mardi 5 mai 2015

(Lo) Thế Thảo (5)


PLS : Ông Thế Thảo ơi, ông làm gì thì cũng phải từ tốn, đồng tiền liền khúc ruột, ông phải cẩn thận kẻo nguy hiểm.

Tôi thì tôi tức cái bọn trồng sưa ấy lắm. Dân mình tham lam, chẳng có biết phải quấy gì hết. Luật pháp thì phải trên hết chứ, nay các vị trồng, mai mốt mấy thằng giang hồ nó trồng, rồi suốt ngày cứ giết nhau vì mấy cây sưa à?

Tôi nhờ ông cho đốn sạch ráo cây sưa ở trên địa bàn thành phố đi, cây to cây nhỏ đốn hết, vì trồng cây quý như vậy ở giữa thủ đô là quá nguy hiểm. Công an họ cũng phải lo canh giữ, hao tâm tổn trí đối phó với bọn sưa tặc, mà họ có được trả lương để làm thêm việc ấy đâu ? Rồi các cụ Phụ Chính đêm cũng được ngủ ngon, già rồi còn tham sân si mà làm gì, canh giữ mấy cây sưa ấy có ngày lại mất mạng, con cháu cũng phát sốt phát rét lên, chẳng được yên ổn mà lo làm ăn !


Ông Thế Thảo ơi, ông phải biết là ở bên Pháp, nhất là chốn cư ngụ của Đảng Cộng Sản Pháp, nơi tôi ở ấy, thì những cái gì của công cộng thì người ta làm rẻ tiền thôi, đừng có phô phang ra những thứ quý giá mà bọn bất lương chúng thèm. Cây thì trồng cây rẻ tiền để cho bóng mát thôi, khỏi lo bọn ăn trộm. Các công trình công cộng thì xây rất chắc, là bởi vì, cái bọn nghèo khổ ít học ấy, người ta lo cho chúng được ăn, được tiện nghi, thể dục thể thao này nọ, nhưng chúng phá như khỉ ấy. Ông mà sang Pháp, tôi dẫn ông đi xem những công viên, những công trình công cộng, mà người ta xây làm sao cho bọn giặc ấy không phá được, thì chắc là ông không nhịn được cười.

Còn chuyện gỗ sưa, nếu là người Pháp, thì họ làm như vầy : họ cứ sung vào công quỹ trước, rồi họ mời những người liên quan kiện ra tòa; nếu sau đó tòa xử phải trả, thì sẽ trả lại đầy đủ, nhưng mà việc sung công quỹ là phải làm trước !

Còn ở Việt Nam mình, thì tôi cũng không biết thế nào. Làm thế nào để có tình có lý thì tốt. Ví dụ cây sưa ấy trồng trên đất công thì là của công, nhưng có thể mình du di trả công các cụ chăm sóc, canh giữ (mặc dù tôi thì tôi chỉ muốn phạt thêm các cụ thôi, vì gây quá nhiều rắc rối !)




VNTB - 2 cây sưa cổ thụ, 2 công văn trái pháp luật của quan chức thành phố Hà Nội

A-

Thế Hiền (VNTB) - Trách nhiệm trong ký duyệt công văn trong phòng máy lạnh của ông chủ tịch Tp. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo (*) đến đâu, khi mà nó trái về mặt nguyên tắc pháp luật đề ra, dân thôn Phụ Chính phản ứng lại quyết liệt, và có khả năng sẽ kiện đích danh cá nhân ông về việc “ký công văn chỉ đạo có dấu hiệu sai quy định, vi phạm quyền và lợi ích của công dân và cộng đồng dân cư đã được luật pháp quy định...”.

Cây sưa và việc ăn chặn của quan chức 

Cây sưa của thôn Phụ Chính (Chương Mỹ - Hà Nội) được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký công văn 86 giao chuyển cho UBND huyện Chương Mỹ bán đấu giá và nộp ngân sách vào trước ngày 25/04, mặc kệ điều đó là trái về mặt quy định pháp luật, cũng như mặc kệ người dân thôn Phụ Chính có đồng ý hay không đồng ý.

Công văn cũng gạt bỏ luôn cả công sức giữ gìn, chăm sóc của những người già cao tuổi thôn Phụ Chính trong bảo vệ hai gốc sưa cổ.

Vì sao việc bán cành xưa của thôn Phụ Chính là đúng luật nhưng công an huyện Chương Mỹ vẫn tịch thu? Ảnh: IJAVN
Trước đó, vào tháng 9/2010, nhân một cành sưa bị gãy do bão, người dân đã cắt bán, giá trị lên đến 20,5 tỉ đồng, số tiền này dự định dùng để xây dựng công trình phúc lợi của thôn, căn cứ vào thông tư 3419 của Bộ NN-PTNT về việc khai thác, vận chuyển cất giữ gỗ rừng trồng nhóm 1A. Theo đó, “Trường hợp tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư cây trồng trong vườn, trồng phân tán thì chủ lâm sản tự quyết định việc khai thác”.

Nhưng cuối cùng vẫn bị phía công an huyện Chương Mỹ chặn lạ, phong tỏa số tiền và không hẹn ngày trả lại, dù cho việc làm của người dân thôn Phụ Chính hoàn toàn đúng luật. 

Văn bản trái luật và những kẻ giang hồ

Công văn ngày 31/03 tiếp tục gặp phải sự khiếu nại của người dân thôn Phụ Chính. Bởi căn cứ vào văn bản khẳng định của ông Hà Công Tuấn - Phó Tổng cục trưởng - Tổng cục Lâm nghiệp vào ngày 25/5/2011 thì số gỗ sưa này là cây trồng phân tán, do cộng đồng thôn Phụ Chính quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì việc khai thác, sử dụng do cộng đồng thôn tự quyết định.

Trong khi đó, lại vừa phải làm nhiệm vụ bảo vệ gốc sưa già ngày đêm trước “sưa tặc” – những kẻ đầu trọc, giang hồ.

Liệu có sự liên quan giữa giang hồ và chính quyền? Liệu lần này chính quyền có thực hiện hành vi trái pháp luật (cướp) tài sản của người dân thôn Phụ Chính bằng giang hồ, thay vì công huyện Chương Mỹ như lần trước?

Điều này không hề là võ đoán, bởi theo đại diện ban lãnh đạo thôn, ông Vũ Viết Binh cho trang nguoiduatin biết thì: "Người dân hỏi chính quyền huyện thì vẫn là câu trả lời chúng tôi thực hiện theo công văn chỉ đạo của chính quyền thành phố. Khi người dân và cán bộ thôn đến để làm việc luôn có sự trốn tránh bỏ mặc của chính quyền”.

Như vậy, đây là lần thứ 2, UBND Tp. Hà Nội ban hành công văn trái luật, nhằm cưỡng đoạt tài sản của người dân thôn Phụ Chính.

Cầu thị lòng dân hay lòng tham quan chức

Câu chuyện hai cây sưa cổ và công văn 86 của Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội làm liên tưởng đến câu chuyện ký duyệt đề án 6.700 cây xanh. Trong buổi họp báo ngày 21/03, đại diện UBND Tp. Hà Nội là ông Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh, mọi sự thành bại của các chủ trương, chính sách đều do dân, nếu không được lòng dân mọi chính sách sẽ thất bại và ngược lại. Từ nay, những việc có liên quan đến đông đảo người dân, xã hội thành phố sẽ thận trọng, cùng với đó là xin ý kiến và cầu thị lắng nghe, nhằm thực hiện cho đúng mọi chủ trương, nhưng ông cũng không quên đá quả bóng trách nhiệm sang VPBank và Vingroup, “chặt cây do áp lực từ nhà tài trợ”.

Ông phó chủ tịch nói rất hay, nhưng có lẽ sẽ hay hơn nếu người ký duyệt đề án thay thế 6.700 cây xanh không phải là chính ông - Phó chủ tịch thành phố.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội từng ký 2 công văn sai phạm liên quan đến sưa thôn Phụ Chính?
Trở lại với câu chuyện lòng dân, liệu rằng khi ký công văn 86 giao chuyển cho UBND huyện Chương Mỹ bán đấu giá hai cây sưa cổ, ông Chủ tịch UBND, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội có thực sự “cầu thị lắng nghe” ý dân thôn Phụ Chính? Hay việc ăn chia trong chặn bắt cây sưa khiến cho ông chủ tịch tiếp tục muốn thử xem người dân thôn Phụ Chính bị dồn đến bước đường cùng như thế nào? Và nếu làm quá, thì ông mới chịu dừng lại? Như đã từng xảy ra với đề án 6.700 cây xanh.

Trách nhiệm trong ký duyệt công văn trong phòng máy lạnh của ông chủ tịch Tp. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo (*) đến đâu, khi mà nó trái về mặt nguyên tắc pháp luật đề ra, dân thôn Phụ Chính phản ứng lại quyết liệt, và có khả năng sẽ kiện đích danh cá nhân ông về việc “ký công văn chỉ đạo có dấu hiệu sai quy định, vi phạm quyền và lợi ích của công dân và cộng đồng dân cư đã được luật pháp quy định...”.

Chưa kể, các sai phạm của UBND huyện Chương Mỹ trước đó trong việc giẫm đạp lên thông tư 3419 của Bộ NN-PTNT, tự ý tịch thu tài sản của dân thôn Phụ Chính, dù đã khiếu nại thời gian dài nhưng không không đến được tai thành phố? Lý do là vì sao?

(*) Từ tháng 8/2007 đến nay, ông Nguyễn Thế Thảo giữ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đến tháng 01/2011 là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.


http://www.ijavn.org/2015/05/vntb-2-cay-sua-co-thu-2-cong-van-trai.html

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire