-->
Lưu ý
Tôi đã thêm vài ghi chú vào công trình này, theo thói
quen lười biếng của tôi ưa làm việc một cách rời
rạc. Những ghi chú này đôi khi xa rời chủ đề chính
khá nhiều để có thể đáng đọc cùng với nội dung
sách. Vậy nên tôi đã bỏ chúng vào cuối bài luận, còn
trong bài tôi đã cố gắng nhất có thể để đi theo con
đường thẳng nhất. Những người nào có can đảm bắt
đầu lại có thể thấy vui thích mà lùng sục thêm lần
nữa, và thử duyệt qua các ghi chú; cũng không có gì xấu
nếu những người khác không hề đọc chúng chút nào.
Luận về nguồn gốc và cơ sở của sự bất bình đẳng
giữa con người -
Mở đầu
Chính là tôi sẽ phải nói về con người, và vấn đề
mà tôi suy xét dạy tôi rằng tôi sẽ nói với con người;
vì rằng người ta sẽ không đặt ra những vấn đề
tương tự khi người ta sợ vinh danh sự thật. Vậy thì
tôi sẽ bảo vệ với lòng tin tưởng chính nghĩa của
nhân loại trước những vị hiền triết đang mời tôi
nói, và tôi sẽ chẳng bất bình với chính mình nếu như
tôi tự làm mình xứng đáng với chủ đề này và với
những người phán xét tôi.
Tôi quan niệm trong loài người có hai kiểu bất bình
đẳng, loại thứ nhất, mà tôi gọi là tự nhiên hoặc
là thể chất, vì nó được thiết lập bởi tự nhiên,
và nó bao gồm trong sự khác biệt về tuổi tác, sức
khỏe, sức mạnh thân thể và những phẩm chất của trí
tuệ, hay của tâm hồn; loại kia, mà ta có thể gọi là
bất bình đẳng về luân lý hay về chính trị, bởi vì
nó phụ thuộc vào một loại giao ước, và nó được
thiết lập, hay chí ít là được cho phép, bởi sự đồng
thuận của con người. Loại này bao gồm trong những đặc
quyền khác nhau, mà một số người thụ hưởng, trên sự
thiệt thòi của những người khác; ví dụ như là giàu
hơn, vinh dự hơn, hùng mạnh hơn những người khác, hoặc
thậm chí là khiến họ phải vâng lời.
Ta không thể hỏi đâu là nguồn gốc của bất bình đẳng tự nhiên, bởi câu trả lời đã được phát biểu ngay trong định nghĩa đơn giản của từ này. Ta càng ít nên tìm kiếm hơn để xem liệu có mối liên hệ chính yếu nào giữa hai loại bất bình đẳng này không, bởi vì, nói cách khác, điều đó có nghĩa là hỏi xem có phải những người chỉ huy nhất thiết là có giá trị hơn những kẻ tuân lệnh, và có phải là sức mạnh của thân thể hoặc của trí tuệ, sự khôn ngoan hay đức hạnh, vốn luôn tồn tại trong cùng những cá nhân, tỷ lệ thuận với uy quyền, hay là sự giàu có : câu hỏi này có lẽ là hay để khuấy động lên giữa những nô lệ được lắng nghe bởi chủ nhân của họ, nhưng nó không hợp với những con người có lương tri và tự do đang tìm kiếm sự thật.
-------------------------------------
-->
AVERTISSEMENT
J'ai ajouté quelques notes à cet ouvrage
selon ma coutume paresseuse de travailler à bâtons rompus. Ces
notes s'écartent quelquefois assez du sujet pour n'être pas bonnes
à lire avec le texte. Je les ai donc rejetées à la fin du
Discours, dans lequel j'ai tâché de suivre de mon mieux le plus
droit chemin. Ceux qui auront le courage de recommencer pourront
s'amuser la seconde fois à battre les buissons, et tenter de
parcourir les notes; il y aura peu de mal que les autres ne les
lisent point du tout.
Discours sur l'origine et les fondements de l'inégalité parmi les hommes -
Introduction
C'est de l'homme que j'ai à parler, et la
question que j'examine m'apprend que je vais parler à des hommes;
car on n'en propose point de semblables quand on craint d'honorer la
vérité. Je défendrai donc avec confiance la cause de l'humanité
devant les sages qui m'y invitent, et je ne serai pas mécontent de
moi-même si je me rends digne de mon sujet et de mes juges.
Je conçois dans l'espèce humaine deux
sortes d'inégalité, l'une, que j'appelle naturelle ou physique,
parce qu'elle est établie par la nature, et qui consiste dans la
différence d'âges, de la santé, des forces du corps et des
qualités de l'esprit, ou de l'âme, l'autre, qu'on peut appeler
inégalité morale ou politique, parce qu'elle dépend d'une sorte de
convention, et qu'elle est établie, ou du moins autorisée, par le
consentement des hommes. Celle-ci consiste dans les différents
privilèges, dont quelques-uns jouissent, au préjudice des autres;
comme d'être plus riches, plus honorés, plus puissants qu'eux, ou
même de s'en faire obéir.
On ne peut pas demander quelle est la source
de l'inégalité naturelle, parce que la réponse se trouverait
énoncée dans la simple définition du mot. On peut encore moins
chercher s'il n'y aurait point quelque liaison essentielle entre les
deux inégalités; car ce serait demander, en d'autres termes, si
ceux qui commandent valent nécessairement mieux que ceux qui
obéissent, et si la force du corps ou de l'esprit, la sagesse ou la
vertu, se trouvent toujours dans les mêmes individus, en proportion
de la puissance, ou de la richesse: question bonne peut-être à
agiter entre des esclaves entendus de leurs maîtres, mais qui ne
convient pas à des hommes raisonnables et libres, qui cherchent la
vérité.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire