Vì sao phán quyết của hai toà án của hai nước mà vẫn không đủ giá trị để thi hành án ? Các bác có thấy luật pháp của Việt Nam kỳ cục, láo xược không ? Luật pháp là để bảo vệ ai ?
Các bác có thấy là khi toà án Pháp tuyên phải trả con, thằng Azaïs đã không kháng án, mà ôm con chạy ngay về Việt Nam không ? Vì nó biết là khi toà Pháp tuyên án thì sẽ phải giao con ngay lập tức cho dù có kháng án hay không kháng án, chứ không thể có chuyện vừa giữ con vừa kháng án ! Tuyên án của toà Việt Nam là cái mớ giấy lộn hay sao ? Rõ thật là "quan thấy kiện như kiến thấy mỡ !"
@ Thanh Huyền : Huyền tiếp tục nộp đơn kiện lên Lãnh sự quán Pháp và gửi đến toà án Pháp ở Albi (gửi thư bảo đảm), tố cáo thằng Azaïs vẫn không chấp nhận thi hành án, bắt cóc con gái, họ sẽ xử lý đấy ! Huyền cố lên ! Bọn toà án Việt Nam mà không xử đàng hoàng vụ này, mình sẽ không để cho chúng nó yên !
Vụ mẹ Việt sang Pháp đòi con: Vẫn còn gập ghềnh, gian nan
16/07/2017 08:12 GMT+7
-
Hơn một năm ròng theo đuổi vụ kiện đòi lại con và được Tòa án của hai
nước Pháp-Việt tuyên thắng kiện nhưng đến nay người mẹ Việt can đảm vẫn
chưa thể đón con gái về sum họp.Mặc dù đã được tòa hai nước tuyên thắng kiện nhưng đến nay con đường được nhận nuôi con của chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (32 tuổi, quê Khánh Hòa) vẫn còn gập ghềnh, khó khăn.
Cuối tháng 5/2017, Tòa Gia đình và
Người chưa vị thành niên đã mở phiên họp giải quyết việc “Yêu cầu công
nhận và cho thi hành bản án hôn nhân gia đình của Tòa án nước ngoài” về
quyền nuôi con là cháu Sara Thiên Kim (3 tuổi) con của chị Huyền và ông
Alex. Tuy nhiên, ông này vắng mặt không lý do.
Tại phiên họp,
chị Huyền cho biết chị và ông Alex có quan hệ tình cảm, chung sống như
vợ chồng từ đầu năm 2013. Hai năm sau, khi chị Huyền có thai được 6
tháng thì cả hai chia tay. Khi con chị Huyền được sinh ra, bệnh viện làm
2 bản giấy chứng sinh cho bé bằng tiếng Việt và tiếng Anh, mỗi người
giữ một bản. Tuy nhiên, một ngày sau khi bé Sara chào đời, bố đứa bé mang giấy chứng sinh bằng tiếng Anh cùng hộ chiếu photocopy của chị Huyền đến Lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM để làm giấy khai sinh cho bé kèm theo hộ chiếu. Đến tháng 11/2014 thì Alex mang con đi rồi không trả lại, dù chị Huyền đã nhiều lần yêu cầu.
Mặc dù được tuyên thắng kiện, chị Thanh Huyền vẫn chưa thể nhận lại con do có kháng án từ ông Alex |
Ngày 4/2/2015, chị Huyền nhận được thông tin từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh cho biết bé Sara Thiên Kim đã xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất bằng hộ chiếu của chị. Sau đó chị mới biết ông Alex đã đưa con sang Pháp.
Tuy nhiên, ông Alex không chấp hành phán quyết này của tòa mà lẳng lặng ôm bé Sara quay lại Việt Nam.
Theo chị Huyền, sau khi biết được tin con trở về Việt Nam và sống tại phường Thảo Điền (quận 2), chị đã chạy vạy khắp nơi để xin được thi hành bản án của tòa án Pháp tại Việt Nam. Chị cũng nhiều lần viết thư, cố gắng liên lạc với ông Alex nhưng không có kết quả. Nhiều lần chị Huyền tìm đến địa chỉ nhà của Alex tại quận 2 nhưng không ai chịu mở cửa tiếp đón
Một lần nữa chị làm đơn ra Tòa Gia đình và Người chưa vị thành niên đòi quyền nuôi con.
Tại phiên, chị Huyền khẳng định mình có đủ điều kiện để nuôi con. Chị đề nghị tòa chấp nhận kết quả của bản án Pháp, để được nhận nuôi con.
Tại phiên họp, đại diện VKS phát biểu căn cứ vào điều ước quốc tế và ký kết tương trợ tư pháp giữa Pháp và Việt Nam, ông Alex được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt, đề nghị tòa chấp nhận yêu cầu của chị Huyền, chấp nhận bản án của tòa án Pháp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, Tòa Gia đình và Người chưa thành niên TAND TP HCM cho biết, ngay sau khi nhận được phán quyết của Tòa, ông Alex đã kháng cáo toàn bộ quyết định công nhận và cho thi hành phán quyết của tòa án Pháp tại Việt Nam - buộc ông phải trả con cho chị Nguyễn Thị Thanh Huyền.Trong đơn gửi đến toà ông ALex không nêu cụ thể lý do kháng cáo.
Với kháng cáo này của ông Alex, chị Huyền vẫn chưa được nhận con gái về nuôi theo phán quyết của Tòa án hai nước.
http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/vu-me-viet-sang-phap-doi-con-van-con-gap-ghenh-gian-nan-384203.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire