnh "viêm não" mùa vải là do
trẻ con ăn quả vải ương, sau một đêm ngủ đói meo vì bỏ cơm tối.
Thủ phạm chính là chất HYPOGLYCIN trong
quả vải ương có tác dụng ức chế qui trình chuyển chất đường dự trữ trong
gan, trong mỡ thành đường trong máu để cân bằng đường huyết giảm do
nhịn đói. Hậu quả là đường huyết của trẻ bị hạ thấp quá mức cho phép và
trẻ có triệu chứng tổn thương thần kinh giống như bệnh viêm màng não do
siêu vi hay viêm não Nhật Bản B.
Biết được cơ chế bệnh, các bác sĩ Ấn Độ
chú ý truyền đường cho trẻ khẩn và tỉ lệ tử vong giảm rõ rệt. Những trẻ
tử vong do đường huyết quá thấp dưới mức 0,5mg% và các bác sĩ không làm
gì được thêm để cứu bé. (*)
Các bác sĩ trên thế giới cũng khuyến cáo
trẻ nhỏ sống ở vùng trồng quả vải không nên ăn vải vào buổi sáng khi
bụng đói, nhất là tối hôm trước đã bỏ bữa. Những người tối hôm trước
“nhậu” quá đà cũng không nên ăn trái vải vào buổi sáng để tránh rối loạn
đường huyết và mệt thêm.
Như vậy, có thể nói, quả vải là trái cây quí, không làm hại sức khỏe nếu dùng tráng miệng sau những bữa ăn hàng ngày.
Các bậc cha mẹ cũng cẩn thận khi cho con
ăn quả vải vì nhiều trẻ đã bị tắc đường thở do nhỡ nuốt vội nguyên quả.
Phải tách hột trước khi cho trẻ ăn. Nếu trẻ bị mắc nghẹn, cấp cứu tại
chỗ bằng cách đặt trẻ nằm trên đùi, đầu thấp, vỗ mạnh vào lưng trẻ để
trẻ khóc và quả vải vọt ra ngoài. Không biết cấp cứu tại chỗ thường trẻ
mất trước khi vào viện."
(*) PLS souligne.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire