dimanche 8 janvier 2012

Thư J.-J. Rousseau gửi Christophe de Beaumont (5)

Một người xứ Genève cho in một cuốn sách ở Hà lan, và theo lệnh của Nghị viện Paris, cuốn sách ấy bị đốt bỏ mà chẳng hề có sự tôn trọng đối với vị quân vương mà cuốn sách mang đặc quyền. Một người Tin lành phát biểu, ở đất nước theo Tin lành, những lời phản đối chống lại Giáo hội La mã, và ông ta bị phán quyết bởi Nghị viện Paris. Một người theo phái Cộng hòa phát biểu trong một nền cộng hòa những lời phản đối chống lại nhà nước quân chủ, và ông ta bị phán quyết bởi Nghị viện Paris. Nghị viện Paris hẳn phải có những ý tưởng kỳ lạ về uy quyền của nó, và nó tự cho rằng mình là người phán xét hợp pháp của cả nhân loại.  

Cũng cái nghị viện đó, vốn rất kỹ càng đối với dân Pháp về vấn đề trình tự tố tụng, lại lãng quên tất cả những thủ tục đó ngay khi liên quan đến một người ngoại quốc đáng thương. Không cần biết là người ngoại quốc đó có đúng là tác giả của cuốn sách không, có phải chính ông ta đã cho in nó không ; không cần xét đến tình trạng đáng buồn của ông ta, không hề thương xót đối với những đau khổ mà ông ta đang gánh chịu, người ta bắt đầu bằng việc ra lệnh bắt giữ ông ta : người ta lẽ ra đã lôi ông ta ra khỏi giường để tống vào những nhà tù nơi những kẻ ác độc đang rục xương : người ta thậm chí lẽ ra đã thiêu sống ông ta mà không hề lắng nghe ông ; bởi vì ai mà biết được liệu người ta có tiếp tục một cách hợp pháp hơn những tố tụng đã được bắt đầu một cách bạo lực như thế, mà xưa nay hầu như chưa từng thấy ví dụ nào, ngay cả ở xứ tòa án dị giáo. Như vậy là chỉ vì riêng mình tôi mà một tòa án vốn khôn ngoan như vậy đã quên đi sự khôn ngoan của chính nó ; chỉ để chống lại mỗi mình tôi, vốn cứ tưởng mình được yêu quý ở đó, mà cái dân tộc vốn thường tự khoe về sự hiền hậu của nó đã tự trang bị cho mình một sự mọi rợ kỳ lạ nhất. Chính là bằng cách như vậy mà nó biện minh cho sự ưu tiên của tôi giữa bao lựa chọn nơi tị nạn tương đương khác. Tôi không biết làm thế nào mà điều đó lại tương thích được với quyền của mọi người, nhưng tôi biết rõ rằng, với những thủ tục tố tụng như vậy, tự do của mỗi con người, và có lẽ cả mạng sống của người đó nữa, sẽ chỉ tùy thuộc vào lòng thương xót của bất cứ người in ấn nào.
--------------------------------------------------------------------
Un Genevois fait imprimer un livre en Hollande, et par arrêt du parlement de Paris, ce livre est brûlé sans respect pour le souverain dont il porte le privilège. Un protestant propose, en pays protestant, des objections contre l'Église romaine, et il est décrété par le parlement de Paris. Un républicain fait, dans une république, des objections contre l'état monarchique, et il est décrété par le parlement de Paris. Il faut que le parlement de Paris ait d'étranges idées de son empire, et qu'il se croie le légitime juge du genre humain.
Ce même parlement, toujours si soigneux pour les Français de l'ordre des procédures, les néglige toutes dès qu'il s'agit d'un pauvre étranger. Sans savoir si cet étranger est bien l'auteur du livre qui porte son nom, s'il le reconnaît pour sien, si c'est lui qui l'a fait imprimer ; sans égard pour son triste état, sans pitié pour les maux qu'il souffre, on commence par le décréter de prise de corps : on l'eût arraché de son lit pour le traîner dans les mêmes prisons où pourrissent les scélérats : on l'eût brûlé peut-être même sans l'entendre ; car qui sait si l'on eût poursuivi plus régulièrement des procédures si violemment commencées, et dont on trouverait à peine un autre exemple, même en pays d'inquisition. Ainsi c'est pour moi seul qu'un tribunal si sage oublie sa sagesse ; c'est contre moi seul, qui croyais y être aimé, que ce peuple, qui vante sa douceur, s'arme de la plus étrange barbarie : c'est ainsi qu'il justifie la préférence que je lui ai donnée sur tant d'asiles que je pouvais choisir au même prix. Je ne sais comment cela s'accorde avec le droit des gens, mais je sais bien qu'avec de pareilles procédures la liberté de tout homme, et peut-être sa vie, est à la merci du premier imprimeur.

20 commentaires:

  1. Về J.-J. Rousseau mình chỉ biết mỗi câu hát của Ga vơ rốt trên chiến lũy :
    Ta là chim non
    không là thừa lại
    lỗi này bởi tại
    Giăng giắc Rút sô
    ;)
    Không biết đã có tác phẩm nào của ông ấy được dịch ra tiếng Việt nhỉ

    RépondreSupprimer
  2. Hihi, bonjour, grande soeur Sonata,

    Em biết là có cuốn "Emile và bàn về vấn đề giáo dục" đã được dịch (để em xem lại ai dịch), cuốn "Về khế ước xã hội" (Du contrat social) cũng được dịch nhiều lần (Nguyễn An Ninh và Hoàng Thanh Đạm đều có dịch). Cuốn "Julie hay là nàng Héloïse mới" hình như cũng được dịch từ trước giải phóng, nhưng em tìm mà chưa thấy tăm hơi.

    Rousseau chắc là không được ưa thích lắm ở bên mình, vì nhiều lý do.

    RépondreSupprimer
  3. Julie dịch rồi, in hai tập, nếu tôi nhớ không nhầm thì là Hướng Minh dịch. "Émile" cũng có hai bản dịch, bản mới của NXB Tri Thức (Lê Hồng Sâm và một người nữa dịch", Sài Gòn trước đây cũng có một bản; cả "Contrat social" hình như SG cũng có một bản dịch khác nữa. Năm nay kỷ niệm to Rousseau, sẽ có "Confessions" đấy :)

    RépondreSupprimer
  4. Merci Nhị Linh vì thông tin quý ! Có thông tin gì thêm về Rousseau cho mình xin nhé, cảm ơn bạn trước. Đổi lại mình sẽ thử so sánh Flaubert và Stendhal xem sao, hihi.

    RépondreSupprimer
  5. hị hị để tôi cập nhật thông tin về "Les Confessions" cho bác. Thật ra năm nay tình hình kinh tế bết bát quá chứ không thì tôi cũng muốn làm "Rêveries d'un promeneur solitaire" nữa; thiếu tiền đúng là chả tính được gì :(

    bác tiến hành vụ Stendhal Flaubert đi, cần gì về các bản dịch ở VN thì cứ bảo tôi :pd

    RépondreSupprimer
  6. Tôi cũng không phải là chuyên gia về thế kỷ XIX đâu, nhưng cũng chuyên về Văn học so sánh. Thế bác Nhị Linh muốn tôi nói sơ sơ vài lời thôi hay là phát biểu có bài bản ? Tôi có đọc bản dịch tiếng việt "Madame Bovary" hồi xưa, cũng có đọc qua bản tiếng Pháp và có đọc "Le rouge et le noir" bản tiếng Pháp . Nếu để viết bài bản thì tôi phải đọc lại một chút cuốn của Flaubert.

    Thực ra tôi viết bằng tiếng Pháp dễ hơn, nhưng chắc tôi sẽ viết bằng tiếng Việt để cho bạn bè đọc với (với lại cũng ngại mấy chàng độc giả quậy không quen đọc tiếng Pháp littéraire, lại xông vào la lối um sùm). Hay là tôi viết tiếng Pháp nhờ bác Nhị Linh dịch sang tiếng Việt, ý bác thế nào ?

    RépondreSupprimer
  7. Nói vài lời thì có thể như thế này :

    Nếu phải chọn tựa đề cho bài luận của mình thì tôi sẽ chọn "Emma và Louise, người phụ nữ dại dột hay là người yêu lý tưởng ?". Trong đó người phụ nữ dại dột là Emma Bovary và người kia là Louise de Rénal. Bởi vì cùng nói về nhân vật nữ ngoại tình nhưng rõ ràng là thái độ của Flaubert và Stendhal là khác hẳn. Stendhal thiên về miêu tả nội tâm theo một cách như thể ông ấy là người trong cuộc (có thể tưởng tượng ông ấy chính là nhân vật Julien), còn Flaubert là người ngoài cuộc, ông ấy quan sát nhân vật của mình. Như vậy tôi đoán rằng văn Flaubert thiên về óc quan sát (vì lâu rồi tôi không nhớ rõ lắm). Nếu nhìn dưới góc độ ấy thì chúng ta thấy rằng Emma rất đáng thương (và cô ấy thực sự đáng thương). Thế mà với một kết cục cũng bi thảm gần như thế, thì Louise lại là một người yêu hạnh phúc. Tôi kết luận rằng Stendhal yêu nhân vật nữ của mình, còn Flaubert thì thương xót nhân vật của ông.

    Hai nhân vật này có nhiều điểm tương đồng và nhiều điểm trái ngược. Cả hai đều đẹp, đáng yêu, có gia đình. Nhưng Emma có chút học hành (sơ sài) do được giáo dục ở tu viện, và đọc nhiều sách tình sử ủy mị, điều đó khiến cô có nhiều mơ mộng không thực tế và Flaubert cho rằng đó chính là nguyên nhân của sự bất hạnh của cô ấy. Louise, hoàn toàn ngược lại, không được nói là có học hành gì, thậm chí là có vẻ ngoài hơn đơn giản, thậm chí có thể nói là ngốc (Stendhal nói), không đua đòi se sua như Emma, nhưng cuối cùng họ có một kết cục khá giống nhau. Như vậy ta có thể thấy rằng, trái ngược với Flaubert, Stendhal không nghĩ rằng việc học hành có ảnh hưởng gì đến bản chất và số phận của người phụ nữ.

    Mình tạm dừng, sẽ viết tiếp sau nhé !

    RépondreSupprimer
  8. Bác viết tiếng Pháp tôi dịch cũng được :p

    "Madame Bovary" có hai bản dịch tiếng VIệt đấy nhé, của Trọng Đức Đỗ Đức Dục và của Bạch Năng Thi, in cùng một năm luôn.

    Tôi được đào tạo về lý thuyết nhưng lại làm về văn học so sánh :d

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Mời bác Nhị Linh dịch nhé (tôi viết tiếp theo đoạn tiếng Việt ở trên, và sẽ còn tiếp tục phân tích nữa):

      La question qui se pose ici est de savoir si Louise de Rênal est vraiment une amoureuse heureuse comme son écrivain le croit. Elle est amoureuse certes, mais cela est-il suffisant pour la rendre heureuse ? On dirait qu’elle l’est puisqu’elle est aimée de son amant Julien, mais c’est plutôt qu’elle se croit être aimée de lui. Julien avec sa jeunesse et son ambition démesurée semble assumer difficilement le rôle d’un amoureux idéal. Stendhal tait d’ailleurs longtemps sur les mouvements d’âme de son héroïne pendant la période où Julien courait après son ascension sociale. Les moments de bonheur qu’elle éprouvait se condensaient en leur vie à Verrière, leur retrouvailles avant le départ de Julien à Paris et enfin leur dernière rencontre avant la mort de celui-ci. Si nous l’observons d’un regard extérieur comme Flaubert l’a fait, elle ne serait guère plus heureuse qu’Emma Bovary. Elle n’est heureuse que dans le regard de son écrivain, ainsi que par sa propre conscience du bonheur.

      Si nous nous convenons alors qu’aimer et se croire être aimé(e) sont les conditions du bonheur, il pourrait en déduire que Charles Bovary quant à lui est aussi un amoureux heureux, car il aime sa femme et se croit être aimé d’elle, et cela au moins jusqu’à la mort de celle-ci (il pardonne même à ses infidélités). Le bonheur de l’amour est dans ce cas là une conception très individuelle. Emma aurait donc toutes les chances d’être heureuse, ou moins malheureuse, si elle se construisait pour elle-même son bonheur dans l’ignorance totale de l’opinion des autres. Elle ne l’a pas fait, était-elle donc si simple qu’on le croyait ?

      S’il y a vraiment deux personnages qui se ressemblent ici, ce sera plutôt Emma Bovary et Julien Sorel. (à suivre)

      Supprimer
    2. chỗ "tait" đổi thành "gardait silence" có hay hơn không bác?

      Supprimer
    3. "taire" thì "điệu" hơn một chút ạ !

      Supprimer
    4. à phải là "garde silence" chứ :p

      chán quá dịch đến câu cuối thì laptop tắt phụt hic, để tôi thử tìm cách khôi phục

      Supprimer
    5. À "se taire" mới đúng ạ, tôi sửa câu mà quên không sửa verbe, cảm ơn bác!

      Supprimer
    6. tôi muốn dùng "taire quelque chose" ý là (dường như) cố tình không nói tới. "Se taire" thì hơi kém hay hơn một chút, vậy có lẽ dùng "garde(r) (le) silence" thì hay hơn.

      Supprimer
    7. thôi để mai dịch lại vậy, chán quá :(

      địa danh là Verrières chứ không phải Verrière ạ :p

      "leur retrouvailles" hay "leur retrouvaille" nhỉ?

      Supprimer
    8. Hihi, đúng là "Verrières" thật, còn "retrouvailles" thì luôn luôn số nhiều, nên phải là "leurs retrouvailles", merci bác!

      A tôi không hiểu là bác bị mất dữ liệu. Bác cứ từ từ đi !

      Tôi cũng muốn hỏi bác là nếu bác quan tâm đến dịch Rousseau, thì tôi với bác có thể hợp tác, mỗi người dịch 2 textes của ông ấy chẳng hạn, rồi xuất bản chung. Tôi kiểm tra phần tiếng Pháp bác kiểm tra phần tiếng Việt. Nếu bác chịu thì tôi sẽ thử đi kiếm tài trợ, còn phần xuất bản ở VN thì bác lo có được không ?

      Supprimer
    9. a hay quá, hihihi, chuis partant ;p ta sẽ bàn thêm nhé

      Supprimer
    10. bác gửi cho tôi cái mail vào đây nhé: nhilinhblog@gmail.com

      Supprimer
  9. Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Chị So nói :

      Bác Phulangsa chọn tựa đề cho bài luận là "Emma và Louis ..." gợi nhớ đến phim "Thelma và Louise" :)) Cũng là hai số phận bi thảm, cùng đường của hai người đàn bà, mạnh mẽ hay yếu đuối rồi thì cũng đến bước đường cùng :((

      @chị So : chị So gọi em là phulangsa nhé kẻo không khi em viết gì quậy quá gia đình họ hàng biết được lại mắng nhiếc em thì khổ hihi. Merci chị!

      Supprimer