(Bọn Trung Quốc thì thế nào chúng cũng phải ăn (thịt lợn) thôi ! Chẳng qua là chúng tìm cách thao túng, dìm giá, phá hoại mình ! Nếu mà dân mình giải cứu cho nhau, không để cho chúng tác oai tác quái, thì chúng sẽ phải chịu thúc thủ thôi !)
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nói gì về giá lợn tăng 45.000 đồng/kg
Đình Thắng Thứ Sáu, ngày 14/07/2017 13:00 PM (GMT+7)
Sự kiện: Khủng hoảng giá lợn
(Dân Việt) Sáng nay (14.7), ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) đã trao đổi với phóng viên Dân Việt về tình hình chăn nuôi sản xuất lợn, thị trường thịt lợn và dự báo diễn biến giá cả trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi. Ảnh: IT
Thưa ông, hiện nay giá lợn bán ra đã bắt đầu nhích lên,
có nhiều thông tin nhận định rằng trong thời gian tới giá lợn sẽ tăng
khá mạnh. Vậy đánh giá của Cục Chăn nuôi về vấn đề này như thế nào?-Thời điểm này giá lợn hơi đã tăng tương đối, dao động trong khoảng 35.000-38.000 đồng/kg, đây là mức giá đối với lợn tiêu chuẩn siêu nạc có trọng lượng từ 80-110kg/con. Việc tăng giá lợn trở lại đã có tác động tích cực không chỉ đối với người chăn nuôi lợn mà còn là tín hiệu tích cực cho cả ngành chăn nuôi lợn nói riêng và ngành chăn nuôi gia súc - gia cầm nói chung, bởi vì thịt lợn chiếm 65 - 70% trong cơ cấu sản phẩm toàn ngành chăn nuôi (bên cạnh gà, bò, trứng…), nên khi giá lợn tăng giá sẽ kéo theo sự chuyển mình tích cực của ngành chăn nuôi.
Trong vài ngày qua, có một số nhận định rất lạc quan về triển vọng tăng giá của thịt lợn thời gian tới, cụ thể thịt lợn có thể tăng đến mức 45.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn. Những kỳ vọng này theo ông liệu có cơ sở?
-Chúng ta đang kiểm soát tốt cung cầu trong thời gian qua. Nguồn cung tăng, cùng với đó người nuôi đang rất tích cực thải loại rất nhiều lợn nái, lợn con không đạt chất lượng. Nhu cầu tiêu thụ trong thời gian qua cũng tăng mạnh, đặc biệt hình thức tiêu thụ vô cùng phong phú, có được điều đó là nhờ chúng ta đã làm tốt trong chính sách tiêu thụ thịt lợn.
Ở nông thôn, người dân đã sử dụng hình thức đánh đụng thịt lợn, tức là nhiều nhà chung nhau mổ 1 con lợn để dùng. Ở thành phố cũng vậy, từ anh chị em khối công sở đến cư dân các khu chung cư, các bếp ăn tập thể cũng chung nhau tiền để mua được nhiều lợn với giá hợp lý hơn. Các Bộ, ban ngành cũng thúc đẩy tiêu thụ thịt lợn một cách tích cực như lực lượng quân đội, công an, liên đoàn lao động, các nhà máy công ty,…
Người dân cả nước chung tay hỗ trợ chăn nuôi lợn, nhiều điểm bán thịt lợn xuất hiện ở nhiều địa phương. Đây là những điểm mới trong tiêu thụ thịt lợn nội địa cần phát huy.
Cục
Chăn nuôi khuyến cáo các hộ nuôi không nên tăng đàn vào thời điểm này.
(Ảnh chụp tại hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn,
Hà Nội. Ảnh: Thu Hà)
Bên cạnh đó, tâm lý người chăn nuôi vững vàng hơn, họ không phụ thuộc
quá nhiều vào thương lái, vào các thông tin một chiều, vì vậy họ không
chịu nhiều áp lực từ sự ép giá của thương lái. Nhiều trang trại đã cân
nhắc thời điểm xuất bán, một số quyết định kìm hàng để chờ thị trường
tốt hơn nên lượng thịt lợn xuất chuồng không diễn ra tình trạng bán ồ ạt
như trước. Yếu tố tâm lý này của người nuôi đang ngày càng tốt lên, đây
cũng là điểm tích cực đáng ghi nhận.Nhận định về thị trường giá cả thịt lợn trong thời gian tới, theo tôi chúng ta nên bình tĩnh trước tín hiệu tăng giá lúc này. Từ giờ đến cuối năm, nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng cao, đặc biệt là thịt lợn, nguồn cung chúng ta đã kiểm soát được, với việc nhu cầu tăng, giá cũng sẽ tăng lên dần đều. Tuy nhiên để nhận định cụ thể mức tăng giá cần có nhiều yếu tố và phụ thuộc vào diễn biến thực tế từ thị trường.
Có thể thấy tín hiệu thị trường, giá bán thịt lợn đang tốt dần lên, trong lúc này, người chăn nuôi lợn đang rất cần những khuyến cáo, hướng dẫn cụ thể từ cơ quan quản lý, cụ thể là Cục Chăn nuôi. Vậy ông có khuyến cáo gì cho các hộ nuôi trong thời điểm này?
-Đúng là thị trường thị lợn đang tốt dần lên, tuy nhiên trước những tín hiệu này chúng ta không nên quá lạc quan, bởi sự tốt lên của thị trường không biểu hiện căn cốt về quan hệ cung cầu. Những tín hiệu tích cực của thị trường thịt lợn đang chỉ mang tính thời điểm, chưa ổn định.
Lúc này người chăn nuôi không nên tăng đàn, không tăng quy mô chăn nuôi. Với quy mô đàn nái và với năng lực sản xuất, công suất chuồng trại hiện có, chỉ cần chúng ta tăng khả năng quản lý chăn nuôi, tổ chức sản xuất tốt là đã có thể cho phép tăng thêm 30% sản lượng thịt để đáp ứng thị trường mà không cần phải tăng đàn. Vì vậy bà con không nên tăng đàn để tránh rủi ro. Chỉ cần tổ chức sản xuất tốt với những gì hiện có là hiệu quả sẽ tăng lên.
Điều đáng lưu ý là do thời gian qua, giá lợn xuống thấp nên người nuôi buông lỏng chăn sóc đàn lợn, buông lỏng tiêm vaccine phòng bệnh nên sức khỏe lợn hiện nay không được tốt. Vì vậy bà con cần tập trung tăng cường khâu kiểm soát dịch bệnh, nhất là sử dụng đầy đủ các loại vaccine, tiêu độc, khử trùng chuồng trại. Hơn nữa thời gian tới sẽ vào mùa mưa bão, khi đó độ ẩm lớn, mầm bệnh nhiều, kết hợp khối lượng vật nuôi trung chuyển lớn vào các tháng cuối năm sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh so với mọi năm.
Người dân chọn mua thịt lợn bình ổn giá tại một điểm "giải cứu" lợn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Phú Lãm
Vậy chúng ta có rút ra được bài học gì từ câu chuyện khủng hoảng giá lợn thời gian qua, thưa ông?-Những biến động trong chăn nuôi lợn thời gian qua là cơ hội rất tốt để những người quản lý và chăn nuôi nhìn nhận lại chính mình. Chúng ta phải xác định rõ là sản xuất cho thị trường, sản xuất vì thị trường. Đây là cơ hội để chúng ta tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết, chấm dứt kiểu làm ăn mạch ai nấy làm.
Đây cũng là cơ hội để ngành chăn nuôi triển khai nhanh các gải pháp tái cơ cấu, tổ chức mạnh sản xuất theo các chuỗi liên kết và điều chỉnh phương thức, đối tượng chăn nuôi cho phù hợp, như chăn nuôi truyền thống kết hợp với chăn nuôi hữu cơ gắn với giết mổ, chế biến sâu đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đủ cho các phân khúc thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Việc đàm phán xuất khẩu lợn sang Trung Quốc đang ở giai đoạn nào rồi, thưa ông?
-Quá trình đàm phán vẫn đang diễn ra đúng lộ trình. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta không phụ thuộc vào bất cứ một thị trường cụ thể nào. Một mặt chúng ta sẽ thúc đẩy tiêu thụ thị trường nội địa, mặt khác sẽ mở rộng ra nhiều thị trường khác để tiêu thụ sản phẩm.
Nhiều ý kiến cho rằng đây là lúc vai trò điều hành quản lý, định hướng của cơ quan quản lý nhà nước cần được thể hiện rõ nét và quyết liệt nhất. Vậy lúc này cơ quan quản lý nhà nước có những quyết sách và hành động gì giúp ổn định ngành chăn nuôi lợn, thưa ông?
-Ngành chăn nuôi và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thịt lợn đang đẩy mạnh xúc tiến mở thị trường cả trong nước và xuất khẩu, đồng thời sẽ xúc tiến xuất khẩu cả các sản phẩm chăn nuôi khác như thịt, trứng gia cầm. Nhiều doanh nghiệp đang chung tay cùng nhà nước xúc tiến mở rộng sang các thị trường Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc... Như vậy, chúng ta sẽ không phụ thuộc bất cứ một thị trường cụ thể nào.
Xin cảm ơn ông!
"Nếu không có gì trở ngại thì tháng 8 này, có thể có lô thịt gà đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản do Tập đoàn De Heus và Hùng Nhơn kết hợp với các đối tác Nhật Bản thực hiện. Ngoài ra, các công ty khác cũng đang xúc tiến khẩn trương để tham gia xuất khẩu thịt gà như CP Việt Nam, RTD, Ba Huân, Biển Đông…".
Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi
http://danviet.vn/nha-nong/pho-cuc-truong-cuc-chan-nuoi-noi-gi-ve-gia-lon-tang-45000-dong-kg-787439.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire