23/04/2015
30-4: đường giải phóng mới đi một nửa
André Menras Hồ Cương Quyết
Đối với tôi, ngày 30 tháng Tư trước hết là không còn bom đạn trên đất nước Việt Nam. Là mở đầu 40 năm hoà bình, sau hơn một thế kỷ chiến tranh thực dân và đế quốc chủ nghĩa. Đã từng trải nghiệm cuộc chiến tranh ấy ở những thời điểm ác liệt nhất, tôi có thể khẳng định không có gì quý hơn hoà bình. Tôi vinh dự đã tự nguyện góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc đấu tranh cho hoà bình trên đất nước Việt Nam. Càng tự hào và hạnh phúc hơn nữa là tôi không hề phải nổ súng.
30 tháng Tư còn là sự thống nhất tổ quốc của một dân tộc đã bị những đại cường xâu xé để cướp đoạt tài nguyên và tranh giành quyền bá chủ. Đối với tôi, đó không phải là một cuộc nội chiến mà là một cuộc chiến tranh mà các cường quốc đã tiến hành thông qua những xác chết chồng chất của người Việt Nam, trong bối cảnh toàn dân khát vọng giành lại độc lập. Dù sao chăng nữa, người Việt Nam nào, bất luận thuộc phe này hay phe kia, chẳng vui mừng và tự hào khi tổ quốc được thống nhất. Hoà bình và thống nhất: đó là bước tiến kỳ vĩ mà Việt Nam đã thực hiện vào ngày 30 tháng Tư 1975. Trong ý nghĩa ấy, đó là một ngày đáng mừng và kỷ niệm.
Xét trong bối cảnh 40 năm từ ấy đến nay, nếu bạn nói 30 tháng Tư là ngày giải phóng dân tộc thì tôi xin không đồng ý.
Nói “giải phóng miền Nam”, một cách khách quan, phải phân biệt giải phóng phần đất miền Nam và giải phóng nhân dân miền Nam. Giải phóng lãnh thổ miền Nam, tức là triệt thoái các đạo quân nước ngoài đến xâm lược miền Nam Việt Nam, điều đó không ai có thể chối cãi. Đó quả là một chiến thắng có tầm cỡ hoàn cầu nếu ta nhớ rằng kẻ xâm lược đã dùng biết bao vũ khí ghế gớm thế nào (trừ vũ khí nguyên tử) để giành thắng lợi. Mọi người biết rằng thắng lợi của nhân dân Việt Nam, chủ yếu là do chính người Việt Nam đã giành được trên thực địa. Ở miền Nam, không có quân đội nước ngoài nào (dù là Liên Xô hay Trung Quốc) đã tham chiến. Sự viện trợ của họ giới hạn vào chi viện hậu cần và cố vấn: người ta không thể hạ B52 bằng cung ná của “anh hùng Núp”. Cuộc chiến đấu may thay đã giành được thắng lợi, nhưng khốn nỗi, nhân dân Việt Nam đã và còn đang phải trả những món nợ to lớn, trong khi họ là người duy nhất đã hy sinh xương máu còn phe xã hội chủ nghĩa thì hưởng phần danh, lợi. Rõ ràng là cuộc đấu sức không cân xứng kết cục như vậy chủ yếu là do sự tham gia quyết định của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, với cái giá phải trả là những hy sinh khó ai tưởng tượng được. Động cơ của sự dấn thân to lớn, quyết tâm và muôn hình vạn trạng ấy là tình cảm và niềm tự hào dân tộc, bắt rễ từ truyền thống ngàn năm bảo vệ nước nhà, xóm làng, tập quán… Đại đa số người Việt Nam lao mình vào cuộc kháng chiến hay ngả về phía kháng chiến không phải vì đi theo hệ tư tưởng mácxít hay lêninnít gì hết, mà đơn giản là để bảo vệ quê hương. Họ đi theo Dảng Cộng sản chỉ vì đảng có những nhà lãnh đạo kiệt xuất, đảng nắm hầu bao và kho vũ khí của phe xã hội chủ nghĩa. Cho nên ngày 30 tháng Tư là ngày hoàn tất cuộc giải phóng phần đất phía Nam.
Còn nói đến giải phóng nhân dân miền Nam, tôi tiếc là điều đó đến nay vẫn chưa xảy ra. Lá cờ mà tôi đã giương cao ở trung tâm Sài Gòn là lá cờ của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam”. Chung quanh ngôi sao vàng năm cánh, là nửa đỏ nửa xanh, bằng nhau, màu đỏ của người cộng sản, màu xanh là của “thành phần thứ ba”. Thành phần này hầu như đã bị cô lập hoá và nuốt chửng tức thời. Nhưng “thành phần thứ ba” không phải là một chiêu bài cộng sản như có người thường nói. Nó thực sự đã tồn tại, với những nhân vật đa dạng, những khát vọng chính trị và tín ngưỡng tôn giáo. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, lá cờ “Mặt trận” đã biến mất khỏi mặt tiền của các ngôi nhà, và được thay thế bằng lá cờ đỏ mà màu sắc tươi rói năm xưa nay đã mờ phai. Tôi đã cảm nhận rất rõ cuộc “cho vào khuôn phép” này trong cuộc viếng thăm được “hướng dẫn chu đáo” năm 1977. Nhưng hồi đó, niềm phấn khởi vô điều kiện của tôi đã làm cho tôi “thấy mà không tin”, và quy tất cả vào tình hình căng thẳng với Trung Quốc: Trung Quốc dùng Khmer đỏ gây sự ở phía Tây, và đe doạ xâm lăng ở phía Bắc; và quy tất cả sự nghèo khổ vào hậu quả chiến tranh và chính sách cấm vận của Mỹ… Trở lại câu chuyện của chúng ta, cuộc “giải phóng nhân dân” chỉ có thể thực hiện qua sự thiết lập một chính thể tôn trọng những đặc điểm và dị biệt. Một chính thể tôn trọng tự do ngôn luận và tạo điều kiện thảo luận các vấn đề quốc gia cũng như các vấn đề địa phương, thông qua những đại biểu dân cử được chọn lựa một cách dân chủ và có thể được bãi miễn một cách dân chủ. Ngày 30 tháng Tư 1975 đã phá sập cổng vào dinh tổng thống của chính quyền cũ nhưng tiếc thay, đã không mở ra cánh cửa cho dân quyền. Tệ hại hơn nữa, sự nghiệp giải phóng nhân dân dường như đã bị trưng dụng. Độc đảng, Quốc hội do Đảng kiểm soát. Hiến pháp, thông qua điều 4, đặt Đảng Cộng sản lên trên một định chế quốc gia. Nắm chặt quân đội từ nay phải “trung với Đảng” (thay vì “trung với Dân”). Đài truyền hình và 800 tờ báo in đặt sự kiểm soát toàn diện của Ban Tuyên giáo. Không có tự do hội họp, đi lại, lập hội. Mạng internet bị kiểm duyệt chính trị. Những người đối lập, những người phản biện bị theo dõi chặt chẽ, bắt bớ hay giam cầm – trong đó có những ngưởi bạn của tôi đã từng tích cực góp phần vào 30-4, nay phải sống trong một nước “Việt Nam giải phóng” dưới áp lực thường trực của công an, hoặc không chịu nổi nữa, hay vì lo lắng cho gia đình, đã sang Mỹ để sống! Tôi rất buồn và phẫn nộ vì những điều đó. Không! 30-4 không phải là ngày nhân dân Việt Nam được giải phóng, như lẽ ra nó phải trở nên. Sự nghiệp giải phóng ấy sẽ là một quá trình dài hơi, đòi hỏi những cuộc đấu tranh đầy trí tuệ, khoan dung, lòng yêu nước lành mạnh và những tình đoàn kết mới. Nó chỉ có thể thực hiện qua một cuộc dân chủ hoá mà nhân dân sẽ chọn lựa. Toàn dân, miền Bắc và miền Nam, trong và ngoài nước.
Nhưng điều làm cho tôi bị “sốc” lớn nhất với 30-4 là việc người ta nói tới giải phóng trong khi mà đất nước Việt Nam không ngừng bị nước láng giềng phương Bắc – cùng nằm dưới ách thống trị của một đảng cộng sản – xâm lăng bạo ngược. Làm sao nói độc lập khi hải đảo và biển khơi bị cướp đoạt một cách trắng trợn, bạo liệt và vấy máu? Khi mà những ngư dân bị hành hung, bắt giữ, cướp bóc ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia? Khi hàng ngàn hecta trên đất liền, nhất là những vùng chiến lược, bị những cán bộ thối nát hay những nhóm lợi ích bán rẻ cho những công ti trực thuộc Bắc Kinh? Khi tài nguyên và nguyên liệu bị vơ vét một cách có hệ thống?
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”, lời nói của Hồ Chủ tịch đã vang dội trên toàn thế giới. Nó được viết chữ hoa trên mặt tiền công vào nhà tù Côn Đảo, nơi hơn 20 000 người yêu nước – cộng sản và không cộng sản – đã trở thành đối tượng của một kế hoạch tiêu diệt tinh thần và thể xác trong hơn 113 năm đô hộ của ngoại bang. Hơn 20 000 người đã nằm xuống ở các nghĩa trang trên đảo: Hàng Keo, Hàng Dương… Có còn phải nói tới hàng ngàn nghĩa trang khác rải rác khắp đất nước? Tới những người không được chính thức công nhận và cấm được tổ chức tưởng niệm công khai vì sợ làm phật lòng các đồng chí Trung Quốc: những chiến sĩ đã ngã xuống ở Campuchia trong cuộc chiến tranh chống Khmer đỏ, và hàng ngàn chiến sĩ năm 1979 đã hy sinh trước mũi súng của bọn ác ôn của Đặng Tiểu Bình tại biên giới phía Bắc, những người năm 1974 đã bỏ mình để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hay những người năm 1988 trên đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa bị bắn chết mà không được phép bắn trả… Cấm không được công khai tưởng niệm!
Bao nhiêu mạng sống hy sinh cho nền độc lập mơ ước nay bị dập vùi dưới ách lệ thuộc Bắc Kinh. Không, đừng mang 30-4 ra để nói với tôi rằng Việt Nam độc lập.
Bao nhiêu mạng sống hy sinh cho giấc mơ tự do đã bị dập vùi dưới sự thống trị của Đảng. Trong khi các trại “cải huấn” của chế độ cũ – mà tôi đã nếm mùi – nhường chỗ cho những “trại cải tạo phục hổi nhân phẩm” của chế độ mới – cho dù quy mô nhỏ hơn và ít tàn bạo hơn. Không, xin đừng mang 30-4 để nói với tôi là nhân dân Việt Nam tự do.
Như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, mà tôi đã có vinh dự được gặp, đã nói “ngày 30-4 hàng triệu người vui thì cũng cả triệu người buồn”. Niềm vui hoà bình sum họp vô cùng chính đáng. Nhưng 40 năm sau, nỗi buồn còn đó, pha trộn với uất ức và cay đắng vì biết bao hy vọng đã bị tiêu tan và chiếm đoạt.
Cho nên, trong ngày kỷ niệm này, xin các bạn thứ lỗi khi tôi phải nói ra những lời trái tai này của tôi. Đối với các bạn “tà ru”, những người bạn tù của tôi, tôi vẫn giữ nguyên vẹn sự thương mến và những kỷ niệm đẹp nhất trong đời. Còn những người đáng thương, bị cuốn đi trong chiến tranh, hiện đang nghĩ rằng tôi đã làm hại họ, tôi xin họ hiểu rằng tôi đã hành động hoàn toàn theo mệnh lệnh của lương tâm, vì những giá trị cộng hoà và nhân văn, và cũng vì tôi chán ghét chiến tranh. Cuối cùng, tôi dành ý nghĩ công dân cho tất cả những người, trong khi kèn trống cất lên theo những bản hùng ca chiến thắng và tự do, vẫn đang bị hành hạ, giam cầm vì chính kiến, quyền con người và quyền công dân bị tước đoạt. Với niềm xác tín là ngày 30 tháng Tư 1975 chỉ mới mở ra một đoạn mới trên con đường đi tới một nước Việt Nam thật sự dân chủ, thực sự độc lập mà nhân dân Việt Nam hằng mong ước và xứng đáng được hưởng.
Ảnh do chính tác giả chụp tại Côn Đảo.
30 avril 1975: Libération? Oui et non.
Le 30 avril, pour moi, c'est avant tout la fin des bombes et de la pluie de feu sur le sol du Vietnam. C'est le début de 40 ans de paix après plus d'un siècle de guerre coloniale et impérialiste. Pour avoir connu cette guerre à ses moments les plus cruels, je peux dire que rien n'est plus précieux que la paix. Je considère comme un privilège d'avoir participé modestement et de mon plein gré au combat pour cette paix sur le sol même du Vietnam. J'en suis d'autant plus heureux et fier que je l'ai fait sans tirer un coup de fusil.
Le 30 avril, enfin, c'est la réunification d'un pays écartelé sous la pression de puissances en concurrence mondiale pour piller les richesses des peuples et accéder à la domination globale. Pour moi, cette sale guerre n'est pas une guerre interne comme certains veulent le laisser entendre mais une guerre que ces puissances se sont livrées par procuration avec l'effrayante majorité de cadavres vietnamiens, sur un fond d'aspiration populaire à l'indépendance nationale. En tous cas, il n'est pas un seul Vietnamien, dans un camp comme dans l'autre, qui ne soit pas heureux et même fier de cette réunification. Paix et réunification: voilà pour moi l'énorme pas que le Vietnam a franchi ce 30 avril 1975. En ce sens, il mérite d'être fêté.
Maintenant, au regard des 40 ans qui ont suivi, si vous me dites que le 30 avril est le jour de la libération nationale, vous n'aurez pas mon accord.
Quand on parle de “libération du Sud” il me semble nécessaire autant qu'objectif de faire la distinction entre la libération des terres du Sud et la libération du peuple du Sud. La libération des terres du Sud, c'est-à-dire l'évacuation totales des forces armées étrangères d'agression présentes au Sud du Vietnam est incontestable. Et ceci est une victoire de dimension mondiale quand on sait le nombre et la puissance de destruction de ces forces qui n'ont rien épargné pour vaincre, mis à part l'arme atomique. On sait que cette victoire a été essentiellement arrachée sur le terrain par le peuple vietnamien. Aucune force militaire étrangère (ni Soviétiques, ni Chinois) n'était présente au sud pour livrer combat. L'aide de ces deux puissances se limitant en appui logistique et en conseillers militaires: on ne se bat pas contre les B52 avec des arbalètes comme “anh hùng núp” le fit contre les troupes coloniales. Hélas, pour la suite de l'Histoire mais heureusement pour le succès des combats du moment, le peuple vietnamien a dû et doit encore payer la lourde dette de cette aide, alors même que c'est lui seul qui a fourni le sang et la chair dont le camp socialiste s'est glorifié et a, par certains côtés, profité. Il est aussi évident que ce gigantesque et terrible bras de fer n'a pu être gagné que par l'implication décisive de l'immense majorité du peuple vietnamien au prix de sacrifices difficiles à imaginer. Cet engagement populaire massif, résolu et multiforme a été essentiellement motivé par un sentiment de fierté nationale, ancré sur des tradition millénaires pour la défense de la terre familiale, du village, des traditions...L'énorme majorité du peule vietnamien qui s'est jetée ou a basculé dans la résistance aux Français et aux Américains ne l'a pas fait par idéologie marxiste ou léniniste mais simplement pour défendre la terre natale et n'a suivi le parti communiste qu' à cause de ses leaders exceptionnels et parce qu'il détenait seul le cordon de la bourse et des armes socialistes. Ainsi le 30 avril achève la libération de la terre du Sud.
Quant à la libération du peuple du Sud, j'ai le regret d'affirmer qu' elle n'a pas vraiment été constatée jusqu'ici. Le drapeau que j'ai porté au cœur de Saigon était celui du “front du peuple pour libérer le sud du Vietnam”. Autour d'une étoile jaune, il y avait, à surface égale, le rouge des communistes et le bleu de la “troisième composante”. Celle-ci a été quasi immédiatement isolée ou engloutie. Cette “troisième force” n'était pas qu'un stratagème inventé par les communistes, comme certains ont voulu le laisser croire. Elle existait réellement, avec ses différentes personnalités, ses aspirations politiques, religieuses. En quelques semaines ce drapeau du “Front” a disparu de la façade de chaque maison pour être remplacé par le drapeau rouge dont la fraîcheur initiale a beaucoup fané depuis. J'ai senti cette mise au pas lors de ma visite “guidée” en 1977. Mais à ce moment-là, mon enthousiasme inconditionnel n'empêchait d' y croire et je mettais en cause le climat de tension extrême avec la Chine par Khmers rouges interposés à la frontière ouest, la menace d'invasion chinoise à la frontière nord et la grande misère résultant de la guerre et du blocus américain... Pour revenir à notre propos, la “libération du peuple” ne peut résulter que de la mise en place d'un régime politique qui respecte les particularismes, les différences. Qui en permette la libre expression et facilite les échanges sur tous les problèmes locaux et nationaux, à travers des élus démocratiquement choisis et démocratiquement révocables. Le 30 avril, hélas, s'il a enfoncé la grille du palais de l'ancien régime, n'a pas encore ouvert la porte à ce droit populaire incontournable. Bien pire, la libération populaire tant espérée semble avoir été confisquée. Parti unique. Parlement sous contrôle de ce parti. Constitution plaçant par son article 4 le Parti communiste au-dessus de toute autre institution nationale. Mise au pas d'une armée dont la devise affirmée est la fidélité devenue prioritaire au Parti (plutôt qu'à la nation). La télévision et les quelque 800 journaux de la presse écrite entièrement contrôlés par le “Comité de propagande et de l'éducation du Comité central du Parti”. Pas de liberté de réunion, de circulation, de créer des associations. Strict contrôle politique d'internet. Mise sous surveillance rapprochée, arrestation et détention des opposants, des contradicteurs, dont certains de mes amis qui pourtant ont contribué activement au 30 avril et qui doivent aujourd'hui vivre dans “le Vietnam libéré” sous pression policière permanente ou qui, n'en pouvant plus et craignant pour leur famille, s'en sont allés vivre... aux Etats-Unis! Tout cela m'attriste et me révolte à la fois. Non, le 30 avril n'est pas le jour de la libération du peuple du Vietnam alors qu'il aurait pu le devenir. Cette libération sera un long processus qui va exiger encore beaucoup de combats pleins d'intelligence, de tolérance, de sain patriotisme et de solidarités nouvelles. Elle passera obligatoirement par la démocratisation telle que le peuple la choisira. le peuple dans son ensemble, nord et sud intimement confondus, dans le pays et à l'extérieur.
Mais ce qui me choque le plus en ce 30 avril, c'est que l'on puisse parler de libération alors que le pays n'a cessé de subir les agressions violentes de son voisin du nord, lui-même sous la coupe sans partage du Pari communiste chinois. Comment peut-on parler d'indépendance quand ses îles et sa mer sont volés de façon flagrante, violente, sanglante? Quand ses pêcheurs sont agressés, emprisonnés, pillés dans les eaux sous souveraineté nationale? Quand des milliers d'hectares de son pays, en particulier des terres stratégiques, sont bradés par des cadres corrompus ou des groupes d'intérêt à des sociétés directement liées à Pékin? Quand les ressources naturelles et les matières premières sont systématiquement ponctionnées?..
“Rien n'est plus précieux que l'indépendance et la liberté”. Ces mots du président Hồ Chí Minh ont fait le tour du monde. Ils sont écrits en lettres capitales au fronton de l'entrée du bagne de Poulo-Condor où plus de 20000 patriotes, communistes ou non, ont fait l'objet d'un plan systématique de destruction mentale et d'élimination physique en 113 ans de présence étrangère. Plus de 20000 qui reposent dans les cimetières de l'île: Hàng Keo, Hàng Dương... Et que dire des milliers d'autres cimetières qui parsèment le pays? Que dire de tous ceux qui n'ont même pas droit à la reconnaissance officielle et qu'il est interdit d'honorer publiquement de peur de déplaire aux camarades chinois: ceux qui sont tombés au Cambodge contre les Khmers rouges, instruments de Pékin, les milliers de ceux qui ont péri en 1979 sous la mitraille des soudards de Deng Xiao Ping à la frontière chinoise, ceux qui ont donné leur vie en 1974 pour défendre l'archipel vietnamien des Paracels, ceux qui ont été exécutés sans avoir le droit de riposter en 1988 sur l'îlot vietnamien de Gạc Ma dans l'archipel des Spratleys... Interdits de mémoire officielle!
Tant de vies sacrifiées à l'indépendance rêvée mise sous l'éteignoir de la dépendance réelle à la Chine. Non, excusez-moi, n'utilisez pas le 30 avril pour me dire que le Vietnam est indépendant.
Tant de vies sacrifiées à la liberté rêvée mises sous l'éteignoir de la soumission à un parti. Alors que – certes avec moins de violence et moins d'amplitude – les “centres de rééducation” de l'ancien régime que j'ai eu l'occasion de bien connaître, ont fait place aux camps de “réhabilitation de la dignité humaine” du nouveau régime. Non, excusez-moi, n'utilisez pas le 30 avril pour me dire que le peuple vietnamien est libre.
Ainsi que le disait feu le premier ministre Võ Văn Kiệt que j'ai eu le privilège de rencontrer: “le 30 avril c'est un jour de joie pour des millions de Vietnamiens et un jour de tristesse pour des millions d'autres”. Si la joie de la paix et du pays retrouvés est extrêmement légitime, quarante ans après, la tristesse subsiste toujours avec la frustration et l'amertume des espoirs déçus, confisqués.
Alors, en ce jour anniversaire, je prie tous mes amis de m'excuser pour ces vérités trouble fête qui ne sont que les miennes. Je garde à mes chers “tà ru”, ex-compagnons de détention, toute mon affection et mes plus beaux souvenirs. Je prie tous les pauvres gens qui, aspirés par la guerre, pensent que mon action leur a fait du mal, de bien vouloir croire que j'ai agi uniquement selon ma conscience, mes valeurs républicaines et humaines et par mon aversion pour la guerre. Enfin, j'ai une pensée citoyenne et solidaire pour toutes celles et tous ceux qui, au moment même où défilent ces fanfares aux airs de grande victoire et de liberté, sont malmenés, détenus pour leurs idées, privés de leurs droits humains et citoyens. Avec la certitude que le 30 avril 1975, n'a fait qu'ouvrir une partie nouvelle du long chemin vers le Vietnam vraiment démocratique et vraiment indépendant tant attendu et si mérité par tout le peuple vietnamien.
A. M. H. C. Q.
Tác giả gửi BVN.
http://boxitvn.blogspot.fr/2015/04/30-4-uong-giai-phong-moi-i-mot-nua.html#more
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire