Bài luận
Hình thức đẹp thường lừa
dối.
Sự phục hồi của khoa học và
nghệ thuật đóng góp vào việc làm trong lành hay làm băng
hoại thuần phong mỹ tục ? Đây là điều cần phải xem
xét. Tôi nên bênh vực bên nào trong câu hỏi này ? Cái
bên mà, thưa các ngài, phù hợp với một con người lương
thiện không biết gì cả, mà cũng không kém quý trọng
mình vì thế.
Sẽ là khó khăn, tôi cảm thấy
như vậy, để làm thích ứng điều mà tôi phải nói ở
tòa án nơi tôi ra hầu. Làm sao dám trách cứ khoa học
trước một trong những hội đồng thông thái nhất của
Châu Âu, ca ngợi sự bất tri trước một Viện hàn lâm
nổi tiếng, và hòa giải sự khinh miệt đối với sự
học với lòng kính trọng dành cho các nhà thông thái thực
sự ? Tôi đã thấy những điều phiền toái này; và chúng
chẳng hề làm tôi chùn bước. Đây không phải là khoa
học mà tôi ngược đãi, tôi tự nhủ; đây là đức hạnh
mà tôi bênh vực trước những con người đạo đức. Sự
trung thực còn thân quý đối với những người tử tế
hơn là sự thông thái đối với những học giả. Vậy
thì tôi có gì phải sợ ? Ánh sáng của Hội đồng đang
lắng nghe tôi ư ? Tôi xin thú nhận; nhưng đó là sợ cho
cấu tạo của bài luận, chứ không phải cho tình cảm
của diễn giả. Những bậc công bình cao cả đã không
bao giờ chịu tự kết án chính mình trong những cuộc
thảo luận đáng ngờ; và vị thế có lợi nhất cho quyền
lợi chính đáng là được tự bảo vệ trước một hội
đồng chính trực và công minh, người phán xét trong chính
nghĩa của nó.
Thêm vào lý do đáng khích lệ
này, một lý do khác hòa vào khiến tôi quyết định : đó
là sau khi đã đứng về phía sự thật, theo ánh sáng tự
nhiên của tôi, cho dù thành công của tôi có là thế nào
đi chăng nữa, thì vẫn có một phần thưởng mà tôi
không thể thiếu : Tôi sẽ tìm thấy nó ở trong đáy tim
tôi.
--------------------------------------------------
Decipimur specie recti.
Le rétablissement des sciences et des arts a-t-il contribué à épurer ou à corrompre les moeurs? Voila ce qu'il s'agit d'examiner. Quel parti dois-je prendre dans cette question? Celui, messieurs, qui convient à un honnête homme qui ne sait rien, et qui ne s'en estime pas moins.
Il sera difficile, je le sens, d'approprier ce que j'ai à dire au tribunal où je comparais. Comment oser blâmer les sciences devant une des plus savantes compagnies de l'Europe, louer l'ignorance dans une célèbre Académie, et concilier le mépris pour l'étude avec le respect pour les vrais savants? J'ai vu ces contrariétés; et elles ne m'ont point rebuté. Ce n'est point la science que je maltraite, me suis-je dit; c'est la vertu que je défends devant des hommes vertueux. La probité est encore plus chère aux gens de bien que l'érudition aux doctes. Qu'ai-je donc à redouter? Les lumières de l'Assemblée qui m'écoute? Je l'avoue; mais c'est pour la constitution du discours, et non pour le sentiment de l'orateur. Les souverains équitables n'ont jamais balancé à se condamner eux-mêmes dans des discussions douteuses; et la position la plus avantageuse au bon droit est d'avoir à se défendre contre une partie intègre et éclairée, juge en sa propre cause.
A ce motif qui m'encourage, il s'en joint un autre qui me détermine: c'est qu'après avoir soutenu, selon ma lumière naturelle, le parti de la vérité, quel que soit mon succès, il est un prix qui ne peut me manquer: Je le trouverai dans le fond de mon coeur.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire