Các bác không biết chứ, ở Pháp, dân có tiền, trí thức họ chỉ thích về nông thôn. Tôi cũng có may mắn được sống vài năm ở một ngôi làng nhỏ cách Grenoble hình như 30km, trước đó thì sống nhiều năm ở một thành phố biển nối tiếng bên bờ Địa Trung Hải. Mặc dù tôi rất yêu biển và thời gian tôi sống ở đó cảm thấy rất hạnh phúc, bây giờ nhớ nó cứ như thể đấy là quê hương thật sự của mình ấy :-), nhưng chính những năm sống ở làng quê thì tôi có một đời sống chất lượng nhất. Xung quanh nhà cây cối xanh tươi cứ như thể mình ở giữa rừng ấy. Đồng lúa (mì) thỏ nhảy sóc chạy vèo vèo, vườn ruộng, cây trái, hoa quả... Cứ mùa nào thức ấy, tôi xơi toàn trái chín hái từ trên cây. Trước cửa nhà tôi có một cây vả (figuer) ngon tuyệt trần đời, hồi ấy tôi mới sinh con, ăn lợi sữa lắm, cứ sáng ra leo lên cây chọn quả ngon nhất mà chén. Rồi nào là anh đào, đào, mận, táo... cây trồng trong vườn, nhưng cành nào vươn ra ngoài là thuộc về công chúng, cho nên "công chúng" cứ mặc sức mà ăn, mà hái đem về nhà... Trường làng chất lượng tuyệt vời luôn, chứ lên Paris ở khu phố nghèo thì chúng tôi phải chịu cảnh trường Pháp mà chất lượng châu Phi và Hồi giáo. Trẻ con ở đấy tha hồ học bơi, học thể thao đủ loại, âm nhạc, nghệ thuật... cái gì cũng miễn phí, thật là không thể nào tưởng tượng được, sống thế mới là sống chứ, sao mà họ lại có thể tổ chức xã hội tốt như thế !
Cách tốt nhất để đối xử với trí thức
TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông
nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) trò chuyện
về hiện tượng những người trẻ tuổi “Tây học” đã trở về với
nông thôn, nông nghiệp Việt Nam.
TS Đặng Kim Sơn nhận xét:-
Tình hình nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong những năm vừa qua có
nhiều nét đổi mới với hai chương trình nổi bật là Phát triển nông thôn
và Tái cơ cấu trong ngành nông nghiệp.
Bên cạnh đó, kể từ năm 2008 đến nay, sau những khó khăn của nền kinh tế, mọi người cũng nhận ra rằng nông nghiệp là lợi thế của đất nước, có thể cứu nước trong lúc khó khăn và giúp nước trong lúc thành công. Đây thực sự là ngành kinh tế có thể làm giàu được. Vì vậy mà các nhà đầu tư, khoa học, chính trị, trí thức đều muốn đóng góp vào.
Ngoài
ra, có thể nói thật một điều là hiện nay có rất nhiều gia đình có đời
sống khá giả, đủ sức chu cấp cho con đi học nước ngoài. Có thể gọi đây
là làn sóng du học thứ hai, sau lớp đàn anh đi học nhờ học bổng của các
tổ chức phát triển hoặc của nhà nước. Họ được chủ động chọn ngành, học
được nhiều điều hay, nắm được những cơ hội làm ăn tốt và khi trở về họ
cũng không quá bị sức ép của cơm áo gạo tiền, đời sống gia đình, muốn
thử sức, đóng góp.
Tất cả những điều trên tạo nên sự xuất hiện những gương mặt mới mẻ, những luồng máu mới cho giới trí thức Việt Nam. Đây là xu thế rất hay và mới.
Ông có thể so sánh thế hệ du học hiện nay với những thế hệ du học trước đó, như thế hệ của ông?
- Tôi có thể gọi thế hệ chúng tôi là thứ nhất, mặc dù có những thế hệ du học trước nữa rồi. Thế hệ chúng tôi chủ yếu là du học bằng học bổng của chính phủ các nước về các lĩnh vực mang tính nhân đạo hoặc phát triển xã hội như y tế, giáo dục, môi trường, kinh tế, nông nghiệp...
Thời điểm đó, khi trở về mọi người vào các cơ quan Nhà nước, hoặc các tổ chức phát triển quốc tế, tổ chức phi chính phủ, làm dự án... Họ đóng góp được khá nhiều cho quá trình phát triển, nhưng vẫn là đi đường vòng – giúp Tây để giúp Ta, giúp chính phủ để giúp dân. Rất ít người đứng ra lập nghiệp, bỏ vốn, công sức của gia đình mình ra để xây dựng sự nghiệp của mình, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn.
Mặc dù ở làn sóng du học thứ hai số lượng trở về vẫn còn ít so với làn sóng thứ nhất, nhưng đây là thời điểm bắt đầu, mà điểm quý là sự tự giác và tự lực.
Vì chủ động hơn nên các bạn trẻ hướng vào khoa học công nghệ và những lĩnh vực mà trước đây những học bổng quốc tế không cho phép. Thế nhưng, cần phải nói rất rõ rằng đây là giai đoạn chạng vạng, trăn trở giữa xu thế tốt và xu thế cũng không phải là xấu nhưng đáng buồn, là mọi người muốn tránh khó khăn, lo lắng về rủi ro, bất bình với hiện trạng… nên chưa muốn quay trở lại.
Chúng ta phải đấu tranh rất nhiều để thay đổi, đảo ngược quá trình chảy máu chất xám này.
Theo ông, trước mắt có thể trông đợi gì từ những người đã trở về?
- Ở Việt Nam lúc này không thể trông đợi ngay được các bạn trẻ về tổ chức lấy doanh nghiệp, xây dựng các cơ sở, cung cấp dịch vụ hay các tổ chức đầu tư vào trong nông nghiệp nông thôn.
Nhưng trong làn sóng đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, trong làn đô thị hóa tiến về nông thôn, trong làn sóng công nghiệp hóa mà phân tán về nông thôn và gắn với nông nghiệp, chúng ta có thể trông đợi lực lượng trí thức trẻ đi theo làn sóng đó và sống, phát triển thúc đẩy làn sóng đó.
Cách tốt nhất để đối xử với trí thức
Đối tượng du học về làm cán bộ xã, huyện là việc khá hiếm hoi, tới mức khi có người được báo chí phản ánh đã có không ít ngờ vực về động cơ, con đường… của họ. Quan điểm của ông về hiện tượng này?
- Về nguyên tắc một người được đào tạo tử tế, có năng lực, kiến thức, thì khi trở về địa phương sẽ tạo nên một hiệu quả rất tốt. Ngay thời xưa, thường những người được đào tạo tử tế về bao giờ cũng có cơ hội được chọn vào những vị trí quan trọng, không ở quốc tế thì cũng trung ương, cùng lắm đến cấp tỉnh do tài nguyên con người quá hiếm, thường chỉ có những ông bất đắc chí không được sử dụng, hoặc có chí lớn và tài cao nhưng thấy không được đáp ứng thoả đáng thì người ta mới về dạy học, chữa bệnh (làm “thầy”) ở nông thôn…, chứ ít người về làm quan cấp địa phương.
Nông thôn bây giờ, người đẹp, người trẻ, người khỏe, người giàu đều chạy về đô thị chứ chẳng riêng gì trí thức, bởi chúng ta đang sống trong cơ chế thị trường, nơi mà giá cả là quyết định, kể cả trong thị trường lao động.
Tuy
nhiên, một vài trường hợp cá biệt có thể có lý do riêng. Nếu họ không
bị ràng buộc về đời sống tiền bạc nữa, thật sự muốn đóng góp, thử sức,
thì tôi nghĩ về nông thôn là lựa chọn thực sự khôn ngoan. Tôi tin chắc
chắn là ở đấy, điều kiện và năng lực làm việc của con người sẽ lên rất
nhanh, người đó có điều kiện để tiến vượt lên rất nhiều so với những bạn
bè ngang lứa ở đô thị.
Lý do thứ hai, là có những người thực sự muốn làm nên sự nghiệp lớn bằng chính sức mình. Trong thời buổi nào cũng có người sống bằng ý chí, nhiệt huyết, niềm tin của mình. Và họ nghĩ rằng học vấn đấy chính là của trời cho, không chỉ cho họ, mà cho cả cho cộng đồng. Với những người này, mục tiêu của họ không phải đến xứ mù để làm vua, mà họ ở đấy để giúp cho người dân, để được thực thi ‘sứ mệnh’ của mình.
Tôi nghĩ rằng bên cạnh quy luật kinh tế thị trường còn có quy luật niềm tin của con người.
Theo ông Sơn, vừa qua có một số tỉnh thực hiện chính sách “trải thảm đỏ đón nhân tài” như cung cấp học bổng cho mọi người đi học hay là trả lương cao, cấp nhà, giao biên chế cho các trí thức được đào tạo trở về nông thôn. Tuy nhiên, các cách làm này hiệu quả cũng không cao. Ông Sơn cho rằng nhóm chính sách thứ 3 mới là quan trọng nhất.
- Đó không phải là chỉ tạo ra nguồn cung hay mở cửa thu hút vào, mà là tạo ra cơ hội cho đối tượng phát triển. Chỉ có mở ra cơ hội phát triển chắc chắn trong tương lai mới làm cho người ta sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn thách thức, trở ngại trước mắt, để cống hiến cả tuổi trẻ và trí tuệ vào mục tiêu mà người ta tin là sẽ được đền đáp.
Hiện nay chưa có nhóm chính sách như thế.
Nếu phải đề xuất một vài điều gì đó cho nhóm chính sách này, ông đề xuất những gì?
- Tôi nghĩ rằng có hai kiểu làm, như Hàn Quốc, Singapore trước đây. Đó là đưa những người thực tài vào vị trí quan trọng về quản lý, về ra quyết định, về thi hành nhiệm vụ…, trả một mức lương xấp xỉ với mức lương trên thị trường lao động trong và ngoài nước. Tạo cho họ và gia đình điều kiện ăn ở, đi lại, y tế và giáo dục tốt tương đương tiêu chuẩn ở đô thị. Nếu không được, thì có hình thức bù đắp tương xứng. Đó là loại chính sách theo cơ chế thị trường.
Còn một loại chính sách nữa, trong kháng chiến chủ tịch Hồ Chí Minh từng áp dụng, là dùng lòng yêu nước. Cụ Hồ thuyết phục tất cả những trí thức hàng đầu mà đất nước đang cần đến, nhưng không đưa ra tiêu chuẩn quốc tế để so sánh mà đưa ra tiêu chuẩn của chính những người lãnh đạo trong nước. Nghĩa là những người lãnh đạo tại chỗ ăn ở thế nào, đi lại, làm việc ra sao thì những trí thức kia cũng được hưởng như thế. Người lãnh đạo được giao nhiệm vụ gì, quyết định vấn đề gì, được điều hành dự án như thế nào, thì người trí thức hàng đầu cũng phải được đối xử như thế. Người lãnh đạo được tiếp cận những loại thông tin nào, được tổ chức lực lượng, được trọng vọng, phục vụ bảo vệ như thế nào thì người trí thức cũng được như thế... Tức là trọng dụng theo kiểu giao trách nhiệm, giao quyền hạn và tôn trọng. Và những điều đó cũng thu hút, đem lại lòng nhiệt tình cống hiến say mê, chấp nhận hi sinh của trí thức.
Tôi nghĩ không nhất thiết là những khẩu hiệu, huân chương, hoặc tiền bạc. Vấn đề là trọng dụng - Có trọng dụng nhân tài hay không, có tin cậy người ta hay không, và có mở cho người ta cơ hội trong tương lai hay không.
Theo tôi đó là những cách tốt nhất để đối xử với trí thức trong nước và quốc tế, cho dù trẻ hay già.
Xin cảm ơn ông.
Chi Mai thực hiện
Bên cạnh đó, kể từ năm 2008 đến nay, sau những khó khăn của nền kinh tế, mọi người cũng nhận ra rằng nông nghiệp là lợi thế của đất nước, có thể cứu nước trong lúc khó khăn và giúp nước trong lúc thành công. Đây thực sự là ngành kinh tế có thể làm giàu được. Vì vậy mà các nhà đầu tư, khoa học, chính trị, trí thức đều muốn đóng góp vào.
TS Đặng Kim Sơn |
Tất cả những điều trên tạo nên sự xuất hiện những gương mặt mới mẻ, những luồng máu mới cho giới trí thức Việt Nam. Đây là xu thế rất hay và mới.
Ông có thể so sánh thế hệ du học hiện nay với những thế hệ du học trước đó, như thế hệ của ông?
- Tôi có thể gọi thế hệ chúng tôi là thứ nhất, mặc dù có những thế hệ du học trước nữa rồi. Thế hệ chúng tôi chủ yếu là du học bằng học bổng của chính phủ các nước về các lĩnh vực mang tính nhân đạo hoặc phát triển xã hội như y tế, giáo dục, môi trường, kinh tế, nông nghiệp...
Thời điểm đó, khi trở về mọi người vào các cơ quan Nhà nước, hoặc các tổ chức phát triển quốc tế, tổ chức phi chính phủ, làm dự án... Họ đóng góp được khá nhiều cho quá trình phát triển, nhưng vẫn là đi đường vòng – giúp Tây để giúp Ta, giúp chính phủ để giúp dân. Rất ít người đứng ra lập nghiệp, bỏ vốn, công sức của gia đình mình ra để xây dựng sự nghiệp của mình, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn.
Mặc dù ở làn sóng du học thứ hai số lượng trở về vẫn còn ít so với làn sóng thứ nhất, nhưng đây là thời điểm bắt đầu, mà điểm quý là sự tự giác và tự lực.
Vì chủ động hơn nên các bạn trẻ hướng vào khoa học công nghệ và những lĩnh vực mà trước đây những học bổng quốc tế không cho phép. Thế nhưng, cần phải nói rất rõ rằng đây là giai đoạn chạng vạng, trăn trở giữa xu thế tốt và xu thế cũng không phải là xấu nhưng đáng buồn, là mọi người muốn tránh khó khăn, lo lắng về rủi ro, bất bình với hiện trạng… nên chưa muốn quay trở lại.
Chúng ta phải đấu tranh rất nhiều để thay đổi, đảo ngược quá trình chảy máu chất xám này.
Theo ông, trước mắt có thể trông đợi gì từ những người đã trở về?
- Ở Việt Nam lúc này không thể trông đợi ngay được các bạn trẻ về tổ chức lấy doanh nghiệp, xây dựng các cơ sở, cung cấp dịch vụ hay các tổ chức đầu tư vào trong nông nghiệp nông thôn.
Nhưng trong làn sóng đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, trong làn đô thị hóa tiến về nông thôn, trong làn sóng công nghiệp hóa mà phân tán về nông thôn và gắn với nông nghiệp, chúng ta có thể trông đợi lực lượng trí thức trẻ đi theo làn sóng đó và sống, phát triển thúc đẩy làn sóng đó.
Cách tốt nhất để đối xử với trí thức
Đối tượng du học về làm cán bộ xã, huyện là việc khá hiếm hoi, tới mức khi có người được báo chí phản ánh đã có không ít ngờ vực về động cơ, con đường… của họ. Quan điểm của ông về hiện tượng này?
- Về nguyên tắc một người được đào tạo tử tế, có năng lực, kiến thức, thì khi trở về địa phương sẽ tạo nên một hiệu quả rất tốt. Ngay thời xưa, thường những người được đào tạo tử tế về bao giờ cũng có cơ hội được chọn vào những vị trí quan trọng, không ở quốc tế thì cũng trung ương, cùng lắm đến cấp tỉnh do tài nguyên con người quá hiếm, thường chỉ có những ông bất đắc chí không được sử dụng, hoặc có chí lớn và tài cao nhưng thấy không được đáp ứng thoả đáng thì người ta mới về dạy học, chữa bệnh (làm “thầy”) ở nông thôn…, chứ ít người về làm quan cấp địa phương.
Nông thôn bây giờ, người đẹp, người trẻ, người khỏe, người giàu đều chạy về đô thị chứ chẳng riêng gì trí thức, bởi chúng ta đang sống trong cơ chế thị trường, nơi mà giá cả là quyết định, kể cả trong thị trường lao động.
"Tôi nghĩ rằng bên cạnh quy luật kinh tế thị trường còn có quy luật niềm tin của con người". |
Lý do thứ hai, là có những người thực sự muốn làm nên sự nghiệp lớn bằng chính sức mình. Trong thời buổi nào cũng có người sống bằng ý chí, nhiệt huyết, niềm tin của mình. Và họ nghĩ rằng học vấn đấy chính là của trời cho, không chỉ cho họ, mà cho cả cho cộng đồng. Với những người này, mục tiêu của họ không phải đến xứ mù để làm vua, mà họ ở đấy để giúp cho người dân, để được thực thi ‘sứ mệnh’ của mình.
Tôi nghĩ rằng bên cạnh quy luật kinh tế thị trường còn có quy luật niềm tin của con người.
Theo ông Sơn, vừa qua có một số tỉnh thực hiện chính sách “trải thảm đỏ đón nhân tài” như cung cấp học bổng cho mọi người đi học hay là trả lương cao, cấp nhà, giao biên chế cho các trí thức được đào tạo trở về nông thôn. Tuy nhiên, các cách làm này hiệu quả cũng không cao. Ông Sơn cho rằng nhóm chính sách thứ 3 mới là quan trọng nhất.
- Đó không phải là chỉ tạo ra nguồn cung hay mở cửa thu hút vào, mà là tạo ra cơ hội cho đối tượng phát triển. Chỉ có mở ra cơ hội phát triển chắc chắn trong tương lai mới làm cho người ta sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn thách thức, trở ngại trước mắt, để cống hiến cả tuổi trẻ và trí tuệ vào mục tiêu mà người ta tin là sẽ được đền đáp.
Hiện nay chưa có nhóm chính sách như thế.
Nếu phải đề xuất một vài điều gì đó cho nhóm chính sách này, ông đề xuất những gì?
- Tôi nghĩ rằng có hai kiểu làm, như Hàn Quốc, Singapore trước đây. Đó là đưa những người thực tài vào vị trí quan trọng về quản lý, về ra quyết định, về thi hành nhiệm vụ…, trả một mức lương xấp xỉ với mức lương trên thị trường lao động trong và ngoài nước. Tạo cho họ và gia đình điều kiện ăn ở, đi lại, y tế và giáo dục tốt tương đương tiêu chuẩn ở đô thị. Nếu không được, thì có hình thức bù đắp tương xứng. Đó là loại chính sách theo cơ chế thị trường.
Còn một loại chính sách nữa, trong kháng chiến chủ tịch Hồ Chí Minh từng áp dụng, là dùng lòng yêu nước. Cụ Hồ thuyết phục tất cả những trí thức hàng đầu mà đất nước đang cần đến, nhưng không đưa ra tiêu chuẩn quốc tế để so sánh mà đưa ra tiêu chuẩn của chính những người lãnh đạo trong nước. Nghĩa là những người lãnh đạo tại chỗ ăn ở thế nào, đi lại, làm việc ra sao thì những trí thức kia cũng được hưởng như thế. Người lãnh đạo được giao nhiệm vụ gì, quyết định vấn đề gì, được điều hành dự án như thế nào, thì người trí thức hàng đầu cũng phải được đối xử như thế. Người lãnh đạo được tiếp cận những loại thông tin nào, được tổ chức lực lượng, được trọng vọng, phục vụ bảo vệ như thế nào thì người trí thức cũng được như thế... Tức là trọng dụng theo kiểu giao trách nhiệm, giao quyền hạn và tôn trọng. Và những điều đó cũng thu hút, đem lại lòng nhiệt tình cống hiến say mê, chấp nhận hi sinh của trí thức.
Tôi nghĩ không nhất thiết là những khẩu hiệu, huân chương, hoặc tiền bạc. Vấn đề là trọng dụng - Có trọng dụng nhân tài hay không, có tin cậy người ta hay không, và có mở cho người ta cơ hội trong tương lai hay không.
Theo tôi đó là những cách tốt nhất để đối xử với trí thức trong nước và quốc tế, cho dù trẻ hay già.
Xin cảm ơn ông.
Hiện
nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước khác lo ngại rằng trong các cộng
đồng nghèo, cộng đồng xa xôi, nhất là cộng đồng dân tộc thiểu số, càng
ngày càng mất đi thủ lĩnh của mình, không xây dựng được đội ngũ tinh hoa
của chính mình. Đội ngũ tinh hoa gồm những người phục vụ như bác sĩ,
giáo viên giỏi, những người duy trì nề nếp văn hóa dân tộc... cho đến
những người lãnh đạo đủ sức định hình cho một xã hội tương lai, đưa dân
tộc đấy đi lên, phát triển mà vẫn giữ được bản sắc của mình. Bây giờ, khi điều kiện kinh tế, văn hóa đã cho phép, chúng ta phải chủ động đi thẳng vào việc tạo cơ hội cho họ làm chủ đưa cộng đồng mình vươn lên làm chủ sự nghiệp của chính mình. Đó mới là điều quan trọng nhất, vượt qua khỏi vấn đề chính sách sử dụng người. |
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire