PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Vì sao người Việt hung hãn hơn?
Tác giả: Thanh Huyền- Vương Tâm (thực hiện)
.
KD: Vì
GD thực sự không dạy làm người. Còn môi trường XH đầy chuyện tham lam,
chụp giật, ích kỷ, chỉ biết lợi ích của mình, thì người Việt trẻ, đến
lượt họ cũng nhìn vào “tấm gương” xám xịt đó mà lo thân họ. Sự hung hãn,
hoang dã trong các hành vi đầy tính bản năng đều có nguồn gốc từ GD và
từ môi trường sống mà ra.
———-
.
Gần 7.000 người nhập viện vì đánh nhau
chỉ trong 9 ngày Tết vừa qua thật sự là một con số đáng báo động. Thậm
chí ngay cả trong lễ hội, nơi tôn vinh những nét đẹp, truyền thống dân
tộc thói hung hăng, bạo lực cũng lên ngôi. Ma men dẫn lối hay bản chất
đạo đức xuống cấp khiến con người ngày càng trở nên xấu xa. Báo Năng
lượng Mới đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Trịnh Hòa Bình – Giám đốc
Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) về vấn đề tại sao
người Việt ngày càng hung tợn, thích bạo lực.
Bất ổn khiến bạo lực lên ngôi
PV: Ông nghĩ gì về con số mà Bộ Y tế công bố những người nhập viện vì đánh nhau trong dịp tết vừa qua?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: 6.200 người đánh nhau phải nhập viện là con số mà Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế thống kê trong dịp tết vừa qua. Chúng ta có 9 ngày tết, mỗi ngày có 700 người đánh nhau phải nhập viện. Cán bộ ngành y tế cho biết đã có trao đổi với bác sĩ cụ thể về con số thực. Mọi người có nhiều ý kiến bình luận cho rằng đây chắc chắn là con số trùng lặp, nhưng chung quy lại vẫn là đánh nhau. Hơn nữa đây chỉ là con số của những người vào viện, còn những người đánh nhau nhưng không vào viện thì chắc chắn con số đó sẽ còn nhiều hơn.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình
PV: Theo ông thì đâu là nguyên nhân dẫn tới việc người ta cứ phải “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau để giải quyết một va chạm nhỏ?
PV: Ông nghĩ gì về con số mà Bộ Y tế công bố những người nhập viện vì đánh nhau trong dịp tết vừa qua?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: 6.200 người đánh nhau phải nhập viện là con số mà Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế thống kê trong dịp tết vừa qua. Chúng ta có 9 ngày tết, mỗi ngày có 700 người đánh nhau phải nhập viện. Cán bộ ngành y tế cho biết đã có trao đổi với bác sĩ cụ thể về con số thực. Mọi người có nhiều ý kiến bình luận cho rằng đây chắc chắn là con số trùng lặp, nhưng chung quy lại vẫn là đánh nhau. Hơn nữa đây chỉ là con số của những người vào viện, còn những người đánh nhau nhưng không vào viện thì chắc chắn con số đó sẽ còn nhiều hơn.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình
PV: Theo ông thì đâu là nguyên nhân dẫn tới việc người ta cứ phải “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau để giải quyết một va chạm nhỏ?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Việc nhiều người đánh nhau trong dịp tết đến xuân về thật sự là câu chuyện đáng quan ngại. Đất nước chúng ta, không gian xã hội chúng ta bây giờ chả lẽ lại “giàu” bạo lực thế? Cái “giàu” bạo lực ấy được cắt nghĩa đơn giản là đánh nhau và như vậy có 2 thiết chế phải chịu trách nhiệm: Gia đình và xã hội. Nói thế luôn luôn đúng nhưng chưa phải lẽ lắm. Bởi vì giáo dục đây hiểu theo nghĩa giáo dục cả cuộc đời, hình thành nhân cách, hình thành văn hóa, mà văn hóa ở đây không phải để tốt nhịn, để làm chủ bản thân. Không phải lúc nào giơ cái tôi vị kỷ của mình ra để đè nén kẻ khác.
Có thể lý giải thêm, chuyện đầu óc người ta mụ mị dẫn tới đánh nhau như thế bởi lẽ họ có nhiều uẩn ức, bất mãn trong cuộc sống đời thường. Con người ta bị lợi dụng lẫn nhau, cái giả – xấu – ác lên ngôi. Họ bực tức ở đâu đấy, tích tụ lại có cơ hội dồn cái khó chịu vào người khác gây xung đột. Nhiều người cho rằng nguyên nhân chính là do bia, rượu, ma men dẫn lối. Nhưng như tôi nói ở trên thì rượu bia chỉ là nguyên nhân bề nổi mà thôi. Mặc dù rượu bia là nguyên cớ trực tiếp, bởi đó là chất kích thích, con người ta sẽ liều lĩnh hơn, không biết sợ, nhưng sâu xa, manh nha là từ những chỗ khác kia.
Khi con người ta giáng một đòn, phủ định một cá nhân, thậm chí người ta quyên sinh, tự tử cũng hàm ý phủ định cái gì đó chứ không chỉ là kết thúc cuộc sống của riêng mình. Khi đánh nhau là thể hiện tâm trạng bất ổn về trật tự xã hội hiện tại. Theo tôi không phải tất cả nhưng có một bộ phận đáng kể phản ánh xã hội bất ổn.
PV: Vậy nếu bia, rượu là nguyên cớ trực tiếp, dẫn lối thì chúng ta phải hạn chế nó, để không dẫn tới những hệ lụy khó lường… có được không, thưa ông?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Theo tôi, nguyên nhân con người ta hung hãn, thích thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau thì nguyên nhân do bia, rượu chiếm trên 50%, còn thực chất nhiều người có mầm mống hung hãn sẵn, họ chỉ mượn rượu làm cớ. Người ta vẫn biết chửi tục, vẫn biết đánh nhau khi không có bia, rượu nhưng bình thường họ không thể hiện ra, họ chờ có dịp để nói, để giải tỏa những gì dồn nén, uẩn ức trong lòng. Người ta lợi dụng bia, rượu để thực hiện hành vi không tốt.
Để hạn chế điều này thì cơ quan chức năng vừa đưa ra chủ trương tăng thuế đối với đồ uống có cồn và thuốc lá. Nhưng tất cả chúng ta mới đều chỉ đề xuất mà chưa làm. Tôi thấy Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đang đặt vấn đề: Các địa điểm bán, rượu bán bia, sẵn sàng chở người say về gia đình. Như vậy thật không khả thi! Bởi chẳng có quán nào thực hiện được, có chăng chỉ đánh vào trách nhiệm của cơ sở kinh doanh ấy chứ không phải yêu cầu đi kèm. Bởi việc đó là của xã hội lo chứ không thể bắt người kinh doanh có thể bán ít đi được.
PV: Ông có nhận thấy rằng một bộ phận người Việt ta đang ngày càng hung hãn, ngày càng côn đồ hơn?
PGS. TS Trịnh Hòa Bình: Người ta hay nói về chuyện xa xưa, giống nào ăn thịt nhiều thì hung hăng, hung hãn… Nhưng nên nhớ con người ta có bản ngã kìm chế mình. Đấy là giá trị văn hóa người ta đạt tới. Những hiện tượng xảy ra rõ ràng là sự biểu hiện của văn hóa thấp hơn, nói theo nghĩa rộng là xuống cấp về đạo đức, về văn hóa.
PV: Vậy nên không ít người cho rằng bạo lực diễn ra ngày càng nghiêm trọng và nguy hiểm là do văn hóa thấp?
PGS. TS Trịnh Hòa Bình: Nếu mình nói văn hóa thấp không ổn, bởi bản chất của nó không phải là vấn đề học vấn mà là sự xuống cấp về văn hóa. Văn hóa thấp thì nhiều khi người ta nhầm sang những người học ít. Riêng về vấn đề lễ hội, có một bộ phận đang nhìn nhận một cách lệch lạc và thiếu kiến thức cơ bản về vấn đề tín ngưỡng. Chính những việc như bạo lực, côn đồ, chạy theo kỷ lục… là hậu quả của việc méo mó tín ngưỡng, méo mó hiểu biết và niềm tin.
Không được đưa trần tục vào chốn tôn nghiêm
PV: Chuyện bạo lực xưa chỉ diễn ra trong xã hội, trong gia đình, nghĩa là ở những nơi “trần tục”. Nhưng hiện nay, bạo lực đã xuất hiện trong lễ hội tôn nghiêm, ông có ý kiến gì về chuyện này?
PGS. TS Trịnh Hòa Bình: Những chuyện giành giật để lấy lộc, lấy lá, lấy phần ở trong kỳ dịp lễ hội diễn ra từ cổ xưa và người ta giành giật như vậy giành vinh quang như trò chơi cướp cờ của bọn trẻ nhằm cướp chiếc khăn đỏ về phía mình. Nó không phải là lễ, mà là hội nhưng cũng phản ánh phần nào chuyện “cướp lộc” đã có truyền thống từ xa xưa.
Hỗn chiến ở đền Gióng
Chúng ta vẫn khẳng định việc “cướp” từ trước vẫn có, nhưng họ cướp đẹp, cướp biểu trưng, ước lệ. Mà thậm chí ai vớ được trước rồi, mình ở thế yếu hơn có thể gây khó khăn nhưng không đến nỗi đánh nhau bầm dập để cướp được.
Nhưng tất nhiên, cái chuyện “cướp” hay “giành” của lễ hội xưa không nhằm việc bất chấp làm cho đối tác bị thương, người bảo vệ, người khiêng kiệu bị thương. Đây mới chính là điều đáng nhìn nhận suy ngẫm hiện nay về bạo lực ở lễ hội. Người ta mang bạo lực trần thế áp vào hình thức diễn xướng của lễ hội. Lẽ ra những việc giành lộc, cướp lộc phải diễn ra một cách ước lệ tượng trưng thay vì làm cho nhau bị thương với cái hình ảnh đánh nhau một cách thật sự, trực tiếp, cụ thể.
PV: Ông có cho rằng việc “trần tục hóa”, bạo lực hóa tại các lễ hội, khiến cho nó trở nên ngày càng thực dụng và xấu xí như hiện nay?
PGS. TS Trịnh Hòa Bình: Sở dĩ bây giờ người ta cứ cướp bóc, thậm chí cướp lộc bởi đó là tâm lý thực dụng của một bộ phận những con người hiện đại ngày nay. Người ta cướp thật, lấy thật và giành giật thật thay vì tham gia diễn xướng của lễ hội ấy như một thứ nghi thức. Họ đã tách phần tâm linh tín ngưỡng này ra khỏi nghi thức, họ tiến công như những hành vi bạo động đích thực. Đó là một thứ tâm lý thực dụng và tâm lý của những người ăn sổi, thậm chí còn mặc cả với thần linh.
Họ cứ nghĩ thả đồng tiền ra thì lấy lại được phần lễ trả. Cướp lộc lấy lợi về mình, thả tiền vô lối, thả tiền mệnh giá lớn bất chấp thả vào đâu cũng giống như sự mặc cả với thần linh. Xét đến cùng là động cơ rất vị kỷ. Lý do tại sao mà con người ngày nay hung hãn bởi không gian xã hội mỗi ngày một cơ học hơn và mai một các giá trị nhân văn.
Tương tự việc gì bây giờ cũng có xu hướng chạy theo kỷ lục, các kỷ lục Guiness: Hủ tiếu khổng lồ, bánh chưng to khổng lồ… Nó không phải là sự tôn vinh những giá trị văn hóa, cũng không phải một sự kiện lạ thường mà từ trước đến nay không có. Lý do mà người ta chạy theo những thứ “kỷ lục” ấy là vì họ đang bịa ra hình thức để đạt được sự toan tính, có gặt hái, về tên tuổi, về danh vị, thương mại hóa… từ chính những giá trị văn hóa “tự xây”.
Xu hướng trần trụi, trần tục hóa nhiều giá trị văn hóa này đang dần phổ biến trong xã hội ngày nay. Nhiều người đã nhận định, đó là sự xuống cấp của đạo đức xã hội, còn tâm lý đua chen kiểu tiểu nông. Ví như nhà anh xây thế này, nhà tôi phải xây cao hơn. Nhưng đó cũng chỉ là kiểu tranh đua lặng lẽ âm thầm, bây giờ người ta tranh đua cướp giật một cách công khai, không che giấu.
Còn về phía các lễ hội, tại sao nó trở nên trần trụi, bạo lực và côn đồ như vậy, theo tôi là do chính chúng ta đã đưa những giá trị trần tục vào chốn tôn nghiêm. Có một câu nói cửa miệng “trần sao âm vậy” hay “trần sao thượng giới vậy”, họ ham muốn bao nhiêu thì họ cho rằng đấng thiêng liêng, đấng tối cao ham muốn như vậy và họ đặt vấn đề mặc cả, họ quẳng tiền để đấng tối cao trả lại cho mình phần lợi lộc.
Dường như không có ai kiểm soát họ và họ sẵn sàng lấy cắp cái phần nghi lễ của người khác để chuyển cho mình. Đối với thần linh thì mình cứ nộp nhiều là được nhiều, trong khi không thấy được một điều cốt lõi, ấy là khi ta đến với Phật, với Thánh thì lòng dạ phải trong sáng, phải thanh sạch từ trong ra ngoài để lắng nghe, để thẩm thấu những điều hay ý đẹp của đáng tối cao.
Thế nhưng xu hướng bây giờ đang rất thực dụng. Tôi cho rằng đó là hậu quả của việc giáo dục đạo đức “lệch nhịp”, do quan niệm sai trái về tín ngưỡng, về cầu cúng nói chung. Cuộc sống hiện đại ngày nay đang có xu hướng như thế thì mọi người nói rằng là thiết chế giáo dục phải chịu trách nhiệm bởi nó không bồi bổ, không chuyển hóa cho người ta thường ngày để giá trị tinh thần được chuyển giao tinh tế và kỳ diệu.
“Lệch nhịp” với xã hội văn minh
PV: Bên cạnh những hành động bạo lực cụ thể trong lễ hội do người tham gia mang lại, cũng có rất nhiều lễ hội mà bản thân nó đã rất dã man, gây ra làn sóng phản đối từ phía dư luận; điển hình trong thời gian này là lễ hội Chém lợn của làng Ném Thượng (Bắc Ninh). Ông nghĩ sao về lễ hội này?
PGS. TS Trịnh Hòa Bình: Lễ hội chém lợn cũng vài trăm năm rồi, nó bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, vị tướng Đoàn Thượng chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng năm người dân mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất đai. Lễ hội tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm thu hút hàng nghìn người dân xung quanh đến tham dự và chứng kiến cảnh chém lợn hiến tế, sau đó lấy tiền quết máu heo với hy vọng mang đến nhiều may mắn trong năm mới.
Lễ hội “Đả cầu cướp phết” ở Vĩnh Phúc
Theo tôi, bản thân lễ hội Ném Thượng không có tính dã man hay ghê rợn, bởi nó xuất phát từ một truyền thuyết xa xưa có ý nghĩa đối với người dân bản địa. Thế nhưng ở đây, có chăng sự ghê rợn ấy bắt nguồn từ chính những người thực hiện nghi thức, thay vì làm gọn gàng, kín đáo thì họ lại cố tăng phần “nhấm nháp”, tăng phần diễn trò chém lợn, khiến cảnh tượng trở nên phản cảm với người xem thay vì chỉ diễn xướng, dựng hoạt cảnh mang tính chất tượng trưng. Người ta làm nó ly kỳ nhiều bước hơn cũng trong xu hướng phức tạp hóa lễ hội.
PV: Liệu Ném Thượng với sự phản cảm đó, có nên thay đổi hình thức thực hiện lễ hội không, thưa ông?
PGS. TS Trịnh Hòa Bình: Đúng là lễ hội này đã có từ rất lâu, nhiều lúc đã bị xóa bỏ sau khi có đổi mới, có của ăn của để, cách nhìn nhận về lễ hội về đời sống tinh thần cởi mở hơn, ở đây có vai trò của các nhà quản lý.
Nhiều người có quan niệm, làng xã mình có lễ này lễ kia đông người đến xem, có thu nhập, có thông tin để đưa lên là hơn người, đó là thói đua tranh. Còn một mặt nữa thì người xem nhận thức dân trí cao lên, người ta không xem thể thức đó một cách thụ động, người ta xem, tham gia bằng sự phê phán và đặc biệt bằng báo chí, lật lên lật xuống bằng nhiều chiều cạnh, lẽ ra phải soi nó bằng một cái nhìn tương thích gắn kết với mô hình đấy.
Chúng ta cũng nên nhớ rằng nghi thức chém lợn diễn ra từ lâu rồi. Nghi thức đó không gọi là dã man nhưng nó có hàm ý biểu dương sức mạnh của con người, thể hiện khả năng chinh phục thiên nhiên. Tất nhiên, cảnh tượng 4-5 người được “trang bị tận răng”, có người phanh lợn ra để những người khác chém thì mọi người sẽ thấy là phản cảm.
Vì thế, mặc dù những nghi thức này mang ý nghĩa hành lễ, tâm linh hay tín ngưỡng nhưng khi nó trở nên không còn ăn nhập, “lệch nhịp” với đời sống văn minh, hiện đại thì chúng ta phải có sự điều tiết.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm người Việt Nam tiêu thụ hơn 3 tỉ lít bia và gần 68 triệu lít rượu. Đi cùng sự gia tăng sử dụng rượu bia là sự gia tăng tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, các bệnh mãn tính.Bà Vũ Thị Minh Hạnh – Phó viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) cho biết theo một nghiên cứu năm 2012 thì Việt Nam đã tiêu thụ 3 tỉ lít bia, lượng bia sử dụng trung bình/người/năm là hơn 30 lít – đứng số 1 trong khu vực ASEAN và đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản), trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam chỉ đứng thứ 8 trong số 11 nước trong khu vực ASEAN. Chi phí cho việc uống rượu, bia của người Việt Nam khoảng 3 tỉ USD/năm. Trong khi mức tiêu thu rượu bia trên phạm vi toàn cầu suốt cả thập niên qua hầu như không thay đổi thì tại nước ta con số này liên tục gia tăng, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên, thanh niên và phụ nữ.
Ông Takeshi Kasai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết việc sử dụng đồ uống có cồn ở Việt Nam khá phổ biến, với khoảng hơn 70% đàn ông Việt uống rượu bia và cứ trong 4 người thì có 1 người sử dụng rượu bia ở mức độ có hại, tương đương với 6 cốc “bia hơi” mỗi ngày.
————
http://petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/pgsts-trinh-hoa-binh-vi-sao-nguoi-viet-hung-han-hon.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire