WB ấn tượng với sự phát triển trong hệ thống giáo dục của Việt Nam
GD&TĐ - Ngày 15/3, Ngân hàng Thế
giới (WB) công bố Báo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát
triển công bằng ở Đông Á - Thái Bình Dương”.
Báo
cáo nêu rõ 7 trong số 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở
khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến bước phát triển
ấn tượng trong hệ thống giáo dục của Trung Quốc và Việt Nam. Đây là một
thành tựu lớn của khu vực và có thể trở thành những bài học kinh nghiệm
quan trọng cho các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, ở những nơi
khác trong khu vực, 60% số học sinh vẫn đang theo học tại các hệ thống
nhà trường yếu và không được trang bị những kỹ năng cần thiết để đạt
được thành công.
Tại đầu cầu Hà Nội, chia sẻ về những phát triển ấn tượng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, bà Raja Bentaouet Kattan, đồng tác giả của Báo cáo và là Chuyên gia trưởng về giáo dục của Ngân hàng Thế giới cho biết, những năm qua, Việt Nam đã tiến hành nhiều đổi mới, có các chính sách phù hợp, đồng bộ với thể chế của Việt Nam và thực hiện đầu tư giáo dục hiệu quả. Việt Nam phân bổ chỉ tiêu trên đầu người nhiều hơn cho các tỉnh có điều kiện khó khăn về địa lý. Đối với giáo viên dạy học ở vùng sâu, vùng xa được trả mức lương cao hơn giáo viên thành phố, thông qua các hình thức phụ cấp khác. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên được phát triển mạnh về đào tạo kỹ năng tập huấn, nâng cao tỷ lệ học sinh đến trường.
Trong các kỳ thi lớn, Việt Nam đã có nhiều cải cách hướng tới đa dạng hóa các phương pháp kiểm tra, cải thiện chất lượng hoạt động và tạo cơ sở đánh giá dựa trên năng lực của học sinh. Việc mở rộng đánh giá quốc gia trên các môn đọc hiểu, Toán, Tiếng Việt để xác định vấn đề cũng là một nội dung quan trọng trong quá trình cải cách chương trình giáo dục của Việt Nam.
http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/wb-an-tuong-voi-su-phat-trien-trong-he-thong-giao-duc-cua-viet-nam-3918692-c.html
Tại đầu cầu Hà Nội, chia sẻ về những phát triển ấn tượng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, bà Raja Bentaouet Kattan, đồng tác giả của Báo cáo và là Chuyên gia trưởng về giáo dục của Ngân hàng Thế giới cho biết, những năm qua, Việt Nam đã tiến hành nhiều đổi mới, có các chính sách phù hợp, đồng bộ với thể chế của Việt Nam và thực hiện đầu tư giáo dục hiệu quả. Việt Nam phân bổ chỉ tiêu trên đầu người nhiều hơn cho các tỉnh có điều kiện khó khăn về địa lý. Đối với giáo viên dạy học ở vùng sâu, vùng xa được trả mức lương cao hơn giáo viên thành phố, thông qua các hình thức phụ cấp khác. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên được phát triển mạnh về đào tạo kỹ năng tập huấn, nâng cao tỷ lệ học sinh đến trường.
Trong các kỳ thi lớn, Việt Nam đã có nhiều cải cách hướng tới đa dạng hóa các phương pháp kiểm tra, cải thiện chất lượng hoạt động và tạo cơ sở đánh giá dựa trên năng lực của học sinh. Việc mở rộng đánh giá quốc gia trên các môn đọc hiểu, Toán, Tiếng Việt để xác định vấn đề cũng là một nội dung quan trọng trong quá trình cải cách chương trình giáo dục của Việt Nam.
Báo cáo này bổ
sung và được xây dựng dựa trên Báo cáo “Phát triển Thế giới 2018: Học
tập để hiện thực hóa mục tiêu giáo dục”, được công bố tháng 9/2017 với
nhận định, giáo dục nếu không đi cùng với các mục tiêu học tập sẽ không
đạt được cam kết là loại bỏ đói nghèo cùng cực cũng như chia sẻ cơ hội
và sự thịnh vượng cho tất cả mọi người.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire