Cái lý nầy từ xưa đến nay dân
nào nước nào cũng phải nhận. Cho nên hạ chiến-thơ là
cho dân bên nước nghịch hay trước, chớ không phải là
cho chúa nước ấy hay. Một người kia, một anh vua kia,
một đoàn dân kia sang xứ khác cướp người, bắt người
mà không hạ chiến-thơ thì không phải là người giặc,
là ăn cướp đó. Một anh chúa công-bình, lúc thắng trận
vào nước người, chỉ đoạt lấy của-chung trong nước
ấy thôi, không động đến trong dân và tiền-của riêng
của mỗi người. Giặc là để giết phá cái nước
nghịch, kẻ thắng trận chỉ được phép giết kẻ cầm
gươm súng chống lại với mình thôi; hễ kẻ này quăng
gươm súng đi mà chịu đầu phục thì không còn là người
thù-nghịch nữa, là con người như mọi người trong
nhơn-loại vậy, không được phép giết người ta. Lắm
khi cũng có thể giết chết một nước được mà không
cần phải giết chết một người dân nào trong nước ấy;
mà có giặc là đặng giết nước của người, thì điều
chi ngoài cái đó là sái phép. Nhưng mà anh Grotius không
nhận mấy cái lý nầy, vì bọn ngâm thi uống trà không
có bàn về mấy cái lý ấy; mấy cái lý ấy chỉ ở
trong sự thật, ở trong phải-lý mà ra thôi.
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------
Ce principe est même conforme aux maximes établies de tous les temps et à la pratique constante de tous les peuples policés. Les déclarations de guerre sont moins des avertissements aux puissances qu'à leurs sujets. L'étranger, soit roi, soit particulier, soit peuple, qui vole, tue ou détient les sujets sans déclarer la guerre au prince, n'est pas un ennemi, c'est un brigand. Même en pleine guerre un prince juste s'empare bien en pays ennemi de tout ce qui appartient au public, mais il respecte la personne et les biens des particuliers; il respecte des droits sur lesquels sont fondés les siens. La fin de la guerre étant la destruction de l'Etat ennemi, on a droit d'en tuer les défenseurs tant qu'ils ont les armes à la main; mais sitôt qu'ils les posent et se rendent, cessant d'être ennemis ou instruments de l'ennemi, ils redeviennent simplement hommes et l'on n'a plus de droit sur leur vie. Quelquefois on peut tuer l'Etat sans tuer un seul de ses membres: or la guerre ne donne aucun droit qui ne soit nécessaire à sa fin. Ces principes ne sont pas ceux de Grotius; ils ne sont pas fondés sur des autorités de poètes, mais ils dérivent de la nature des choses, et sont fondés sur la raison.
(à suivre)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire