dimanche 15 janvier 2012

Tranh luận về tiếng Pháp từ blog HY (tiếp theo)

Tôi lại phân tích tiếp câu sửa còn lại của chú Antoine

HY-LH : « j'ai entendu dire que le français en France et le français au Québec sont différents en quelque sorte, mais je ne sais pas comment. Savez-vous quelles sont les différences? »
= Tôi nghe nói là tiếng Pháp ở Pháp và tiếng Pháp ở Québec thì khác nhau, nhưng tôi không biết (chúng khác nhau) như thế nào. Bạn có biết sự khác biệt nào không ?

Antoine : « j’ai entendu dire qu’il existe certaines différences entre le français du Québec et celui de la France, mais je ne les connais pas. Les connaissez-vous ?

= Tôi nghe nói là có tồn tại một số /một vài sự khác biệt giữa tiếng Pháp của Québec và tiếng của Pháp, nhưng tôi không rành chúng. Bạn có rành chúng không ?
----------------------------------------------------------
Khi đọc lại câu của bác HY viết và tôi sửa, tôi vẫn còn cảm thấy thích thú vì câu cú và ý tưởng đều nhẹ nhàng, trau chuốt. Bây giờ xem chú Antoine biến nó thành cái gì nè :

Thay vì nói thẳng và giản dị là tiếng Pháp ở nơi nọ và nơi kia khác nhau, thì chú Antoine dùng một cấu trúc vô nhân xưng « il existe… » (nghĩa là "có tồn tại") rất là « vạn năng », tức là tầm thường, cũng giống như là « il y a » (có), hoặc là « c’est » (đây là) vậy.  Cấu trúc vô nhân xưng thường có tính khách quan, chung chung (neutre), dùng trong khoa học tự nhiên và y khoa thì ok, dùng trong văn thì dở, vì nó không có tình cảm.  (Đại khái như « anh yêu em » và « có tồn tại trong anh một tình yêu đối với em » vậy).

Chú Antoine dùng « celui » để tránh lặp lại « le français », thì cũng được, nhưng thực ra như vậy vẫn là lặp lại danh từ, dưới dạng đại từ chỉ định (pronom démonstratif) mà thôi.  Thường thì dùng đại từ như vậy khiến câu nặng nề. Danh từ mà lặp lại một lần thôi thì chưa có gì là dở cả, lặp lại nhiều lần thì mới thành vấn đề, vì chứng tỏ người viết có một vốn từ vựng hạn hẹp, không biết dùng các từ đồng nghĩa tương đương.

Tương tự hai chữ « les » của chú ấy trong hai mệnh đề cuối cùng đều là để dùng thay thế cho « les diffférences », như vậy chỉ trong hai câu thôi, mà đã có một từ « diffférences » được dùng tới ba lần, vụng không thể tả ! Nếu so với câu của bác HY và tôi, thì tôi dùng danh từ « diffférence » chỉ một lần, tính từ « diffférent » một lần, còn lần thứ hai là ẩn trong câu « je ne sais pas comment (ils sont différents) », nhưng tôi hoàn toàn có thể dùng một tính từ đồng nghĩa như là « dissemblant » chẳng hạn. Như vậy thì câu của chúng tôi trau chuốt hơn rất nhiều.

Kế tiếp là chú ấy thay động từ « savoir » bằng « connaître », không hiểu để làm gì. « Savoir » (nghĩa từ nguyên là « phân biệt ») nghĩa là biết đủ có thể phân biệt được, nhận ra được, « connaître » (nghĩa từ nguyên là « học để biết ») nghĩa là biết rành, biết sâu, có kiến thức về điều đó. Vậy mà sự khác nhau giữa tiếng Pháp được sử dụng ở Pháp và ở Québec là rất nhiều (chứ không phải chỉ có « một vài » cái như chú Antoine hiếu sai), và phải là chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ mới « biết rành » để chỉ ra được. Tôi cho rằng đây không phải là ý bác HY, bác ấy chỉ muốn hỏi xem chú ấy có biết chút gì hay không thôi.

Cuối cùng là chú ấy khá bất lịch sự vì đã sửa câu hỏi của bác HY mà không thèm trả lời (ít nhất thì cũng nói là « tiếc quá, tôi không biết » chứ), lịch sự kiểu Pháp (sinh viên trường Y có văn hóa) để đâu rồi ?

Ở blog bác HY tôi vì nể chủ nhà mà nhịn chú ấy như nhịn cơm sống, nhưng ở đây thì đừng hòng nhé !

Tôi sẽ còn viết thêm một billet (entry) nữa để tổng kết vụ này !

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire