Ông hoàng của tài hùng
biện là lãnh sự thành Rome, và người vĩ đại nhất, có
lẽ thế, trong số các triết gia, là quan chưởng ấn nước
Anh. Liệu ta có tin rằng nếu một người đã chỉ chiếm
được một ghế giảng trong trường đại học nào đấy,
và người kia chỉ nhận được một khoản trợ cấp ít
ỏi của Viện Hàn lâm; liệu người ta có tin, tôi nhắc
lại, rằng tác phẩm của họ sẽ không được cảm nhận
trong tình trạng của chúng ? Vậy thì cầu mong các vị
vua đừng bận lòng chấp nhận trong những hội đồng của
mình những người có năng lực nhất để cố vấn họ;
cầu cho họ từ bỏ cái định kiến cũ kỹ được phát
minh bởi lòng kiêu ngạo của những bậc Cao cả, rằng là
nghệ thuật dẫn dắt dân chúng thì khó hơn là nghệ
thuật chiếu sáng họ : như thể là sẽ dễ khiến cho
những con người làm tốt theo ý thích của họ hơn là
bắt buộc họ làm điều đó bằng sức mạnh.
Cầu cho những nhà thông
thái hàng đầu tìm được nơi nương náu vinh dự trong
những triều đình. Cầu cho họ đạt được ở đó phần
thưởng duy nhất xứng đáng với họ; đó là đóng góp
bởi chữ tín của họ cho hạnh phúc của những dân tộc
mà họ giảng dạy cho những người ấy sự khôn ngoan.
Chỉ khi đó ta sẽ thấy điều mà đức hạnh, khoa học
và quyền lực được làm cho sinh động bởi một sự
tranh đua cao quý, và hòa hợp với nhau cùng làm việc vì
hạnh phúc của loài người. Nhưng chừng nào mà uy quyền
sẽ đứng một mình một bên; những ánh sáng và sự khôn
ngoan đứng một mình ở bên khác, thì những nhà thông
thái sẽ hiếm khi nghĩ ra được điều gì vĩ đại, và
những ông hoàng sẽ còn hiếm khi làm được những điều
đẹp đẽ hơn, và dân chúng sẽ tiếp tục thấp hèn, hư
hỏng và bất hạnh.
Còn chúng ta, những
người tầm thường, mà trời đã chẳng hề chia cho những
tài năng lớn lao và số phận cũng không dành cho biết
bao vinh quang, chúng ta hãy ở lại trong bóng tối. Đừng
chạy theo một danh tiếng nó sẽ thoát khỏi chúng ta, và
trong tình trạng hiện tại của sự vật, nó sẽ không
bao giờ trả lại cho chúng ta những gì nó đã khiến
chúng ta trả giá, khi mà chúng ta có lẽ sẽ có được
tất cả những danh hiệu để đạt được nó. Tìm kiếm
hạnh phúc của chúng ta trong ý kiến của người khác để
làm gì nếu như chúng ta có thể tìm thấy nó nơi chính
chúng ta ? Hãy để cho những người khác sự chăm chút
dạy dỗ dân chúng về những bổn phận của họ, và hãy
tự hạn chế mình vào việc làm đầy những bổn phận
của mình, chúng ta không cần biết nhiều hơn thế.
Hỡi đức hạnh ! Khoa
học cao cả của những tâm hồn đơn giản, vậy là phải
cần bấy nhiêu cực nhọc và máy móc để nhận ra ngươi
ư ? Những nguyên tắc của ngươi đã không được ghi
khắc trong tất cả những trái tim, và không đủ để học
những luật lệ của ngươi khi tự trở về trong chính
mình và lắng nghe tiếng nói của lương tâm mình trong sự
im lặng của những đam mê ? Đó là triết học thực sự,
chúng ta hãy biết bằng lòng với nó; và không ghen ghét
vinh quang của những con người nổi tiếng mà họ trở
nên bất tử trong nền cộng hòa của chữ nghĩa, chúng ta
hãy cố gắng đặt giữa họ và chúng ta sự phân biệt
vinh quang này mà người ta nhận thấy giữa hai dân tộc
lớn; rằng một bên biết nói hay, và bên kia, biết làm
tốt.
(Hết)
---------------------------------------------------
Le prince de
l'éloquence fut consul de Rome, et le plus grand, peut-être, des
philosophes, chancelier d'Angleterre. Croit-on que si l'un n'eût
occupé qu'une chaire dans quelque université, et que l'autre n'eût
obtenu qu'une modique pension d'Académie; croit-on, dis-je, que
leurs ouvrages ne se sentiraient pas de leur état? Que les rois ne
dédaignent donc pas d'admettre dans leurs conseils les gens les plus
capables de les bien conseiller: qu'ils renoncent à ce vieux préjugé
inventé par l'orgueil des Grands, que l'art de conduire les peuples
est plus difficile que celui de les éclairer: comme s'il était plus
aisé d'engager les hommes à bien faire de leur bon gré que de les
y contraindre par la force. Que les savants du premier ordre trouvent
dans leur cours d'honorables asiles. Qu'ils y obtiennent la seule
récompense digne d'eux; celle de contribuer par leur crédit au
bonheur des peuples à qui ils auront enseigné la sagesse. C'est
alors seulement qu'on verra ce que peuvent la vertu, la science et
l'autorité animées d'une noble émulation et travaillant de concert
à la félicité du genre humain. Mais tant que la puissance sera
seule d'un côté; les lumières et la sagesse seules d'un autre, les
savants penseront rarement de grandes choses, les princes en feront
plus rarement de belles, et les peuples continueront d'être vils,
corrompus et malheureux.
Pour
nous, hommes vulgaires, à qui le ciel n'a point départi de si
grands talents et qu'il ne destine pas à tant de gloire, restons
dans notre obscurité. Ne courons point après une réputation qui
nous échapperait, et qui, dans l'état présent des choses ne nous
rendrait jamais ce qu'elle nous aurait coûté, quand nous aurions
tous les titres pour l'obtenir. A quoi bon chercher notre bonheur
dans l'opinion d'autrui si nous pouvons le trouver en nous-mêmes?
Laissons à d'autres le soin d'instruire les peuples de leurs
devoirs, et bornons-nous à bien remplir les nôtres, nous n'avons
pas besoin d'en savoir davantage.
O
vertu! Science sublime des âmes simples, faut-il donc tant de peines
et d'appareil pour te connaître? Tes principes ne sont-ils pas
gravés dans tous les coeurs, et ne suffit-il pas pour apprendre tes
lois de rentrer en soi-même et d'écouter la voix de sa conscience
dans le silence des passions? Voilà la véritable philosophie,
sachons nous en contenter; et sans envier la gloire de ces hommes
célèbres qui s'immortalisent dans la république des lettres,
tâchons de mettre entre eux et nous cette distinction glorieuse
qu'on remarquait jadis entre deux grands peuples; que l'un savait
bien dire, et l'autre, bien faire.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire