Dẫu tôi nhận mấy điều tôi
phá từ khi nãy đến giờ là phải, thì mấy kẻ hiếp
dân cũng không thêm được gì. Ép-chế một đám người
là khác, cai-quản một xã-hội là khác. Một đám người
dần dần bị bắt làm nô-lệ, dẫu đám người ấy đông
cho mấy nữa, tôi cũng chỉ biết đó là một anh chủ với
một bầy tớ thôi, tôi không thể nói đó là một người
làm đầu với một đoàn dân tự-do được. Cho rằng đó
là một đống người đeo cục lại thì được, cho là
một đám người hội-hiệp thì không; trong đấy không có
lợi-nước, quyền-dân. Dẫu người chủ ấy làm chủ
đoạt ép được hết nửa trái đất này thì cũng như là
một anh chủ điền kia vậy thôi. Cái lợi của anh là
khác, cái lợi của dân của anh là khác; nên cái lợi của
anh chẳng qua là một cái lợi tư kia. Khi anh ta chết đi
thì cái đại-quốc của anh ta phải rã rời ra như một
cái cây lớn bị lửa cháy tiêu ra tro buội vậy.
Anh Grotius có nói : "một đoàn
dân được phép trao mình cho một anh vua." Trong câu
nói ấy có cái nghĩa : "trước khi dân trao mình cho
vua thì đã có dân là dân rồi." Nếu dân trao mình
cho vua thì là mỗi người trong dân chịu trao mình cho vua,
thì là cả thảy trong dân có bàn cãi nhau trước cho đồng
ý. Như vậy thì nếu muốn tra về điều dân trao mình cho
chúa, trước phải tra về điều dân là dân đã; vì có
điều nầy trước mới có điều kia; gốc của xã hội ở
nơi điều nầy, chớ không phải ở nơi điều kia.
Rốt lại, thì nếu xã-hội lúc
đầu không phải ở nơi con người hội-hiệp giao-kết
với nhau mà ra, thì ai cho phép phe đông trong xã-hội được
phần phải hơn phe ít ? Lấy đâu mà nói hễ có một trăm
người đòi có vua mà còn mười người không ưng theo,
thì mười người nầy phải theo trăm người kia ? Cái
luật hễ bỏ thăm ai đông thì hơn, nghĩa là : "trước,
cả thẩy có đồng ý với nhau, giao-kết với nhau mới ra
cái luật ấy."
(Còn tiếp)
---------------------------------------------------------
-->
CHAPITRE V
QU'IL FAUT TOUJOURS REMONTER A UNE PREMIERE CONVENTION
Quand j'accorderais tout ce que j'ai réfuté jusqu'ici, les fauteurs du despotisme n'en seraient pas plus avancés. Il y aura toujours une grande différence entre soumettre une multitude et régir une société. Que des hommes épars soient successivement asservis à un seul, en quelque nombre qu'ils puissent être, je ne vois là qu'un maître et des esclaves, je n'y vois point un peuple et son chef; c'est si l'on veut une agrégation, mais non pas une association; il n'y a là ni bien public ni corps politique. Cet homme, eût-il asservi la moitié du monde, n'est toujours qu'un particulier; son intérêt, séparé de celui des autres, n'est toujours qu'un intérêt privé. Si ce même homme vient à périr, son empire après lui reste épars et sans liaison, comme un chêne se dissout et tombe en un tas de cendres, après que le feu l'a consumé.
Un peuple, dit Grotius, peut se donner à un roi. Selon Grotius un peuple est donc un peuple avant de se donner à un roi. Ce don même est un acte civil, il suppose une délibération publique. Avant donc que d'examiner l'acte par lequel un peuple élit un roi, il serait bon d'examiner l'acte par lequel un peuple est un peuple. Car cet acte étant nécessairement antérieur à l'autre est le vrai fondement de la société.
En effet, s'il n'y avait point de convention antérieure, où serait, à moins que l'élection ne fût unanime, l'obligation pour le petit nombre de se soumettre au choix du grand, et d'où cent qui veulent un maître ont-ils le droit de voter pour dix qui n'en veulent point? La loi de la pluralité des suffrages est elle-même un établissement de convention, et suppose au moins une fois l'unanimité.
(à suivre)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire