dimanche 5 mai 2013
Luận về nguồn gốc bất bình đẳng giữa con người - JJR (17)
Nhưng không viện đến những chứng cứ không chắc chắn của Lịch sử, ai mà không thấy là mọi thứ dường như đều tránh xa khỏi con người hoang dã sự cám dỗ và những phương tiện để hết còn hoang dã ? Trí tưởng tượng của nó không vẽ nên điều gì; trái tim không yêu cầu gì. Những nhu cầu nhỏ bé của nó được tìm thấy rất dễ dàng dưới tay nó, nó còn rất xa mức độ tri thức cần thiết để mong muốn đạt được tri thức lớn hơn, nên nó không thể có sự lo xa cũng như là sự tò mò. Cảnh tượng tự nhiên khiến nó thờ ơ, vì đã trở nên quen thuộc. Vẫn luôn là trật tự ấy, vẫn luôn là những sự trở lại ấy; nó không có trí óc để kinh ngạc trước những điều kỳ diệu lớn lao nhất; và không phải ở nơi nó mà ta cần tìm kiếm triết lý mà con người cần, để biết quan sát được một lần điều mà nó đã thấy hàng ngày. Tâm hồn nó, mà không gì khuấy động, chỉ giao phó cho tình cảm duy nhất về sự tồn tại hiện thời của nó, không có lấy một ý nghĩ nào về tương lai, cho dù gần thế nào chăng nữa, và những dự định, cũng thiển cận như tầm nhìn của nó, chỉ vừa trải dài cho đến hết ngày. Ngày nay mức độ lo xa của anh người Caraïbe vẫn còn là như vậy : buổi sáng anh ta bán chiếc giường bông của mình, và buổi tối đến khóc lóc xin mua lại, vì đã không dự kiến rằng anh ta sẽ cần đến nó vào đêm tới.
Càng chiêm nghiệm về chủ đề này, thì khoảng cách giữa những cảm giác thuần túy tới những tri thức đơn giản nhất càng lớn lên trước mắt chúng ta; và không thể nào quan niệm được làm thế nào mà một con người lại có thể, chỉ bằng sức lực của chính mình, không cần nhờ tới sự thông tin, và không có sự cần thiết kích thích, vượt qua được một khoảng cách lớn đến thế. Bao nhiêu thế kỷ có lẽ đã trôi qua, trước khi con người đủ tầm để thấy ngọn lửa khác hơn là lửa bầu trời ? Còn cần bao nhiêu nữa để những sự ngẫu nhiên dạy cho nó những công dụng thông thường nhất của nguyên tố này ? Bao nhiêu lần họ đã để nó tắt, trước khi học được nghệ thuật tái tạo nó ? Và bao nhiêu lần mỗi một trong số những bí mật này có lẽ đã chết đi với người đã khám phá ra nó ? Chúng ta sẽ nói gì về nông nghiệp, cái nghệ thuật cần bao nhiêu là lao động và lo xa; nó phụ thuộc vào các ngành khác nữa, nó rất dĩ nhiên là chỉ thực hành được trong một xã hội vừa mới bắt đầu, và nó không phục vụ cho chúng ta để rút ra từ đất những thực phẩm mà nó sẽ cung cấp tốt mà không cần tới nó, chứ không phải là buộc đất theo sở thích, thêm vào khẩu vị của chúng ta ? (Đoạn in nghiêng này tôi dịch hơi loạn xạ, xin các bác thông cảm, chờ tôi đi hỏi thầy tôi đã - phulangsa). Nhưng chúng ta hãy giả sử là con người đã nhân lên đến mức mà những sản xuất tự nhiên không đủ để nuôi họ nữa; giả thuyết mà, nhân tiện nói qua, sẽ chỉ ra một lợi thế to lớn cho loài người trong cách sống này; Giả sử rằng không có bễ lò rèn, không có công xưởng, những công cụ cày bừa đã từ trên trời rơi xuống tay những người hoang dã; rằng con người đã chiến thắng được lòng hận thù chết chóc mà tất cả họ đều cảm thấy đối với một lao động liên tục; rằng họ đã học cách dự đoán những nhu cầu rất xa của mình; rằng họ đã đoán ra cần phải canh tác đất, gieo hạt, trồng cây như thế nào; rằng họ đã tìm ra nghệ thuật xay lúa mì, ủ nho lên men; tất cả những điều mà họ đã cần được các vị thần chỉ dạy cho, vì không quan niệm được làm thế nào mà họ đã tự mình học được. Sau điều đó, ai sẽ là con người đủ điên rồ để tự hành hạ mình mà đi cày bừa một cánh đồng sẽ bị vặt trụi bởi kẻ đầu tiên mới tới, người hay thú vật thì cũng vậy, mà vụ mùa đó hợp với nó; Và làm thế nào mà mỗi người lại có thể quyết định trải cả đời mình làm một công việc nặng nhọc, mà vì không chắc chắn có thể gặt hái được thành quả, nên sẽ không cần thiết đối với nó nữa ? Nói gọn lại, làm thế nào mà hoàn cảnh này có thể khuyến khích con người canh tác đất, chừng nào mà đất chưa hề được chia sẻ giữa họ, nghĩa là, chừng nào mà tình trạng tự nhiên còn chưa bị thủ tiêu ?
-------------------------------------------
Mais sans recourir aux témoignages incertains de l'Histoire, qui ne voit que tout semble éloigner de l'homme sauvage la tentation et les moyens de cesser de l'être? Son imagination ne lui peint rien; son coeur ne lui demande rien. Ses modiques besoins se trouvent si aisément sous la main, il est si loin du degré de connaissances nécessaires pour désirer d'en acquérir de plus grandes qu'il ne peut avoir ni prévoyance, ni curiosité. Le spectacle de la nature lui devint indifférent, à force de lui devenir familier. C'est toujours le même ordre, ce sont toujours les mêmes révolutions; il n'a pas l'esprit de s'étonner des plus grandes merveilles; et ce n'est pas chez lui qu'il faut chercher la philosophie dont l'homme a besoin, pour savoir observer une fois ce qu'il a vu tous les jours. Son âme, que rien n'agite, se livre au seul sentiment de son existence actuelle, sans aucune idée de l'avenir, quelque prochain qu'il puisse être, et ses projets, bornés comme ses vues, s'étendent à peine jusqu'à la fin de la journée. Tel est encore aujourd'hui le degré de prévoyance du Caraïbe: il vend le matin son lit de coton, et vient pleurer le soir pour le racheter, faute d'avoir prévu qu'il en aurait besoin pour la nuit prochaine.
Plus on médite sur ce sujet, plus la distance des pures sensations aux plus simples connaissances s'agrandit à nos regards; et il est impossible de concevoir comment un homme aurait pu par ses seules forces, sans le secours de la communication, et sans l'aiguillon de la nécessité, franchir un si grand intervalle. Combien de siècles se sont peut-être écoulés, avant que les hommes aient été à portée de voir d'autre feu que celui du ciel? Combien ne leur a-t-il pas fallu de différents hasards pour apprendre les usages les plus communs de cet élément? Combien de fois ne l'ont-ils pas laissé éteindre, avant que d'avoir acquis l'art de le reproduire? Et combien de fois peut-être chacun de ces secrets n'est-il pas mort avec celui qui l'avait découvert? Que dirons-nous de l'agriculture, art qui demande tant de travail et de prévoyance; qui tient à d'autres arts, qui très évidemment n'est praticable que dans une société au moins commencée, et qui ne nous sert pas tant à tirer de la terre des aliments qu'elle fournirait bien sans cela qu'à la forcer en préférences, qui sont le plus de notre goût? Mais supposons que les hommes eussent tellement multiplié que les productions naturelles n'eussent plus suffi pour les nourrir; supposition qui, pour le dire en passant, montrerait un grand avantage pour l'espèce humaine dans cette manière de vivre; supposons que sans forges, et sans ateliers, les instruments du labourage fussent tombés du ciel entre les mains des sauvages; que ces hommes eussent vaincu la haine mortelle qu'ils ont tous pour un travail continu; qu'ils eussent appris à prévoir de si loin leurs besoins, qu'ils eussent deviné comment il faut cultiver la terre, semer les grains, et planter les arbres; qu'ils eussent trouvé l'art de moudre le blé, et de mettre le raisin en fermentation; toutes choses qu'il leur a fallu faire enseigner par les dieux, faute de concevoir comment ils les auraient apprises d'eux-mêmes; quel serait après cela, l'homme assez insensé pour se tourmenter à la culture d'un champ qui sera dépouillé par le premier venu, homme, ou bête indifféremment à qui cette moisson conviendra; et comment chacun pourra-t-il se résoudre à passer sa vie à un travail pénible, dont il est d'autant plus sûr de ne pas recueillir le prix, qu'il lui sera plus nécessaire? En un mot, comment cette situation pourra-t-elle porter les hommes à cultiver la terre, tant qu'elle ne sera point partagée entre eux, c'est-à-dire, tant que l'état de nature ne sera point anéanti?
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire