Nếu tính sòng phẳng, chi ly, chưa chắc Việt Nam đã nợ Trung Quốc về tiền của...
Phạm Viết Đào.
Tạm ước 14/9/1946 được ký tại Pari giữa Hồ Chí Minh, chính phủ Pháp và Trung Hoa dân quốc...
Xin không đề cập tới các món nợ mang ý nghĩa chính trị mà xin đề cập tới các món nợ có thể quy đổi ra USD mà Việt Nam chịu nợ Trung Quốc…
Theo WikiPedia thì:”Qua
20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và
các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối
lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; quy đổi thành tiền là hơn 7 tỉ rúp (tương
đương 6,8 tỉ USD), trong đó hơn một nửa là viện trợ quân sự, còn lại là viện
trợ kinh tế.[4]”
Như vậy, trong món nợ khoảng trên 3 tỷ USD theo thông lệ quốc tế
mà Việt Nam buộc phải ghi nợ, đó là các món nợ kinh tế thì Trung Quốc là một
trong 10 nước xã hội chủ nghĩa: Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ
nghĩa (bao gồm Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary,Bulgaria, România, CHDC Đức, CHDCND
Triều Tiên và Cuba…
Hiện nay về những khoản nợ kinh tế, Việt Nam đã tìm cách trả cho một số nước, hoặc một số
nước đảng thoả thuận xoá đi một phần những khoản nợ mà Việt Nam đã vay.
Đối với Trung Quốc, đã có lúc chủ blog đã tìm được số liệu mà
Việt Nam
đã chịu nợ với Trung Quốc, đó là các món nợ kinh tế nhưng hiện chưa tìm lại
được…
Trong bài viết này xin đề cập tới một khoản lợi ích vật chất mà
nhờ có cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam mà Trung Quốc đã đươc hưởng lợi:
Đó là việc Trung Quốc đã được khai thác, hưởng lợi từ tuyến đường sắt Lào
Cai-Côn Minh dài 465 km trước thời hạn bạn giao của Pháp 50 năm ? Đây là một
tuyến đường sắt kỳ vĩ, Pháp đã bỏ ra nhiều công sức, tiền của để xây dựng tuyến
đường sắt này…
Theo WikiPedia thì:”Tuyến
đường sắt này dài 855 km, trong đó 390 km nằm trên lãnh thổ Việt Nam (từ Hải Phòng lên đến Lào Cai),
và 465 km trên lãnh thổ Trung Quốc (từ Hà Khẩu lên đến Côn Minh). Thời gian xây dựng
tuyến đường sắt này được xây dựng trong vòng 10 năm, từ 1901 đến 1910,
Xe lửa chạy tuyến đường này hoạt động
đến năm 2000 thì phía Trung Quốc đình chỉ nên sau đó xe từ Hải Phòng lên phải
dừng ở Lào Cai. Đoạn đường bên Trung Quốc bỏ hoang.”
Theo một số nguồn tin mà người viết bài này nắm được:Tuyến đường
sắt Hải Phòng- Côn Minh là tuyến đường sắt do Pháp đầu tư xây theo hình thức
giống như BOT thời hiện đại; Pháp đã ký với nhà Mãn Thanh: xây dựng, khai thác
100 năm sau đó giao trả lại cho Trung Quốc…
Theo hiệp định đã ký kết thì đáng ra Pháp khai thác tuyến đường
sắt này tới năm 2010 mới bàn giao cho Trung Quốc nhưng Trung Quốc đã thu hồi và
sử dụng tuyến đường sắt này từ năm 1949 và sử dụng tới năm 2000…Tại sao có sự
thay đổi này ?
Trung Quốc tiếp quản tuyến đường sắt Côn Minh-Lào Cai từ tay
Pháp sớm hơn hiệp định đã thoả thuận có nguồn gốc từ văn bản Hiệp định sơ bộ
6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 được ký giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ
Pháp và Trung Hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch.
Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp 14/9/1946 đã biến thoả thuận tay đôi Hoa - Pháp thành
thoả thuận tay ba Việt - Pháp - Hoa, kết thúc vai trò của lực lượng Tưởng Giới
Thạch về mặt pháp lý theo quyết định của các nước lớn Đồng minh tại Hội nghị
Potsdam. Việc đẩy quân đội Tưởng ra khỏi Việt Nam đã làm thay đổi tương quan lực
lượng có lợi cho cách mạng nước ta.
Với hiệp định này Việt Nam đã loại được một kẻ
thù đó là loại 30 vạn quân Tưởng ra khỏi Việt Nam; Để loại được 30 vạn quân
Tưởng này nhiều tài liệu lịch sử chỉ đề cập tới sách lược, tài ngoại giao của
Chủ tịch Hồ Chí Minh mà không nhắc tới thực chất là một cuộc mặc cả tay 3 giữa
Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Pháp và Chính phủ Tưởng Giới Thạch…
Để Tưởng Giới Thạch đồng ý nhường lại miền bắc
Việt Nam cho Pháp, rút quân ra khỏi Việt Nam, Pháp đã nhượng lại quyền khai
thác tuyến đường sắt Lào Cai-Côn Minh cho chính quyền Trung Hoa dân quốc trước
thời hạn hơn 50 năm theo ký kết…Đáng lẽ Pháp phải được khai thác tới năm 2010
nhưng đã chấm dứt khai thác từ 1946, và quyền lợi này đã về tay Trung Quốc từ
năm 1949 bởi Tướng Giới Thạch đã bị đánh đuổi ra khỏi lục địa…
Như vậy, cuộc kháng chiến và nổi dậy của nhân
dân Việt Nam chống phát xít Nhật đã tạo điều kiện cho Tưởng Giới Thạch đưa quân
vào chiếm đóng Việt Nam; Cũng do có sự kháng cự của nhân dân Việt Nam nên 3
phía Việt Nam-Pháp-Trung Hoa dân quốc ngồi lại ký kết Tạm ước 14/9/1946, một
trong những thoả thuận của bản tạm ước đó là việc hoàn trả việc khai thác tuyến
đường sắt Lào Cai-Côn Minh cho Trung Hoa dân quốc trước 50 năm, quyền lợi này
sau này Cộng hoà nhân dân Trung Hoa của ông Mao được hưởng…
Còn về phía Việt Nam,
chính phủ Hồ Chí Minh cũng không đơn giản chỉ ký vào là Tưởng Giới Thạch trực
tiếp là Tướng Lư Hán chịu thu quân rút ra khỏi Việt Nam. Theo một vài nhân chứng cho
biết: Để Lư Hán chịu rút quân về, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cụ Huỳnh
Thúc Kháng đã mang 20 kg vàng, số vàng thu được trong Tuần lễ vàng hối lộ cho
Lư Hán thì y mới chịu về…
Việc ông Hồ Chí Minh và Huỳnh Thúc Kháng mang
20 kg vàng hối lộ cho Tiêu Văn-Lư Hán sau đó cũng gây ra một số điều dị nghị,
nghi ngờ trong nội bộ Việt Minh; ( Tổng Bí thư Trường Chinh )…
Theo một số nhân chứng kể: đích thân ông Phạm
Văn Đồng lúc đó là Bộ trưởng Bộ tài chính thu gom vàng đưa đến; đích thân ông
Hồ Chí Minh và Huỳnh Thúc Kháng trực tiếp kiểm cân số vàng này và mang đi.
Hai ông già này đã đến gõ cửa nhà Lư Hán đóng ở
Cửa Nam, hai ông Hồ Chí Minh và Huỳnh Thúc Kháng phải ngồi chờ Lư Hán hơn 2
tiếng đồng hồ ở sảnh vì Lư Hán không chịu tiếp ngay… Không chịu được sỷ nhục
này, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã dậm chận khiến vỡ cả gạch lót nền nhà Lư Hán và dục
ông Hồ Chí Minh: Về thôi cụ ạ, nhục quá, không chịu nổi. Ông Hồ Chí Minh đã
kiên nhẫn vỗ về cụ Huỳnh Thúc Kháng: Xin cụ hãy thương dân, chịu nhục một tý…
Khi Lư Hán chịu tiếp hai ông già, câu đầu tiên
ông Hồ Chí Minh phủ đầu Lư Hán: Các ngài đề nghị chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hoà cung cấp gạo nhưng chính phủ chúng tôi không còn gạo; Ngay bản thân
tôi hàng tuần cũng đang phải nhịn ăn…Nói đến đây ông Hồ dừng lại để thăm dò; Vì
ông muốn tìm cách đuổi đám Tàu ô này đi sớm, nếu cấp gạo chúng sẽ dây dưa ở lại
ngày nào chúng sinh chuyện ngày ấy…Dừng lại một chốc, ông Hồ tiếp: Chúng tôi
không còn gạo nhưng có cái này dành riêng cho ngài, đó là số vàng mà chúng tôi
quyền góp được của dân…
Có số vàng này, Lư Hán mới chịu rút quân;
Chuyện này sau này đã bị ông Trường Chinh cự lại: Tại sao các Cụ mang vàng của
dân đi mà không báo cho Đảng biết; Lúc đó ông Trường Chinh là Tổng Bí thư Đảng
CS Việt Nam…Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã gạt đi: Các anh chỉ biết một mà không biết
hai; Thử hỏi cho các anh biết thì làm sao Lư Hán nó dám nhận? Nếu Lư Hán ở lại
thì đã chắc gì anh còn, tôi còn?
Tóm lại không phải ngẫu nhiên mà có Tạm ước
14/9/1946 để Chính phủ Việt Minh loại bớt được một kẻ thù mà có cái giá của nó;
Trong thoả ước này, Trung Quốc của ông Mao đã được hưởng lợi nhờ công sức,
xương máu và cả tiền bạc của nhân dân Việt Nam…
Tóm lại, Việt Nam đã giúp Trung Quốc tiếp quản,
khai thác sớm trước 50 năm tuyến đường sắt Côn Minh-Lào Cai.
Xem thêm WikiPedia:
Những khoản viện trợ, cho vay của các nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ chiến tranh:
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]
Viện trợ
của khối Xã hội chủ nghĩa cho VNDCCH 1970-74 (ước tính của Hoa Kỳ)[3]
|
|
Năm
|
Viện trợ
kinh tế
(triệu USD) |
1970
|
675-695
|
1971
|
695-720
|
1972
|
425-440
|
1973
|
575-605
|
1974
|
1.150-1.190
|
1970-74
|
3.520-3.650
|
Qua 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và
các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối
lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; quy đổi thành tiền là hơn 7 tỉ rúp (tương
đương 6,8 tỉ USD), trong đó hơn một nửa là viện trợ quân sự, còn lại là viện
trợ kinh tế.[4]
Tiền mặt[sửa | sửa mã nguồn]
Cho đến nay vẫn chưa có số liệu chính thức công bố số tiền mặt
viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ phía nhà nước Việt Nam, nhưng theo Nguyễn
Nhật Hồng Trưởng bộ
phận B29:[19]
"Toàn bộ tiền viện trợ và tiền giúp đỡ của quốc tế cho Việt
Nam
đánh Mỹ đều tập trung về một đầu mối là B29... Từ 1965 đến 1975, B29 đã tiếp
nhận Sáu trăm bảy mươi tám triệu bảy trăm ngàn đô la Mỹ (số tròn)(678.700.000
USD), trong đó hơn sáu trăm hai sáu triệu đô la là tiền viện trợ đặc biệt, hơn
hai mươi bốn triệu đô la là tiền của các tổ chức và nhân dân quốc tế ủng hộ,
gần 21 triệu đô la là tiền lãi kinh doanh chuyển đổi và gửi ngoại tệ ở nước
ngoài, gần bảy triệu rưỡi đô la là lãi từ tiền dự trữ của chiến trường sau giải
phóng...".
Hàng hóa[sửa | sửa mã nguồn]
Viện trợ
của khối Xã hội chủ nghĩa cho VNDCCH (ước tính của Hoa Kỳ)[3]
|
|
Năm
|
Viện trợ
quân sự
(triệu USD) |
1970
|
205
|
1971
|
315
|
1972
|
750
|
1973
|
330
|
1974
|
400
|
Tổng cộng 1970-74
|
2.000
|
Qua 20 năm, Liên Xô, Trung Quốc và
các nước xã hội chủ nghĩa đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổng khối
lượng hàng hóa là 2.362.581 tấn; quy đổi thành tiền là hơn 7 tỉ rúp (tương
đương 7 tỉ USD, trong đó hơn một nửa là viện trợ quân sự).[4] Ngoài
1 số như máy bay, tên lửa chỉ dùng ở miền bắc còn lại đều chuyển vào miền Nam qua đường
Trường Sơn.
Giai đoạn 1965-1971, theo số liệu của các nhà nghiên cứu Liên
bang Nga, tổng giá trị viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam là 1 tỷ 579
triệu USD, tức mỗi năm viện trợ trung bình đạt 220 triệu USD. Tổng trị giá viện
trợ quân sự tính riêng trong 2 năm từ tháng 1-1966 đến tháng 12-1967 là 500
triệu rúp (xấp xỉ 550,5 triệu USD). Năm 1967, theo Báo cáo thường niên của Bộ
Ngoại giao Liên Xô (12-1967), đây là năm Liên Xô cung cấp viện trợ cao nhất cho
Việt Nam với khoảng 400 triệu USD. Báo cáo của Quân ủy Trung ương,
Bộ Quốc phòng Việt Nam cho thấy "Liên
Xô viện trợ nhiều nhất vào hai năm 1965 - 1967, có nhiều loại vũ khí tương đối
hiện đại, nhưng phần lớn đã qua sử dụng, trừ MiG-21, ĐKZ-B, cao xạ 23 ly, xe
kéo pháo bánh xích, ô tô"[20]
Giai đoạn 1970-1974, tài liệu của CIA giải mật của Hoa Kỳ thì
đưa ra những con số ước tính trong biểu đồ, theo đó giai đoạn này VNDCCH nhận
được khoản 2 tỷ USD viện trợ. Còn theo thống kê của VNDCCH thì giá trị viện trợ
quân sự thực tế của họ sau 1973 thấp hơn nhiều so với ước tính của Mỹ, bởi
Trung Quốc đã dừng cấp viện trợ (theo thỏa thuận trongThông
cáo Thượng Hải với
Mỹ). Trong 2 năm 1973-1974, tổng cộng VNDCCH nhận được 114.532 tấn viện trợ
quân sự, trị giá 339.355.353 rúp (~330 triệu USD), chỉ bằng 19% so với 2 năm
1971-1972[21]
Có những lúc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ chối nhận viện trợ nếu
khoản viện trợ đó đi kèm những điều kiện mà họ không chấp nhận. Khi Trung Quốc
đề nghị viện trợ 500 chiếc xe vào Trường Sơn với điều kiện lái xe là người
Trung Quốc, Tổng Bí thư Lê Duẩn không
đồng ý nhận bất cứ một chiếc xe nào vì tin rằng Trung Quốc lồng ghép vào đó
những toan tính riêng của họ (Trung Quốc từng mượn đường vào đánh Chiêm Thành
thời nhà Trần, rồi từng lấy cớ vào giúp Lê Chiêu Thống để kéo quân vào Hà Nội). Có người
trong Bộ Chính trị đề nghị "sao không nhận một vài chiếc cho người ta
vui?", nhưng ông trả lời: "Chừng
nào tôi còn ngồi đây, thì tôi không cho một kẻ nào nghĩ trong đầu rằng có thể
cướp được đất nước Việt Nam
này"[22]
Để tăng cường năng lực hậu cần của mình, ngay từ năm 1957 VNDCCH
đã tự tổ chức sản xuất vũ khí và phương tiện để giảm bớt phụ thuộc vào viện
trợ. Trong 3 năm 1973 đến 1975, VNDCCH đã tự sản xuất được 3.409 tấn vũ khí đạn
dược, 1.863 tấn phụ tùng xe, máy và 26.074 tấn quân trang, quân dụng khác.[23]
Khối lượng hàng quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội
chủ nghĩa (bao gồm Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary,Bulgaria, România, CHDC Đức, CHDCND
Triều Tiên và Cuba)
viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến1975,
qua từng giai đoạn như sau[8]:
Giai đoạn
|
Tổng số
(tấn) |
Hàng hậu cần
(tấn) |
Vũ khí, trang bị kỹ thuật
(tấn) |
Liên Xô
(tấn) |
Trung Quốc
(tấn) |
Các nước khác
(tấn) |
Giai đoạn 1955-1960
|
49.585
|
4.105
|
45.480
|
29.996
|
19.589
|
|
Giai đoạn 1960-1964
|
70.295
|
230
|
70.065
|
47.223
|
22.982
|
442
|
Giai đoạn 1965-1968
|
517.393
|
105.614
|
411.779
|
226.969
|
170.798
|
119.626
|
Giai đoạn 1969-1972
|
1.000.796
|
316.130
|
684.666
|
143.793
|
761.001
|
96.002
|
Giai đoạn 1973-1975
|
724.512
|
75.267
|
49.246
|
65.601
|
620.354
|
38.557
|
Tính theo số lượng
Phân loại
|
Đơn vị tính
|
Liên Xô
|
Trung Quốc
|
Các nước XHCN khác
|
Súng bộ binh
|
khẩu
|
439.198
|
2.227.677
|
942.988
|
Súng chống tăng
|
khẩu
|
5.630
|
43.584
|
16.412
|
Súng cối các loại
|
khẩu
|
1.076
|
24.134
|
2.759
|
Pháo hỏa tiễn
|
khẩu
|
1.877
|
290
|
|
Pháo mặt đất
|
khẩu
|
789
|
1.376
|
263
|
Pháo cao xạ
|
khẩu
|
3.229
|
614
|
|
Bộ điều khiển
|
bộ
|
647
|
||
Bệ phóng rốc két
|
chiếc
|
1.357
|
||
Đạn rốc két
|
quả
|
10.169
|
||
Tên lửa SA-2
|
hệ thống
|
23
|
||
Đạn tên lửa VT 50v
|
quả
|
8.686
|
||
Tên lửa Hồng Kỳ
|
e
|
1 trung đoàn
|
||
Tên lửa S125
|
e
|
2 trung đoàn
|
||
Đạn tên lửa K681
|
quả
|
480
|
480
|
|
Máy bay chiến đấu
|
chiếc
|
316
|
142
|
|
Tàu chiến hải quân
|
chiếc
|
52
|
30
|
|
Tàu vận tải hải quân
|
chiếc
|
21
|
127
|
|
Xe tăng các loại
|
chiếc
|
687
|
552
|
10
|
Xe vỏ thép
|
chiếc
|
601
|
360
|
|
Xe xích kéo pháo
|
chiếc
|
1.332
|
322
|
758
|
Xe chuyên dùng
|
chiếc
|
498
|
6.524
|
2.502
|
Phao cầu
|
bộ
|
12
|
15
|
13
|
Xe máy công trình
|
chiếc
|
100
|
3.430
|
650
|
Ống dẫn dầu
|
bộ
|
56
|
11
|
45
|
Thiết bị toàn bộ
|
bộ
|
37
|
36
|
3
|
http://nvphamvietdao1.blogspot.fr/2015/04/viet-nam-no-trung-quoc-nhung-gi-va-viet.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire