mercredi 4 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (3)

Nếu có lúc nào mà tôi đã tin tưởng vào thứ của phù phiếm ấy thì tôi cũng đã nhanh chóng vỡ mộng. Còn sự bất kiên định vĩnh cửu nào trong những phán xét của công chúng về tôi mà tôi chưa nếm trải ! Tôi quá xa cách công chúng ; chỉ phán xét tôi dựa trên tính thất thường hay lợi ích của những người làm điều đó, không tới hai ngày liên tiếp mà họ nhìn tôi với cùng một ánh mắt. Khi thì tôi là một con người tăm tối, lúc lại là thiên thần ánh sáng. Trong cùng một năm tôi thấy mình được ca tụng, đón mừng, tìm kiếm, thậm chí là ở triều đình, rồi lại bị mạt sát, hăm dọa, căm ghét, nguyền rủa : buổi tối người ta rình ám sát tôi trên đường, buổi sáng người ta báo rằng tôi có một bức thư đóng dấu của hoàng gia ! Tốt và xấu tuôn ra gần như từ cùng một nguồn ; tất cả đối với tôi chỉ là những bài ca mà thôi !

Tôi đã viết về những chủ đề khác nhau, nhưng luôn luôn dựa trên cùng những nguyên tắc ấy : luôn luôn là cùng một luân lý, cùng một đức tin, vẫn cùng những phương châm ấy, và thậm chí nếu ta muốn, vẫn cùng những ý kiến ấy. Tuy nhiên, người ta đã có những phán xét trái ngược nhau về những cuốn sách của tôi, hay đúng hơn về tác giả của những cuốn sách này, bởi vì người ta đã phán xử tôi trên những vấn đề mà tôi bình luận, hơn là trên những tình cảm của tôi. Sau « Bài luận » đầu tiên của tôi, tôi đã được coi là một con người mâu thuẫn, chơi trò chứng mình điều mà mình không tin ; sau « Thư về âm nhạc Pháp » của tôi, tôi được tuyên bố là kẻ thù dân tộc ; chỉ thiếu chút nữa người ta coi tôi là kẻ âm mưu ; chắc người ta sẽ tin rằng số phận của nền quân chủ được gắn liền với vinh quang của môn Nhạc kịch ; sau « Bài luận về sự bất bình đẳng », tôi đã là kẻ vô thần và chán ghét tha nhân ; sau « Thư gửi ngài d’Alembert », tôi trở thành người bênh vực đạo đức thiên chúa giáo, sau truyện « nàng Héloïse », tôi là người hiền dịu và ngọt ngào ; giờ đây tôi là một kẻ vô đạo ; sắp tới có lẽ tôi sẽ là một tín đồ.
------------------------------------------------------------------------------

Si j'eusse un moment compté sur un bien si frivole, que j'aurais été promptement désabusé ! Quelle inconstance perpétuelle n'ai-je pas éprouvée dans les jugements du public sur mon compte ! J'étais trop loin de lui ; ne me jugeant que sur le caprice ou l'intérêt de ceux qui le mènent, à peine deux jours de suite avait-il pour moi les mêmes yeux. Tantôt j'étais un homme noir, et tantôt un ange de lumière. Je me suis vu dans la même année vanté, fêté, recherché, même à la cour, puis insulté, menacé, détesté, maudit : les soirs on m'attendait pour m'assassiner dans les rues ; les matins on m'annonçait une lettre de cachet ! Le bien et le mal coulaient à peu près de la même source ; le tout me venait pour des chansons.
J'ai écrit sur divers sujets, mais toujours dans les mêmes principes ; toujours la même morale, la même croyance, les mêmes maximes et, si l'on veut, les mêmes opinions. Cependant, on a porté des jugements opposés de mes livres, ou plutôt de l'auteur de mes livres, parce qu'on m'a jugé sur les matières que j'ai traitées, bien plus que sur mes sentiments. Après mon premier Discours, j'étais un homme à paradoxes, qui se faisait un jeu de prouver ce qu'il ne pensait pas : après ma Lettre sur la musique française, j'étais l'ennemi déclaré de la nation ; il s'en fallait peu qu'on ne m'y traitât en conspirateur ; on eût dit que le sort de la monarchie était attaché à la gloire de l'Opéra : après mon Discours sur l'inégalité, j'étais athée et misanthrope : après la Lettre à M. d'Alembert, j'étais le défenseur de la morale chrétienne : après l'Héloïse, j'étais tendre et doucereux : maintenant je suis un impie ; bientôt peut-être serai-je un dévot.

2 commentaires: