mardi 2 juillet 2013

Luận về khoa học và nghệ thuật - JJR (22)


Các khu vườn của chúng ta được trang hoàng với những bức tượng và các phòng trưng bày với những bức tranh. Các bạn nghĩ là chúng thể hiện điều gì những kiệt tác này của nghệ thuật được trưng bày cho sự ngưỡng mộ của công chúng ? Những người bảo vệ tổ quốc ư ? hay là những con người còn vĩ đại hơn mà họ đã làm giàu cho tổ quốc bằng đức hạnh của họ ? Không. Đó là những hình ảnh của tất cả những sự lầm lạc của trái tim và của lý trí, được chăm chút rút ra từ thần thoại cổ, và được giới thiệu từ rất sớm cho sự tò mò của con trẻ của chúng ta; chắc hẳn là để cho chúng có trước mắt mình những hình mẫu của những hành động xấu, ngay cả trước khi biết đọc.

Từ đâu mà sinh ra tất cả những lạm dụng này, nếu không phải từ sự bất bình đẳng tang tóc giữa con người bởi sự danh giá của tài năng và sự hèn kém của đức hạnh ? Đó là hiệu quả hiển nhiên của tất cả sự học hành của chúng ta, và là hậu quả nguy hiểm nhất của nó. Người ta không hỏi về một người xem anh ta có lòng trung thực hay không, mà hỏi xem anh ta có tài năng không; cũng không hỏi về một cuốn sách xem nó có hữu dụng không, mà là nó được viết có hay không. Những phần thưởng được ban phát cho trí tuệ đẹp, và đức hạnh đành chịu không có vinh dự. Có hàng ngàn giải thưởng cho các bài luận hay, không có giải nào cho những hành động đẹp. Thì tuy nhiên người ta hãy nói cho tôi biết, liệu vinh quang gắn với bài luận hay nhất mà nó sẽ được đăng quang bởi Viện hàn lâm này có so sánh được với công trình đã lập ra giải thưởng hay không ?

Nhà hiền triết không chạy theo của cải, nhưng ông không vô cảm với vinh quang; và khi ông thấy nó được phân chia kém đến thế, thì đức hanh của ông, mà một chút thi đua đã có thể làm sôi động lên và trở nên có lợi cho xã hội, nó rơi vào suy nhược, và tắt ngấm đi trong sự nghèo khổ và lãng quên. Đó là cái điều mà về lâu về dài phải sản sinh ra ở mọi nơi việc ưa thích những tài năng dễ chịu hơn những tài năng hữu ích, và là điều mà kinh nghiệm đã khẳng định quá rõ từ sự canh tân của khoa học và nghệ thuật. Chúng ta có những nhà vật lý, hình học, hóa học, thiên văn học, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ; chúng ta không có công dân nữa; hoặc nếu chúng ta còn có họ, rải rác trong những vùng nông thôn bị bỏ quên, thì họ chết đi ở đó thiếu đói và bị khinh bỉ. Đó là tình trạng mà họ bị hạ thấp xuống, đó là những tình cảm mà họ nhận được từ chúng ta, những người cho chúng ta bánh mì và đem sữa cho trẻ con của chúng ta.

------------------------------------------------- 
 
Nos jardins sont ornés de statues et nos galeries de tableaux. Que penseriez-vous que représentent ces chefs-d'oeuvre de l'art exposés à l'admiration publique? Les défenseurs de la patrie? ou ces hommes plus grands encore qui l'ont enrichie par leurs vertus? Non. Ce sont des images de tous les égarements du coeur et de la raison, tirées soigneusement de l'ancienne mythologie, et présentées de bonne heure à la curiosité de nos enfants; sans doute afin qu'ils aient sous leurs yeux des modèles de mauvaises actions, avant même que de savoir lire.
D'où naissent tous ces abus, si ce n'est de l'inégalité funeste introduite entre les hommes par la distinction des talents et par l'avilissement des vertus? Voilà l'effet le plus évident de toutes nos études, et la plus dangereuse de toutes leurs conséquences. On ne demande plus d'un homme s'il a de la probité, mais s'il a des talents; ni d'un livre s'il est utile, mais s'il est bien écrit. Les récompenses sont prodiguées au bel esprit, et la vertu reste sans honneurs. Il y a mille prix pour les beaux discours, aucun pour les belles actions. Qu'on me dise, cependant, si la gloire attachée au meilleur des discours qui seront couronnés dans cette Académie est comparable au mérite d'en avoir fondé le prix ?
Le sage ne court point après la fortune; mais il n'est pas insensible à la gloire; et quand il la voit si mal distribuée, sa vertu, qu'un peu d'émulation aurait animée et rendue avantageuse à la société, tombe en langueur, et s'éteint dans la misère et dans l'oubli. Voilà ce qu'à la longue doit produire partout la préférence des talents agréables sur les talents utiles, et ce que l'expérience n'a que trop confirmé depuis le renouvellement des sciences et des arts. Nous avons des physiciens, des géomètres, des chimistes, des astronomes, des poètes, des musiciens, des peintres; nous n'avons plus de citoyens; ou s'il nous en reste encore, dispersés dans nos campagnes abandonnées, ils y périssent indigents et méprisés. Tel est l'état où sont réduits, tels sont les sentiments qu'obtiennent de nous ceux qui nous donnent du pain, et qui donnent du lait à nos enfants.


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire