PLS : Tôi ủng hộ việc kiện chung với Philippines, khi nào mình làm cái gì cùng với ai đấy, người ta sẽ rất có thiện cảm với mình.
Tôi cũng muốn đề nghị là ta làm 2 vụ kiện : Vụ thứ nhất là kiện Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam với cái giàn khoan, vụ này ta làm cùng Philippines, nhân tiện học hỏi kinh nghiệm kiện tụng của họ ; Vụ thứ hai là kiện Trung Quốc đòi lại quần đảo Hoàng Sa (và đảo Gạc Ma nữa). Như vậy vụ kiện thứ 2 lớn hơn được chuẩn bị kỹ hơn.
Cho nên cái câu mà báo ta nói là "Nếu TQ không rút giàn khoan thì VN sẽ kiện" nó không có lọt tai tôi. Rút hay không rút thì ta vẫn cứ kiện. Cho nên TQ rút hay không rút giàn khoan thì tôi cũng không bận tâm, càng ở lâu càng tốn tiền, mà đằng nào thì ta cũng sẽ kiện. Nếu Trung Quốc rút giàn khoan, thì ta cho tàu giả bộ đuổi theo ngăn chặn chúng, biển của ta bộ muốn ở thì ở muốn đi thì đi hay sao? Bác nào không muốn kiện thì đuổi bác ấy về Trung Quốc. Chẳng có tình cảm với đạo đức gì ở đây cả, đừng có đem cái lý lẽ "bát nước đổ đi" ra đây. Kiện đây là kiện để bảo vệ công lý, nếu có yêu nhau thật thì cũng phải kiện để cho hai bên được công bằng, sau đấy có khi lại càng yêu nhau hơn.
Các chuyên gia quốc tế ủng hộ Việt Nam đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế
(Chinhphu.vn) - “Việt Nam cần đưa ra Tòa án quốc tế để thế
giới biết Việt Nam đang nghĩ gì, lập luận của Việt Nam như thế nào, chứ
không thể để một mình Trung Quốc nói theo ý họ được”, ý kiến của ông
Jean-Vincent Brisset, cựu Tướng không quân của Pháp nay là Giám đốc
Nghiên cứu của Viện Quan hệ quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS), tác giả
của nhiều sách và nghiên cứu về Trung Quốc.
Ông Brisset nhận định: "Có thể
Trung Quốc sẽ tìm cách phong tỏa vụ kiện. Nhưng hành động đó (việc đưa
ra Tòa án quốc tế) vẫn rất quan trọng. Đây là chiến lược truyền thông
cực kỳ quan trọng mà Việt Nam cần phải ý thức được. Việc này trước hết
để cho chính các nước ASEAN thấy rằng đang có cách tiếp cận như thế nào
với các tranh chấp trên Biển Đông để từ đó ASEAN phải thay đổi, tiếp đến
là cho cộng đồng quốc tế thấy rõ đây là các tranh chấp".
Theo ông Brisset, ngoài con đường pháp
lý, việc Việt Nam nên làm là tổ chức ngay một hội nghị gồm những nước
ASEAN có liên quan đến tranh chấp Biển Đông như Philippines, Malaysia,
Brunei hay kể cả Indonesia, để thống nhất với nhau cách thức phản ứng
trước Trung Quốc. Các nước ASEAN cần hiểu rằng nếu bị tách riêng, không
một nước nào trong khu vực đủ sức đương đầu lâu dài với Trung Quốc. Nếu
họ nhận thức được tất cả đều sẽ thiệt hại thì sẽ phải cùng hành động.
Ngoài ra, ông cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa công tác tuyên
truyền quốc tế, cho thế giới xem nhiều hơn những băng hình quay cảnh tàu
Trung Quốc tấn công các tàu cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam.
Ông Brisset phân tích, việc tạo ra sự cố
giàn khoan trong thời điểm này là một phần trong tổng thể chiến lược
của Trung Quốc nhằm kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Họ đi từng bước một và
vì họ ý thức được nguy cơ khi tấn công vào toàn bộ các nước ASEAN nên họ
nhắm vào từng nước một, trước là Philippines, rồi bây giờ là Việt Nam,
làm sao để cả ASEAN không có một phản ứng chung mạnh mẽ với họ.
Các nước trong khu vực phải nhìn thẳng
vào thực tế rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục sự trỗi dậy này trong tương lai
và sẽ hành động ngày một cứng rắn hơn. Đây là thực tế không được phép
trốn tránh và càng đối mặt sớm với nó thì sẽ càng có nhiều cơ hội tạo
được một sự cân bằng tương đối hơn trong quan hệ với Trung Quốc.
Cùng quan điểm trên, GS Jonathan London,
chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á tại Trường Đại học Hongkong cũng
cho rằng, cách tốt nhất mà Việt Nam có thể sử dụng khi đề cập đến căng
thẳng tại Biển Đông là tiếp tục cung cấp những bằng chứng cho thế giới
thấy rõ thực trạng đang diễn ra trên biển là như thế nào, cũng như cho
thế giới biết hành vi của phía Trung Quốc, đặc biệt là việc đưa tàu
chiến đến khu vực này. Ông tin rằng dư luận thế giới sẽ nhìn nhận vấn đề
một cách rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra tại Biển Đông.
Phát biểu tại hội thảo ở Khoa Nghiên cứu
Đông Á (IAO) của Đại học Sư phạm Lyon (Pháp) hôm 24/5, ông André Manras
(tên tiếng Việt là Hồ Cương Quyết) cho rằng Việt Nam nên cùng
Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, “để ít nhất thì công chúng cũng thấy
được Trung Quốc là hạng gì”. Viện dẫn các mốc lịch sử chính, ông Manras
khẳng định Việt Nam hoàn toàn có thể chứng minh vùng biển có giàn khoan
nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Hơn nữa, Việt Nam sẽ không
đơn độc khi cả Hoa Kỳ và Pháp đều cảm thấy mình “mắc nợ” Việt Nam do di
sản hai cuộc chiến tranh. Theo cách lý giải của người Pháp mang quốc
tịch Việt Nam này, Trung Quốc đã “tranh thủ” thời điểm Pháp và Mỹ rút đi
để dần chiếm các hòn đảo và vùng nước của Việt Nam.
Giáo sư Alan Boyle, thành viên Hội đồng
Cố vấn luật pháp cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc nói: “Việc Bắc
Kinh tham dự hay không không quan trọng. Với tư cách là thành viên của
Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Trung Quốc có
nghĩa vụ chịu phân xử bắt buộc cho bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến
cách diễn giải và áp dụng UNCLOS. Vụ kiện của Philippines, ít nhất là
dưới luận điểm của nước này, cũng liên quan đến cách diễn giải và áp
dụng UNCLOS. Phiên xử sẽ tiếp tục và đưa ra phán quyết bất luận Trung
Quốc có tham dự hay không. Trung Quốc cũng không có quyền ngăn cản phiên
xử diễn ra”. Giáo sư Boyle cho biết “phiên xử sẽ bắt đầu vào năm 2015
và từ đây tới đó vẫn còn rất nhiều thời gian cho Việt Nam cân nhắc tham
gia cùng Philippines khởi kiện Trung Quốc. Theo tôi, đó là giải pháp
khả dĩ cho Việt Nam”.
Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về
Khoa học Chính trị và Đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons
(Mỹ), cho rằng Trung Quốc sẽ mất rất nhiều nếu từ chối tham gia vụ kiện:
“Bằng cách khởi kiện, Philippines đã cho thế giới thấy họ muốn giải
quyết tranh chấp bằng phương thức hòa bình và con đường pháp lý. Bắc
Kinh luôn ra rả nói về điều này, nhưng hành động của họ lại chứng tỏ
điều ngược lại. Nếu Việt Nam theo đuổi một vụ kiện tương tự - bằng cách
tự mình khởi kiện hay đồng khởi kiện với Philippines - và Trung Quốc lại
tiếp tục từ chối tham gia, họ sẽ càng bị cô lập hơn trên trường quốc
tế. Dư luận sẽ tiếp tục nhìn Trung Quốc như một quốc gia bắt nạt và
thiếu trách nhiệm trong cam kết dùng các phương thức hòa bình để giải
quyết bất đồng. Điều đó sẽ gây phương hại cho hình ảnh của Bắc Kinh; và
dù gì thì họ cũng rất lo ngại hình ảnh của mình bị tổn hại”.
Tiến sĩ Mark Valencia (Mỹ) cho rằng nếu
Việt Nam đồng khởi kiện với Philippines, điều đầu tiên hai nước này sẽ
đạt được chính là sự hậu thuẫn về mặt tinh thần của cộng đồng quốc tế,
“và điều đó có thể sẽ tác động đến các thẩm phán trực tiếp tham gia
phiên xử, để họ đưa ra phán quyết cuối cùng có lợi cho Việt Nam và
Philippines. Nhưng cũng nên nhớ là, Trung Quốc luôn nhìn nhận những
phiên xử như thế này như một sự “can thiệp” của các thế lực bên ngoài
vào công việc nội bộ trong khu vực”. Tiến sĩ Valencia thông tin thêm,
trước đây Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) vào năm 1984 cũng từng xử vắng
mặt chính quyền Mỹ vụ Washington hậu thuẫn phiến quân chống lại Chính
phủ Nicaragua và khai thác mỏ ở nước này. ICJ phán quyết rằng Mỹ đã vi
phạm luật pháp quốc tế mặc dù Washington không tham dự phiên tòa.
Nguyễn Chiến (tổng hợp)http://baodientu.chinhphu.vn/Quocte/Cac-chuyen-gia-quoc-te-ung-ho-Viet-Nam-dua-vu-viec-ra-Toa-an-quoc-te/200185.vgp
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire