dimanche 28 avril 2013

Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (11)


Khi ta nghĩ đến thể chất tốt của những người hoang dã, chí ít là của những người mà chúng ta đã không làm mất đi với các thứ rượu mùi mạnh, khi ta biết rằng họ hầu như không biết bệnh tật nào khác hơn là những vết thương, và tuổi già, ta sẽ rất muốn tin rằng người ta sẽ dễ dàng viết lịch sử bệnh tật của con người khi lần theo lịch sử của những xã hội văn minh. Ít nhất đó cũng là ý kiến của Platon, ông đánh giá, dựa trên một số phương thuốc được sử dụng hoặc tán thưởng bởi Podalyre và Macaon khi vây hãm thành Troie, rằng một số những bệnh tật, mà những phương thuốc này hẳn đã gây ra, đã chưa hề được biết đến khi đó nơi con người.


Với rất ít nguồn bệnh đau như vậy, con người trong tình trạng tự nhiên không hề cần đến chữa trị, và còn ít cần bác sĩ hơn nữa; loài người về phương diện này cũng không phải là trong những điều kiện tệ hơn so với những loài khác, và rất dễ biết được từ thợ săn là trong những cuộc săn họ có tìm thấy nhiều thú vật bị tật hay không. Rất nhiều người trong số họ tìm thấy những con vật đã từng nhận những vết thương đáng kể, chúng đã bị gãy xương, thậm chí là chân, và lành lại mà không cần nhà phẫu thuật nào khác hơn là thời gian, không chế độ chữa trị nào khác hơn là cuộc sống bình thường, và chúng không hề được chữa lành một cách kém hoàn hảo hơn, mà không bị dày vò bởi những vết rạch, đầu độc bởi thuốc gây nghiện, cũng như không bị kiệt sức vì kiêng ăn. Cuối cùng là, cho dù ngành y điều trị tốt có thể có ích như thế nào đi chăng nữa, thì ta luôn chắc chắn rằng nếu người hoang dã bị bệnh và bỏ rơi cho chính mình chỉ có thể hy vọng vào tự nhiên, thì ngược lại nó không có gì phải sợ hãi về bệnh đau của mình, điều này thường là khiến cho tình trạng của nó đáng được ưa chuộng hơn là tình trạng của chúng ta.
-----------------------------------

Quand on songe à la bonne constitution des sauvages, au moins de ceux que nous n'avons pas perdus avec nos liqueurs fortes, quand on sait qu'ils ne connaissent presque d'autres maladies que les blessures, et la vieillesse, on est très porté à croire qu'on ferait aisément l'histoire des maladies humaines en suivant celle des sociétés civiles. C'est au moins l'avis de Platon, qui juge, sur certains remèdes employés ou approuvés par Podalyre et Macaon au siège de Troie, que diverses maladies, que ces remèdes devaient exciter, n'étaient point encore alors connues parmi les hommes.



Avec si peu de sources de maux, l'homme dans l'état de nature n'a donc guère besoin de remèdes, moins encore de médecins; l'espèce humaine n'est point non plus à cet égard de pire condition que toutes les autres, et il est aisé de savoir des chasseurs si dans leurs courses ils trouvent beaucoup d'animaux infirmes. Plusieurs en trouvent-ils qui ont reçu des blessures considérables très bien cicatrisées, qui ont eu des os, et même des membres, rompus et repris sans autre chirurgien que le temps, sans autre régime que leur vie ordinaire, et qui n'en sont pas moins parfaitement guéris, pour n'avoir point été tourmentés d'incisions, empoisonnés de drogue, ni exténués de jeûnes. Enfin, quelque utile que puisse être parmi nous la médecine bien administrée, il est toujours certain que si le sauvage malade abandonné à lui-même n'a rien à espérer que de la nature, en revanche il n'a rien à craindre que de son mal, ce qui rend souvent sa situation préférable à la nôtre.






Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire