jeudi 30 mai 2013

Luận về khoa học và nghệ thuật - JJR (3)


Phần một

Quả là một cảnh tượng vĩ đại và đẹp đẽ khi nhìn con người theo cách nào đó ra khỏi hư không bởi những nỗ lực của chính mình; xua tan, bằng ánh sáng của lý trí những bóng tối trong đó tự nhiên đã bao bọc nó; vươn cao hơn chính bản thân mình; lao tới bằng trí tuệ cho đến những miền thượng giới; sải bước chân người khổng lồ, tựa như mặt trời, qua vòm rộng mênh mông của vũ trụ; và, điều còn lớn lao và khó khăn hơn nữa, trở về trong chính mình để nghiên cứu ở đó con người và biết được bản chất, nghĩa vụ và cứu cánh của nó. Tất cả những điều kỳ diệu này đều được lặp lại từ vài thế hệ.

Châu Âu đã rơi lại vào sự man rợ của những thời kỳ đầu tiên. Những dân tộc của cái phần này của thế giới, ngày nay đã được khai sáng đến thế, đã sống, cách đây vài thế kỷ, trong một tình trạng còn tồi tệ hơn là sự bất tri. Tôi không biết cái thuật ngữ khoa học nào, còn đáng khinh miệt hơn là sự bất tri, đã tước đoạt tên của tri thức, và chống lại sự trở về của nó bằng một vật cản hầu như là bất khả chiến bại. Cần phải có một cuộc cách mạng để đưa con người trở lại với lương tri thông thường; cuối cùng thì nó đã đến từ phía mà người ta ít chờ đợi nó nhất. Chính là kẻ theo đạo Hồi ngu ngốc, chính là cái tai họa vĩnh cửu của văn chương đã khiến chúng hồi sinh giữa chúng ta. Sự sụp đổ của ngai vàng Constantin đã mang tới nước Ý những mảnh vụn của Hy lạp cổ. Nước Pháp đến lượt mình giàu lên nhờ những hài cốt quý giá này. Nhanh chóng khoa học theo sau văn chương; nghệ thuật viết được nghệ thuật tư duy tới hội nhập; sự suy thoái có vẻ kỳ lạ và có lẽ chỉ là quá tự nhiên; và người ta bắt đầu cảm thấy lợi ích chính của sự nghiệp của các Nàng Thơ, đó là khiến cho con người hòa đồng hơn bằng cách gợi cảm hứng cho họ niềm mong muốn người này làm vui lòng người khác, bằng những công trình xứng đáng với sự tán thưởng lẫn nhau của họ.

Trí óc có những nhu cầu của nó, cũng như là cơ thể. Những nhu cầu của cái này là nền tảng của xã hội, của cái kia là niềm vui thú. Trong khi mà chính phủ và các đạo luật đảm bảo cho sự an toàn và khỏe khoắn của những con người hợp lại thì khoa học, văn chương và nghệ thuật, kém độc tài và có lẽ là hùng mạnh hơn, trải những vòng hoa trên những xiềng xích bằng sắt mà họ bị đè nặng, bóp nghẹt đi nơi họ cái tình cảm về sự tự do nguyên thủy mà vì nó họ dường như đã được sinh ra, khiến cho họ yêu ách nô lệ của mình và tạo nên từ đó cái mà ta gọi là các dân tộc văn minh. Nhu cầu dựng lên những ngai vàng; khoa học và nghệ thuật đã làm chúng vững mạnh. Hỡi những uy quyền của mặt đất, hãy yêu mên những tài năng, và bảo vệ những người chăm bón chúng (ghi chú 1). Hỡi các dân tộc văn minh, hãy chăm bón chúng : hỡi những nô lệ hạnh phúc, các người nợ họ cái sở thích thanh nhã và tinh tế này mà các người lấy được; sự êm dịu của cá tính và sự lễ độ của thuần phong mỹ tục khiến cho sự giao thiệp giữa các người thật bền chặt và dễ dàng; nói tóm lại,  những vẻ bề ngoài của tất cả mọi đức hạnh mà không có được một đức hạnh nào cả.  

------------------------------------- 
PREMIERE PARTIE
C'est un grand et beau spectacle de voir l'homme sortir en quelque manière du néant par ses propres efforts; dissiper, par les lumières de sa raison les ténèbres dans lesquelles la nature l'avait enveloppé; s'élever au-dessus de lui-même; s'élancer par l'esprit jusque dans les régions célestes; parcourir à pas de géant, ainsi que le soleil, la vaste étendue de l'univers; et, ce qui est encore plus grand et plus difficile, rentrer en soi pour y étudier l'homme et connaître sa nature, ses devoirs et sa fin. Toutes ces merveilles se sont renouvelées depuis peu de générations.
L'Europe était retombée dans la barbarie des premiers âges. Les peuples de cette partie du monde aujourd'hui si éclairée vivaient, il y a quelques siècles, dans un état pire que l'ignorance. Je ne sais quel jargon scientifique, encore plus méprisable que l'ignorance, avait usurpé le nom du savoir, et opposait à son retour un obstacle presque invincible. Il fallait une révolution pour ramener les hommes au sens commun; elle vint enfin du côté d'où on l'aurait le moins attendue. Ce fut le stupide Musulman, ce fut l'éternel fléau des lettres qui les fit renaître parmi nous. La chute du trône de Constantin porta dans l'Italie les débris de l'ancienne Grèce. La France s'enrichit à son tour de ces précieuses dépouilles. Bientôt les sciences suivirent les lettres; à l'art d'écrire se joignit l'art de penser; gradation qui paraît étrange et qui n'est peut-être que trop naturelle; et l'on commença à sentir le principal avantage du commerce des Muses, celui de rendre les hommes plus sociables en leur inspirant le désir de se plaire les uns aux autres par des ouvrages dignes de leur approbation mutuelle.
L'esprit a ses besoins, ainsi que le corps. Ceux-ci sont les fondements de la société, les autres en sont l'agrément. Tandis que le gouvernement et les lois pourvoient à la sûreté et au bien-être des hommes assemblés, les sciences, les lettres et les arts, moins despotiques et plus puissants peut-être, étendent des guirlandes de fleurs sur les chaînes de fer dont ils sont chargés, étouffent en eux le sentiment de cette liberté originelle pour laquelle ils semblaient être nés, leur font aimer leur esclavage et en forment ce qu'on appelle des peuples policés. Le besoin éleva les trônes; les sciences et les arts les ont affermis. Puissances de la terre, aimez les talents, et protégez ceux qui les cultivent (note 1). Peuples policés, cultivez-les: heureux esclaves, vous leur devez ce goût délicat et fin dont vous vous piquez; cette douceur de caractère et cette urbanité de moeurs qui rendent parmi vous le commerce si liant et si facile; en un mot, les apparences de toutes les vertus sans en avoir aucune.




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire