vendredi 5 avril 2013
Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (3)
Vậy chúng ta hãy bắt đầu bằng cách gạt ra ngoài tất cả các sự kiện, vì chúng không chạm tới vấn đề. Không nên coi các nghiên cứu, mà trong đó người ta có thể đi vào chủ đề này, như là những sự thật lịch sử, mà chỉ nên coi chúng như là những lập luận còn mang tính giả thuyết và tính điều kiện; chúng thích hợp để soi rọi bản chất của sự vật hơn là để chỉ ra nguồn gốc thật sự của sự vật, và chúng tương tự như những lập luận mà các nhà vật lý của chúng ta đang làm hàng ngày về sự hình thành của thế giới. Tôn giáo lệnh cho chúng ta tin rằng chính Thiên Chúa đã kéo con người ra khỏi trạng thái tự nhiên, ngay lập tức sau sự sáng tạo; họ bất bình đẳng bởi vì Ngài đã muốn họ như vậy; nhưng tôn giáo không cấm chúng ta hình thành những giả định rút ra từ duy nhất bản chất của con người và của chúng sinh xung quanh nó, về cái mà loài người đã có thể trở thành, nếu nó đã bị bỏ mặc cho chính mình. Đó là điều mà người ta yêu cầu tôi, mà tôi đề nghị suy xét trong bài luận này. Chủ đề của tôi hấp dẫn con người nói chung, nên tôi sẽ cố gắng để dùng một ngôn ngữ phù hợp với mọi quốc gia; hay đúng hơn là, quên đi thời gian và nơi chốn để chỉ nghĩ tới những con người mà tôi đang nói với họ, tôi sẽ giả định rằng mình đang đứng trong trường học Athènes, lặp lại những bài học của các bậc thầy của tôi, có những Platon và những Xenocrate làm người phán xét, và cả nhân loại đang lắng nghe.
--------------------------------------------
Commençons donc par écarter tous les faits, car ils ne touchent point à la question. Il ne faut pas prendre les recherches, dans lesquelles on peut entrer sur ce sujet, pour des vérités historiques, mais seulement pour des raisonnements hypothétiques et conditionnels; plus propres à éclaircir la nature des choses qu'à en montrer la véritable origine, et semblables à ceux que font tous les jours nos physiciens sur la formation du monde. La religion nous ordonne de croire que Dieu lui-même ayant tiré les hommes de l'état de nature, immédiatement après la création, ils sont inégaux parce qu'il a voulu qu'ils le fussent; mais elle ne nous défend pas de former des conjectures tirées de la seule nature de l'homme et des êtres qui l'environnent, sur ce qu'aurait pu devenir le genre humain, s'il fût resté abandonné à lui-même. Voilà ce qu'on me demande, et ce que je me propose d'examiner dans ce Discours. Mon sujet intéressant l'homme en général, je tâcherai de prendre un langage qui convienne à toutes les nations; ou plutôt, oubliant les temps et les lieux pour ne songer qu'aux hommes à qui je parle, je me supposerai dans le lycée d'Athènes, répétant les leçons de mes maîtres, ayant les Platons et les Xénocrates pour juges, et le genre humain pour auditeur.
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire